Đôi mắt – Tác phẩm đánh dấu sự chuyển biến về phong cách của Nam Cao

Nam Cao, nhà văn của bi kịch, nổi tiếng với các tác phẩm viết về nông dân và người tri thức nghèo trong xã hội. Các tác phẩm của Nam Cao có thể được ví như giọt nước tràn li, đả kích sâu sắc vào một thực tại đã quá mục ruỗng, thối nát từ con người đến xã hội. Ta có thể kể đến tác phẩm Chí Phèo – kiệt tác được viết từ chuỗi dài những bi kịch, hoặc Đời thừa – sự tương phản sâu sắc giữa ý chí và hành động của con người. Trước cách mạng tháng 8, Nam Cao có phần bế tắc khi viết về những phận đời trong xã hội. Tuy nhiên, cũng như những nhà văn khác, sau cách mạng tháng 8, ông có sự chuyển biến sâu sắc về phong cách nghệ thuật của mình, thể hiện rõ nét trong tác phẩm Đôi mắt.

Bạn đang đọc: Đôi mắt – Tác phẩm đánh dấu sự chuyển biến về phong cách của Nam Cao

Đôi mắt - Tác phẩm đánh dấu sự chuyển biến về phong cách của Nam Cao

Niềm cảm hứng mới trong Đôi mắt

Cách mạng tháng 8 được ví là ngọn gió mới, căng tràn sức sống thổi vào hồn của những người nghệ sĩ. Ngọn gió của một kỉ nguyên mới, từ sự chịu đựng bị đàn áp, đến đấu tranh mạnh mẽ giành quyền độc lập. Nam Cao, không nằm ngoài cảm hứng của thời đại, chịu ảnh hưởng lớn bởi thành công của cách mạng tháng tám. Như một sự tái sinh nhiệm màu, hồn văn của Nam Cao sống lại một cuộc sống hoàn toàn mới, lạ lẫm những vẫn tràn đầy tính triết lí vốn có của nhà văn.

Tác phẩm “Đôi mắt” của Nam Cao thể hiện quan điểm sống, cái nhìn nhân sinh quan của tác giả trước thời thế, thể hiện cái nhìn của nhà văn trong sáng tác trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đôi mắt được xem là tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao lúc bấy giờ, nó thể hiện cái nhìn sâu sắc của tác giả, đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ trong phong cách của nhà văn. Khẳng định chức năng mới của văn học trong thời kì này – góp phần bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc.

Sự thay đổi về đề tài – vấn đề về điểm nhìn

Nam Cao là nhà văn chuyên viết về những người nông dân và tri thức nghèo. Ông dành trọn vẹn sự quan tâm của mình đến những bi kịch tồn tại trong cuộc sống của họ. Các tác phẩm của Nam Cao trước cách mạng tháng 8, tất cả đều chạm ngưỡng cao nhất của bi kịch. Bi kịch làm người, bi kịch tinh thần, Nam Cao ám ảnh cực độ với cái đói và cái tâm của con người. Ông nhìn ra sự quẩn quanh trong chính những bi kịch họ tạo ra cho mình, và thay họ gào thét. Tiếng thét vô vọng và không có đáp án. Song đối với Đôi mắt, đề tài tuy vẫn là những người tri thức nhưng ông đặt ra quan tâm về điểm nhìn:

“Anh trông thấy anh thanh niên đọc thuộc lòng bài “ba giai đoạn”, nhưng anh không trông thấy bó tre anh thanh niên vui vẻ vác đi để ngăn quân thù. Mà ngay trong cái việc anh thanh niên đọc thuộc lòng bài báo như một con vẹt biết nói kia, anh cũng chỉ nhìn thấy cái ngố bề ngoài của nó, mà không nhìn thấy cái nguyên cớ đẹp đẽ bên trong. Vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản.”

Tác phẩm là sự cố gắng trả lời những câu hỏi đang tồn tại song song trong xã hội, khi còn rất nhiều người chưa có niềm tin vào cách mạng. Nhân vật Hoàng quen sống cuộc sống sung túc, phong lưu thích đọc tiểu thuyết dài tập, thích nuôi chó, cũng mang tiếng nhà văn nhưng hầu như bao giờ viết được một tác phẩm nào có giá trị. Đôi mắt anh chỉ nhìn đời bằng một nửa, chỉ nhìn thấy cái dốt nát về chữ nghĩa của nhân dân, nhưng không nhìn thấy sự can trường của họ ngoài trận mạc; chỉ nhìn thấy sự lãnh đạo của cụ Hồ, không nhìn thấy được sự đoàn kết của dân tộc. Hoàng thờ ơ lãnh đạm, tuyệt đối hóa cá nhân và không bao giờ hòa nhập với kẻ khác, hắn không hiểu kháng chiến và đồng bào của mình.

Độ tràn đầy nhiệt huyết với thời cuộc, anh có một tâm thế hòa mình, sẵn sàng cống hiến, sẵn sàng hy sinh cho dân tộc. Một cái nhìn đầy tích cực, anh hiểu đồng bào của mình, hòa nhập vào thời đại mới, tượng trưng cho cái nhìn đa chiều. Đồng thời cũng tượng trưng cho lối sống mới ở trong một hoàn cảnh mới. Đôi mắt của anh tượng trưng cho tuyên ngôn nghệ thuật mới của Nam Cao:

“Nếu ta chỉ mãi đứng ngoài trông vào, mà không chịu xông pha, đi sâu vào đời sống, cùng chiến đấu, cùng tìm hiểu những người nông dân chất phác thật thà thì sẽ chẳng bao giờ phát hiện được những cái tốt đẹp đang tiềm ẩn bên trong những con người thô sơ, ít chữ ấy”

Tác phẩm đặt ra vấn đề về điểm nhìn, sự mâu thuẫn giữa những con người cùng một tầng lớp, sự đấu tranh giữa cá nhân và cộng đồng, giữa tồn tại và cống hiến.

Tìm hiểu thêm: Bi kịch văn sĩ Hộ trong tác phẩm Đời thừa của Nam Cao

Đôi mắt - Tác phẩm đánh dấu sự chuyển biến về phong cách của Nam Cao

>>>>>Xem thêm: Những câu Thành ngữ – Tục ngữ hay về con người và xã hội

Sự giải thoát cho những hình tượng nhân vật bi kịch

Nam Cao viết về bi kịch rất hay, rất đúng. Tác phẩm của ông lột tả chân thực nhất sự khốn cùng của các nhân vật, đặc biệt thể hiện qua sự tha hóa trong nhân cách của các nhân vật. Song với Đôi mắt, tác giả không tập trung vào bi kịch mà tập trung vào con mắt nhìn đời của họ. Giải phóng hoàn toàn những cái kết bế tắc. Bộc lộ niềm tin của người trí thức trong cách mạng, ánh nhìn tích cực của họ đối với quần chúng nhân dân, những người đa phần ít học, nhưng có sức mạnh quật khởi, lòng hăng hái, truyền thống đánh giặc giữ nước đã ăn sâu vào máu thịt, mà không một kẻ thù nào có thể chiến thắng

Đây là tuyên ngôn về “nguồn cảm hứng mới cho văn nghệ”, khuyến khích người làm nghệ thuật phải biết đi sâu, lội sâu vào đời sống nhân dân con người, vạch những cái xù xì, thô kệch để tìm những viên ngọc tiềm ẩn bên trong, ví như tấm lòng hoạt động, cống hiến hết mình cho cách mạng. Và tránh xa cái thói ích kỷ, phân biệt, miệt thị chỉ vì họ không giống mình, chỉ vì cho họ là những kẻ lỗ mãng, thất phu, không xứng được tìm hiểu tôn trọng.

Đôi mắt một lần nữa là một tác phẩm đầy tính triết lý, được xây dựng trên những mâu thuẫn, đồng thời góp phần định hướng cách mạng cho những người còn lầm đường lạc lối thời bấy giờ. Tác phẩm tràn ngập lý tưởng cách mạng cao cả.

Thảo Nguyên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *