Vẻ đẹp hình tượng người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân

Nguyễn Đình Thi từng có những nhận xét về Nguyễn Tuân: “đây là một nhà văn suốt đời đi tìm cái Đẹp và cái Thật, tự nhận mình là người sinh ra để thờ Nghệ Thuật với từ viết hoa”.

Bạn đang đọc: Vẻ đẹp hình tượng người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân

Vẻ đẹp hình tượng người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân

Vẻ đẹp hình tượng người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân là nhà văn của cái đẹp hoàn mỹ, ở mỗi tác phẩm của ông đều là hành trình đi tìm cái đẹp ẩn dấu ở những sự vật bình thường nhất. Với Nguyễn Tuân, bất cứ ngành nghề nào sự vật nào đều có những vẻ đẹp cần được khai phá. Đoạn trích “người lái đò sông Đà” thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật của nhà văn. Người lái đò sông Đà được nghệ thuật hóa trở thành một người nghệ sĩ.

Người lái đò – một người anh hùng trên sông nước

Người lái đò được xây dựng thông qua những dòng văn miêu tả cuộc chiến với thiên nhiên hùng vĩ. Sông Đà là một con sông vô cùng hung bạo và dữ tợn, thiên nhiên khắc nghiệt với những bãi đá ngầm, những con thác, những xoáy nước chỉ chục chờ nuốt chửng con người. Lái đò là một nghề vô cùng nguy hiểm khi ngày ngày phải đối mắt với lưỡi hái của tử thần. Cuộc chiến đấu giữa người lái đò với thạch trận Sông Đà là một cuộc chiến gay go, quyết liệt và dữ dội. Đây không đơn thuần chỉ là một cuộc vượt thác, đây giống như một trận chiến sinh tử. Ở đó có sự giằng co giữa sự sống và cái chết. Chính Nguyễn Tuân từng nói, “Cưỡi lên thác Sông Đà là phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”. Câu nói thể hiện sự quyết liệt, gay cấn và hiểm nguy, giữa một bên là thạch trận Sông Đà, một bên là người lái đò. Thạch trận với đá hòn, đá tảng, với luồng nước con sóng. Thạch trận Sông Đà “lúc nào cũng đòi ăn chết cái thuyền” với người lái đò “tỏ rõ khí phách, bản lĩnh, dũng khí của người anh hùng”.

Tìm hiểu thêm: Truyện tranh Ba điều ước

Vẻ đẹp hình tượng người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân

Đó là lí do vì sao người lái đò được ví như một vị anh hùng trên sông nước, mỗi chuyến đi của ông đều như một trận chiến. Một mình một thuyền ông đã giao chiến như một dũng sĩ: “… hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gẫy cán chèo, võ khí trên cánh tay mình”, và sóng nước “thúc vào gối bụng và hông thuyền. Nguyễn Tuân đã miêu tả những lần lái đò của ông như một trận chiến thực sự với con thủy quái hung tợn, người lái đò tựa như người làm chủ thiên nhiên, với tư thế hiên ngang và đầy oai hùng. 

Người lái đò – một người nghệ sĩ thực thụ nơi núi rừng Tây Bắc

Nguyễn Tuân là nhà văn cả đời đi tìm và thưởng thức cái đẹp. Ông tìm thấy nét nghệ sĩ ở những người, những sự vật không thể ngờ tới. Trước cách mạng, Nguyễn Tuân tìm cái đẹp trong quá khứ vàng son của dân tộc, những nét văn hóa truyền thống trong tục xin chữ, thú uống trà đạo… Sau cách mạng, cũng như những nhà văn khác tìm được cội nguồn thật sự của văn học là nhân dân, Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp trong những con người lao động bình dị, trong nếp sống hằng ngày của họ. Hình ảnh người lái đò sông Đà được xây dựng đấy tính nghệ thuật, và chính người lái đò là một nghệ sĩ. Tác giả đã so sánh người lái đò sông Đà với người lái xe lao xuống dốc đèo tuy rất nguy hiểm nhưng người lái xe còn có phanh chân, phanh tay, có tiến lên, lùi lại “còn như cái thuyền mà lao xuống thác thì chả có cái phanh nào cả, chỉ có lao đi chứ không lùi lại, không lao trúng tim luồng nước thì thuyền quay ngang mà ụp, chứ không có lùi gì cả…” ,với những hình ảnh rất táo bạo, tác giả đã tả sông Đà thiên biến vạn hóa, mỗi chỗ như có một cái bẫy nguy hiểm riêng, đòi hỏi người lái đò phải có một cách ứng phó riêng.

Vẻ đẹp hình tượng người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân

>>>>>Xem thêm: Vang bóng một thời – Vẻ đẹp của một thời vàng son

Tác phẩm thể hiện con mắt lãng mạn và tính nghệ thuật cao. Công việc lái đò là một công việc bình thường, con mắt người thường không thể tìm ra tính nghệ thuật của nó, song Nguyễn Tuân đã rất tinh tường khi phát hiện ra cái đẹp. Người lái đó được miêu tả với tài nghệ phi thường, mỗi lần vượt sông như thể đang dạo nên một bản trường ca của đại ngàn, rất linh hoạt và nhẹ nhàng uyển chuyển. Ông tựa như một vị nhạc trưởng trên con thuyền của mình, điều khiển đến từng nhịp sông nước. Mọi hành động của ông đều nhanh nhẹn và dứt khoát. Các hình tượng nhân vật của Nguyễn Tuân đều được xây dựng rất đẹp, như Huấn Cao trong người tử tù, khi những người khác chỉ nhìn thấy đây là một tù nhân, Nguyễn Tuân lại nhìn thấy cái đẹp trong con chữ của Huẫn Cao, thể hiện nhân cách của một con người cả một đời tung hoành vì chính nghĩa.

Người lái đò mang trong mình vẻ đẹp bình dị của người lao động đời thường. 

Sau những buổi chiến đấu với con sông dữ dằn và hung tợn, người lái đò trở lại là một người lao động bình thường, giản dị, không ca ngợi về những điều đã qua. Như những nghệ sĩ chân chính, sau khi vắt kiệt sức mình để thai nghén nên tác phẩm không mấy ai tự tán dương về công sức của mình. Nhà văn Nguyễn Tuân đưa ra một lời nhận xét: “Cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy sự sống từ tay những cái thác, nên nó cũng không có gì là hồi hộp, đáng nhớ. Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo”. Những con người bình thường nhưng mang dáng dấp của một vị anh hùng, người nghệ sĩ thật sự, Biểu tượng cho những con người say mê với công việc, tình yêu với nghề nghiệp mà bất chấp hiểm nguy, vất vả. Nguyễn Tuân không gọi nhân vật với cái tên cụ thể, chỉ đơn giản là “ông lái đò”, tên gọi gắn liền với nghề nghiệp để khắc họa hình ảnh người lao động bình dị giống bao người khác. Trải qua bao khó khăn họ tìm về với bình yên với những đồng đội khác của mình.

Người lái đò sông Đà là một hình tượng nhân vật hoàn mỹ về mặt nghệ thuật. Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Nguyễn Tuân, người lao động bình thường trở thành những người nghệ sĩ thực thụ ngay trên mảnh đất quê hương của mình.

Thảo Nguyên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *