“Khác máu tanh lòng” là một câu thành ngữ không mới nhưng mỗi khi nhắc đến không khỏi khiến con người ta cảm thấy chạnh lòng và xót xa. Cùng chảy chung một dòng máu còn có thể hãm hại, lừa gạt nhau thì nói chi đến những người khác máu làm sao mà đối đãi tử tế với nhau được. Cũng vì “khác máu tanh lòng” mà biết bao nhiêu người đã phải chịu đau khổ và liệu rằng điều này có làm đánh mất đi những giá trị tốt đẹp xung quanh ta không?
Bạn đang đọc: Khác máu tanh lòng nghĩa là gì?
1. Ý nghĩa thành ngữ “Khác máu tanh lòng”
“Khác máu tanh lòng” được hiểu một cách đơn giản là những người không cùng huyết thống, không ruột thịt khi về chung một nhà thì rất hay đối xử tệ bạc với nhau, hoặc là những người chỉ lợi dụng nhau xong rồi qua cầu rút ván bỏ mặc người kia bơ vơ với những khó khăn – cơ cực. Dù là thời hiện đại hay thời xưa, chuyện “khác máu tanh lòng” vẫn thường xuyên xảy ra và điều đó cũng không hề xa lạ. Bên trong mỗi con người luôn tồn tại những tính cách được gọi là xấu xí, có người sẽ bộc lộ ra bên ngoài nhưng có người lại biết điều khiển nó dần trở nên tốt hơn. Mỗi người sinh ra đều đơn thuần và đầy tính thiện lương. Nhưng theo thời gian, môi trường và nhiều yếu xung quanh tác động biến chúng ta trở nên khác xa với những đức tính tốt đẹp đã mang ban đầu, có thể nói là trở nên xấu tính hơn.
Mỗi khi nhắc đến câu “Khác máu tanh lòng” thì không thể không nhắc đến mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu. Bởi lẽ đây là một mối quan hệ luôn có vấn đề xảy ra từ xa xưa, với những mâu thuẫn xảy ra hàng ngày trong gia đình khiến người chồng/ người con bị kẹt vào trong tình huống khó xử. Từ trước đến nay, mẹ chồng và nàng dâu hòa thuận được mấy người, toàn thấy đối nghịch nhau là nhiều. Mẹ chồng khó tính, khắc nghiệt với con dâu, con dâu lại hỗn láo với mẹ chồng. Cứ như thế, mối quan hệ càng ngày trở nên tệ hơn rồi dần đi vào ngõ cụt và rất khó để hòa giải. Tình huống ngược đời rất thường xảy ra, con dâu ngoàn hiền, chịu thương chịu khó thì gặp mẹ chồng cay nghiệt, còn cô con dâu đanh đá, đỏng đảnh thì lại gặp mẹ chồng hiền lương. Mỗi người một tính khí nên rất khó để dung hòa mà sống hòa thuận với nhau.
Tìm hiểu thêm: Truyện tranh Cậu bé Pinocchio
>>>>>Xem thêm: Những tác phẩm hay nhất thời kỳ hậu chiến
Trong bộ phim “Sống chung với mẹ chồng” của đài truyền hình Việt Nam, bà Phương là mẹ chồng của Vân cũng từng nói: “Vợ chỉ là một đứa xa lạ, ở đẩu ở đâu về đây. Không lấy đứa này thì đứa khác. Bà cũng từng làm dâu nhưng bà lại ích kỉ sợ con dâu cướp mất con trai của mình nên lúc nào cũng kiếm cớ khó khăn, trách móc con dâu. Trong những trường hợp như thế, gặp phải người chồng nhu nhược, không có chính kiến như trong phim thì coi như thất bại, chắc chắn vợ chồng rất dễ dẫn đến li hôn. Đó cũng chính là lí do mà người xưa lại có câu “Khác máu tanh lòng”. Mẹ chồng muôn đời không thương nổi con dâu vì nghĩ đó là người ngoài, còn một số con dâu thì cũng nghĩ tương tự như thế là mẹ chồng không phải mẹ ruột nên không cần đối xử tốt.
Dì ghẻ con chồng, dượng ghẻ con vợ cũng là một mối quan hệ minh chứng rõ ràng nhất cho câu “Khác máu tanh lòng”. Vì không cùng chung huyết thống, không phải do mình đẻ ra lại là con của người cũ từng thương khiến mối quan hệ này luôn dừng ở mức khắt khe và cay nghiệt. Mỗi ngày, chúng ta tiếp nhận biết bao nhiêu thông tin về những bà mẹ ghẻ, cha dượng hành hạ con riêng một cách tàn nhẫn và mất nhân tính. Như những người gần đây, ở quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra một vụ bé gái 8 tuổi bị “dì ghẻ” bạo hành đến tử vong, và điều khiến người ta phải tức giận hơn nữa là người cha lại không hề thương xót cho con gái mà lại bênh vực và che giấu cho tội ác của người dì ghẻ kia. Đến máu mủ ruột rà còn chẳng yêu thương nhau thì làm sao khác dòng máu lại thương nhau cho được.
Click ngay: https://sachhay24h.com/thanh-ngu-giot-nuoc-tran-ly-nghia-la-gi-a1482.html
2. Hãy để “Khác máu tanh lòng” chìm vào dĩ vãng
Để không còn xảy ra “khác máu tanh lòng” thì mỗi người trong mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, mẹ ghẻ – con chồng, cha dượng – con vợ,…nên suy nghĩ thoáng hơn một chút. Hãy suy nghĩ rằng cưới một cô con dâu cũng giống như có thêm một đứa con gái không mất công nuôi dưỡng, mẹ chồng chỉ cần dành tình thương thật lòng thì cô con dâu sẽ luôn chăm sóc tử tế cho mẹ. Còn cô con dâu cũng nên nghĩ rằng mẹ chồng chính là người sinh ra chồng mình, nếu thật sự thương chồng thì phải cảm ơn và thương luôn người phụ nữ ấy.
Giữa những người không cùng chung máu mủ thì việc yêu thương nhau sẽ cực kì khó khăn, tuy nhiên nếu mỗi người cố gắng và kiên trì một ít thì sẽ dần cảm thông và thấu hiểu nhau hơn, từ đó làm cho mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn. Dẫu là người lạ nhưng đã về chung một nhà thì đừng nên ghẻ lạnh, trù dập nhau. Đừng để cái xấu lên ngôi ngự trị làm mai một đi truyền thống, tinh thần giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau của dân tộc ta.
Dù những câu chuyện về “khác máu tanh lòng” vẫn diễn ra hàng ngày, người ta cũng trở nên quen dần với chân lý đó và cũng đã thôi bất ngờ khi gặp phải trường hợp như thế. Nhưng không phải vì thế, mà chúng ta bỏ qua những câu chuyện tốt đẹp từ những người không còn chung máu thịt. Vẫn còn rất nhiều gia đình nhận nuôi trẻ em bị bỏ rơi, những người xa lạ khốn khổ về chung mái nhà nương tựa lẫn nhau, những người “mẹ kế” nuôi nấng và dạy dỗ con chồng nên người, mẹ chồng yêu thương con dâu hơn cả con trai,…Và chúng ta hãy cùng nhau lên tiếng và phản ánh về vấn đề mẹ ghẻ, cha dượng hành hạ con riêng.
Có thể thấy được quan niệm “Khác máu tanh lòng” đem lại những hậu quả rất khủng khiếp. Chúng ta hãy sống biết yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh kể cả ruột thịt hay xa lạ. Có như thế thì những chuyện đau lòng sẽ không xảy ra nữa và cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn.