Trong cuộc sống, con người nếu muốn đạt được những thành quả mà mình đề ra ngoài việc có sẵn khả năng, năng lực thì phần nhiều còn lại sự cố gắng, chăm chỉ, nỗ lực của riêng bản thân từng người. Đôi khi nhờ vào sự cố gắng ấy mà con người vươn lên cho dù không được đánh giá về mặt năng lực. Để nói về điều này, ông cha ta có dạy rằng “Cần cù bù thông minh”. Vậy câu tục ngữ “Cần cù bù thông minh” nghĩa là gì? Có phải lúc nào “cần cù” cũng có thể bù được “thông minh”?
Bạn đang đọc: Giải thích câu tục ngữ “cần cù bù thông minh” có nghĩa gì?
“Cần cù bù thông minh” – câu tục ngữ phổ biến trong đời sống
1. Tục ngữ “Cần cù bù thông minh” có nghĩa gì?
Để đi sâu vào ý nghĩa của cả câu, chúng ta cần nên hiểu “cần cù” là gì? và “thông minh” là gì? “Cần cù” ở đây là một đức tính cần có của một người, nó thể hiện sự chịu khó, siêng năng, luôn nỗ lực học hỏi và rèn luyện bản thân dù ở bất cứ môi trường nào.
“Thông minh” được hiểu ý chỉ sự nhạy bén, là người có sự hiểu biết và khả năng ghi nhớ vượt trội, tiếp thu nhanh cũng như hiểu rõ mọi thứ. Có được sự nhanh nhẹn, nhạy bén giúp họ xử lý mọi tình huống một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Tìm hiểu thêm: Những tác phẩm nổi tiếng và hay nhất của Bác Hồ
‘Cần cù bù thông minh’ – đức tính tốt để thành công trong cuộc sống
Con người sinh ra có người sẽ có tố chất thông minh từ nhỏ, trời phú cho bản năng nhanh nhẹn nhưng cũng có người có tư chất bình thường nhưng đổi lại họ cố lực, cố gắng, họ “cần cù” để trở nên giỏi hơn mỗi ngày. Đó cũng chính là ý nghĩa của câu tục ngữ “Cần cù bù thông minh” mà ông bà ta muốn nhắn nhủ đến con cháu sau này. Nếu không xuất sắc như người ta thì hãy biết chăm chỉ, nỗ lực và rồi thành công sẽ đến với bạn, cho dù có muộn một chút thôi cũng chẳng sao. Ngược lại người thông minh, tài giỏi thiên bẩm nếu không chịu trao dồi bản thân, luyện tập thì sự thông minh ấy cũng dần bị mất đi mà thôi.
“Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”, mọi sự thông minh đều không có giá trị nếu không biết phát huy và cứ ỷ lại, không chăm chỉ đi tìm kiếm cơ hội. Và khi chúng ta cần cù, chịu khó nhưng phải biết lộ trình và mục tiêu rõ ràng chứ không hẳn cứ chăm chăm vào làm là được, phải hiểu rằng “cần cù bù thông minh” chứ không phải thay thế hẳn 100%, vậy nên việc trau dồi trí thức để bản thân trở nên tốt hơn là việc cần có, dù là sự chăm chỉ hay tài năng thì cũng đều cần thiết trong cuộc sống hôm nay.
2. Cần cù bù thông minh nhưng cần cù có đạt được thành công không?
Chăm chỉ, cần cù có thể bù thông minh nhưng để đến với thành công, không chỉ biết có cần cù mà bạn còn cần nhiều tố khác như: tài năng, trí tuệ, sự chăm chỉ, ý chí tiến thủ…Nhưng chắc chắn nếu bạn cần cù, chăm chỉ ngay từ những bước đi đầu, cộng với ý chí tiến lên chắc chắn bạn sẽ thành công sớm hay muộn mà thôi. Chỉ có nỗ lực mới giúp bạn tiến gần đến với ước mơ của mình. Bạn hãy nhớ một điều rằng không chỉ phải cố gắng một ngày hay một tháng, một năm mà sự cố gắng ấy phải được diễn ra liên tục và thường xuyên, dù có khó khăn thì bạn cũng cần phải kiên định hoàn thành công việc, biết rõ điều bản thân mong muốn là gì có như thế mới giúp bạn vượt qua mọi trở ngại. Còn nếu bạn chỉ hô hào phút đầu, cố gắng chưa được bao lâu đã ngừng nghỉ, suốt ngày nằm nhà hô hào những câu nói đạo lý mà không lao động thì bạn sẽ chẳng bao giờ thành công được.
3. Ở cuộc sống có phải ai cũng có đều có ý chí cần cù?
Trong xã hội, vẫn luôn tồn tại không ít người sống trong cảnh buông xuôi tất cả, họ cho rằng mình kém thông minh hơn người ta và tự ý xem mình như kẻ vô dụng, họ chưa bao giờ nghĩ rằng bản thân cần phải cố gắng, họ bắt đầu tiêu cực, buông xuôi và rồi trở thành gánh nặng cho xã hội. Ngạn ngữ có câu “Trên bước đường thành công không có dấu chân kẻ lười biếng”, vậy thì kết quả là gì chắc có lẽ bạn cũng đã biết. Những người làm biếng đều sẽ rất khó tồn tại trong cuộc sống. Trường hợp những người này đều có cùng kết quả với người thông minh hơn người khác nhưng chẳng bao giờ chịu cố gắng, chẳng bao giờ nhìn lại mình và xem mình đang ở đâu để mà cố gắng hay vươn lên cả. Cuối cùng tất cả đều thất bại và không nhận thấy bất cứ một giá trị nào bản thân trên cuộc đời này.
4. Những cách để rèn luyện được tính “cần cù”
“Cần cù” là một đức tính tốt, cần được phát huy nhiều hơn nữa. Chúng ta hãy học cách rèn luyện đức tính cần cù thông qua những hoạt động hàng ngày như:
-
Chăm chỉ, chịu khó làm việc và học hành một cách đều đặn, nghiêm túc hãy thể hiện mình là một người cần cù, chăm chỉ một cách thường xuyên trong bất cứ công việc nào nhất là trong lao động và học tập.
-
Hãy luôn biết quý trọng thời gian từ đó mới tạo ra đức tính chăm sóc, chịu khó lao động sản xuất trong học hành rèn luyện trí tuệ và luyện tài. Quý thời gian, siêng năng, cần chù mới có ý thức không để thời gian trôi qua một cách vô ích, vô vị.
-
Biết “dùi mài kinh sử”, biết suy nghĩ vận động, vươn lên học hỏi những điều mới, những kiến thức khoa học hiện đại.
>>>>>Xem thêm: Vẻ đẹp văn hoá truyền thống trong “Tương tư” – Nguyễn Bính
Cần cù giúp con người biết cố gắng và nỗ lực từng ngày để đạt được mong muốn
KẾT LUẬN
Câu tục ngữ “Cần cù bù thông minh” tới bây giờ vẫn còn giữ nguyên giá trị, là kim chỉ đường cho hàng triệu bạn trẻ ngày nay. Hãy nhớ một điều rằng nếu muốn thành công thì không có con đường nào khác là nỗ lực của chính bản thân, dựa vào sức mạnh và phải biết chịu khó, cần cù mỗi ngày và đừng bao giờ bản lòng, bạn nhé! Hãy luôn nỗ lực ngay từ hôm nay để không bỏ lỡ bất cứ giây phút nào hoài phí.
Hy vọng bài viết giải thích câu tục ngữ “Cần cù bù thông minh” nghĩa gì? đã thật sự giúp bạn giải đáp được những thắc mắc. Chúc bạn thành công trong cuộc sống, cảm ơn đã đón đọc bài viết của chúng tôi.
Xem thêm:
?
ì
?