La Phông-ten và những tác phẩm ngụ ngôn nổi tiếng nhất

La Phông-ten là một nhà văn nổi tiếng, có lẽ khi nhắc đến ông độc giả sẽ nhớ ngay đến những tác phẩm ngụ ngôn nổi tiếng thế giới. La Phông Ten có rất nhiều sáng tác với nhiều thể loại khác nhau từ truyện ngụ ngôn, thơ ngụ ngôn, kịch, tiểu thuyết,… Ở bài viết này Sách Hay 24h sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về những tác phẩm ngụ ngôn nổi tiếng nhất của La Phông Ten.

Bạn đang đọc: La Phông-ten và những tác phẩm ngụ ngôn nổi tiếng nhất

La Phông-ten và những tác phẩm ngụ ngôn nổi tiếng nhất

Tóm lược Tiểu sử tác giả La Phông-ten

Jean de La Fontaine (phiên âm Tiếng Việt: Giăng đờ La Phông-ten) (8 tháng 7 năm 1621 – 13 tháng 4 năm 1695) sinh ra tại Château-Thierry trong một gia đình người quản lý rừng. Bố mất sớm, ông thừa hưởng sự giáo dục đầy tự do và sâu rộng của mẹ. Từ bé ông đã sống giữa chiến tranh, yêu cảnh rừng núi và thú rừng hoang dã. Học luật xong ở Paris, ông trở về quê hương nối nghiệp cha quản lý khu rừng địa ngục, sống với những người dân đen lao động nghèo khó. La Phông-ten, những bài thơ của ông được biết đến rất rộng rãi vào thế kỷ 17. Một bộ phim nói về cuộc sống của ông đã được phát hành tại Pháp vào tháng 4 năm 2007 (Jean de La Fontaine – le défi). – Nguồn Wikipedia

Các tác phẩm truyện ngụ ngôn nổi tiếng của La Phông-ten

1. Kiến và ve sầu

Ngày xưa, Kiến và Ve Sầu là đôi bạn rất thân. Chúng cùng ở với nhau trên một cành cây khô. Thời ấy, thức ăn trên mặt đất còn thừa thãi nên ngày ngày chúng ăn xong lại rong chơi, tối lại cùng nhau ngủ trên cành cây.

Một đêm, trời bỗng dưng nổi cơn mưa bão, cây cối ngả nghiêng. Nước chút xuống như thác. Cành cây khô bị gãy, văng đi rất xa, văng cả đôi bạn thân xuống đất. Chúng phải cố sống cố chết bám lấy rễ cây để khỏi bị nước mưa cuốn đi.

La Phông-ten và những tác phẩm ngụ ngôn nổi tiếng nhất

Sáng hôm sau, trời lại quang đãng. Kiến và ve đều ướt lướt thướt, mình mẩy đau như dần. Kiến bỗng nảy ra một ý nghĩ: “Phải làm tổ để tránh mưa gió”. Kiến bàn bạc với Ve Sầu, Ve Sầu mỉm cười:

– Chúng ta từ trước tới giờ vẫn sống trên cành cây. Gió bão năm thì mười họa mới có một lần, hơi đâu mà làm tổ cho mệt xác.

Nhưng Kiến vẫn lo gió bão. Nó tìm môt gốc cây khá chắc để làm nhà, ngày ngày nó đi tìm mùn lá, đem lên xây đắp một kiểu nhà mới. Dưới ánh nắng hè gay gắt, công việc làm rất vất vả, nhưng Kiến không nản lòng. Còn Ve Sầu đã không làm với bạn thì chớ, lại còn chế nhạo bạn.

Mặc cho bạn chế giễu, Kiến cứ hì hục ngày này sang ngày khác và một tháng sau thì ngôi nhà xinh xắn đã hoàn thành. Nó nghĩ thương Ve Sầu, ngày nắng đêm sương, nên tha thiết mời Ve Sầu về cùng ở. Lúc đầu, vì không bỏ sức lao động ra, Ve Sầu cũng thấy ngượng ngùng thế nào ấy. Nhưng thấy Kiến khẩn khoản, mà ngôi nhà thì xinh xắn quá, nên nó cũng đồng ý.

Ve ở cùng Kiến, Ve Sầu chẳng chịu làm gì. Đến bữa thì đi kiếm ăn, ăn xong lại nằm hát nghêu ngao, mặc cho Kiến một mình hì hục quét dọn, xếp đặt nhà cửa cho ngăn nắp.

Kiến thường lo lắng đến mùa đông tháng giá, thức ăn khó kiếm, nên bàn với Ve Sầu: “Chúng ta đã có nhà ở rồi, nhưng chúng ta còn phải kiếm thức ăn để dành, khi mưa rét khỏi phải nhịn đói”.

Ve Sầu nói: “Thức ăn khối ra đấy, tích trữ làm gì cho mệt xác”. Kiến bực mình, để mặc Ve Sầu ở nhà ca hát, ngày ngày xuống đất kiếm mồi. Chẳng bao lâu, nhà Kiến đầy ăm ắp thức ăn dùng trong cả mùa đông chưa chắc đã hết. Nhưng trong khi Kiến đi tìm mồi, Ve Sầu ở nhà một mình thấy buồn, đi múa hát với đàn bướm, tối lại về nhà ngủ.

Một hôm, trời tối đã lâu, Kiến nóng lòng chờ bạn mà không thấy bạn về. Sáng sớm hôm sau, Kiến đi tìm Ve Sầu, nghe thấy Ve Sầu đang nghêu ngao trên cành lá, Kiến bò tới:

– Anh đi đâu mà cả đêm hôm qua không về nhà? Về đi thôi. Về mà xem, nhà rất nhiều thức ăn. Ta không lo gì mùa đông tháng giá nữa.

Ve Sầu đã không về thì thôi, lại còn mắng bạn:

– Anh ngu lắm. Thức ăn đầy rẫy thế này tội gì mà hì hục cho mệt xác. Anh xem tôi có chết đâu. Thôi từ nay anh mặc tôi. Ai lo phận nấy.

Kiến buồn bã ra về.

Ít lâu sau, lá rừng dần dần ngả màu vàng, chỉ hơi có gió nhẹ là thi nhau rụng tới tấp. Trời trở rét. Mưa tầm tã suốt ngày, gió bấc thổi từng cơn. Rét thấu xương. Ve Sầu không có chỗ trú, ướt như chuột lột, run như cầy sấy. Ve Sầu ngượng quá, không dám lại nhà Kiến nên lần mò đến nhà Ong xin ăn.

Nó vừa lò dò đến cửa thì Ong tưởng ve vào ăn cướp vội xông ra đốt. Ve Sầu đau quá, vừa chạy, vừa kêu khóc ầm ĩ. Bị Ong đốt nên mắt Ve Sầu lồi ra, mũi sưng vù lên và vì quá đói bụng nên bụng ve tuy to nhưng rỗng tuếch.

Bài học: Kiến và Ve Sầu ngợi ca sự chăm chỉ làm việc và giải thích những đặc điểm của Ve Sầu: mắt lồi, mũi sưng và bụng rỗng tuếch.

2. Hai con dê qua cầu

Dê Đen và Dê Trắng cùng sống trong một khu rừng nọ. Tình cờ một hôm, chúng có việc và phải đi qua một chiếc cầu. Chiếc cầu rất hẹp, chỉ đủ chỗ để cho một chú dê có thể đi được.

Dê Đen thì đi đằng này lại, còn Dê Trắng lại đi đằng kia sang. Con nào cũng muốn tranh sang trước.

Chúng cãi nhau và chẳng con nào chịu nhường con nào. Cuối cùng, mâu thuẫn không được giải quyết, chúng húc nhau. Cả hai đều rơi tõm xuống suối.

Tìm hiểu thêm: Viếng lăng Bác – Lời tâm sự của một người con Việt Nam

La Phông-ten và những tác phẩm ngụ ngôn nổi tiếng nhất

Bài học: Hai con dê qua cầu là bài học về sự nhường nhịn và sống đoàn kết trong cuộc sống của chúng ta.

3. Con quạ thông minh

Có một con quạ đang khát nước nước thì nó tìm được một cái bình có nước ở trong. Nhưng nước ít quá, cổ bình lại cao nữa, thành ra quạ không thể nào uống được.

Sau một lúc suy nghĩ, con quạ thông minh đã nghĩ ra một cách. Nó dùng mỏ của mình gắp từng viên sỏi bỏ vô bình. Cứ mỗi viên sỏi bỏ vào, nước lại từ từ dâng lên. Một lúc sau đã đầy gần đến cổ bình. Lúc này quạ ta đã có thể thò mỏ vào, tha hồ uống nước.

La Phông-ten và những tác phẩm ngụ ngôn nổi tiếng nhất

>>>>>Xem thêm: Bức tranh cảnh sắc mùa thu trong Thu điếu [Câu cá mùa thu]

Bài học: Truyện kể về sự khôn ngoan và kiên trì của con quạ, qua đó muốn nhắn nhủ đến chúng ta làm việc gì cũng cần phải cố gắng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *