Câu tục ngữ Con giun xéo lắm cũng quằn có ý nghĩa là gì?

Câu tục ngữ “Con giun xéo lắm cũng quằn” cũng không còn xa lạ gì nữa với người dân Việt Nam. Thậm chí nó còn được mọi người sử dụng rất thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng nếu bạn vẫn chưa thực sự hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ này thì hãy để bài viết dưới đây giúp bạn.

Bạn đang đọc: Câu tục ngữ Con giun xéo lắm cũng quằn có ý nghĩa là gì?

1. Ý nghĩa của câu “Con giun xéo lắm cũng quằn”

Giun đất là một loài động vật không xương sống, chúng có vai trò to lớn đối với ngành công nghiệp do chúng làm đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu của đất. Không chỉ thế mà hình ảnh con giun cũng thường được xuất hiện trong các câu tục ngữ. Con giun thường rất thẳng nhưng nếu con người chúng ta cứ cố gắng chọc ghẹo, giày xéo nó thì cũng sẽ đến lúc nó không thể chịu đựng được mà quằn mình lại. Cũng từ đó mà có câu tục ngữ “Con giun xéo lắm cũng quằn” để ẩn dụ cho hình ảnh con người khi vượt qua giới hạn của bản thân thì sẽ biến thành một con người rất khác.

Tìm hiểu thêm: Những câu Thành ngữ – tục ngữ hay về vợ chồng

Câu tục ngữ Con giun xéo lắm cũng quằn có ý nghĩa là gì?

>>>>>Xem thêm: Những Bài Thơ Hay Nhất Của Nhà Thơ Nguyễn Khuyến

Giống như có những người vốn dĩ rất hiền lành, ít nói và thậm chí là như vô hình trong các mối quan hệ xung quanh. Họ luôn lầm lũi, lặng lẽ và có thể khi gặp chuyện với một người hung hăng, mạnh mẽ hơn họ, họ sẽ sẵn sàng chịu im lặng bỏ qua mọi chuyện vì họ nghĩ mình không có sức sát thương đối với ai. Cũng chính vì thế mà mọi người xung quanh gần như quên mất sự tồn tại của họ và quên luôn cả cảm xúc của họ. Để đến một ngày nào đó, mọi chuyện dần dần đi quá sức chịu đựng thì cái người mà luôn hiền lành ấy lại trở thành một con người hoàn toàn khác, có thể nói là sẽ trở nên độc ác hơn bất cứ ai. 

Thật ra đây là một điều hết sức bình thường trong cuộc sống này. Một quả bóng nếu bơm căng quá sẽ bị nổ, tờ giấy bị vờ nát thì không có cách nào để nó phẳng phiu lại như lúc ban đầu và lòng người cũng như thế, một khi đã thay đổi cảm thấy mất niềm tin thì không có cách nào lấy lại được. Chúng ta phải học cách chấp nhận mọi sự thật đó và xem nó như một phần của cuộc sống này.

2. Giới hạn của sự chịu đựng của con người

Cuộc đời không bao giờ như ta nghĩ, sẽ có đôi lúc xuất hiện những điều khắc nghiệt và trái ngang dồn ép ta vào bước đường cùng. Đối diện với những hoàn cảnh khó khăn đó dễ làm cho tâm ta xao động, bất an và cáu gắt. Tùy vào sức chịu đựng của mỗi người nông cạn mà có những hành xử khác nhau. Nếu ta có sự chịu đựng lớn thì sẽ dễ dàng chấp nhận và vượt qua những cảnh trái ý nghịch lòng, và ngược lại, nếu sự chịu đựng của ta bé nhỏ thì dễ phản ứng và bực bội trước những cảnh bất như ý. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp, sức chịu đựng của người đó rất lớn nhưng bị tác động quá nhiều và dồn ép họ đến mức đi quá giới hạn của người đó và khiến người đó trở thành một người khác xa với người mà chúng ta quen biết giống như câu tục ngữ “Con giun xéo lắm cũng quằn” ở phía trên.

Ở đời có việc nhỏ như sợi tóc nhưng hậu quả thì sóng to gió lớn đối với người có khả năng chịu đựng ít ỏi, có những chuyện tuy thấy lớn lao nhưng sẽ chẳng là gì cả với người có sức chịu đựng không giới hạn. Lại nói đến câu tục ngữ “Con giun xéo lắm cũng quằn”, tại sao có những người trong có vẻ rất bình thường và vô hại nhưng khi họ tức giận lên, chúng ta lại thấy họ vô cùng đáng sợ đến như vậy. Bởi vì sự chịu đựng nào cũng có giới hạn của nó cả, đừng cố áp bức, ăn hiếp người khác khi thấy họ nhẫn nhịn cho qua và cũng đừng quá hiền lành và tin người. 

Nhẫn nhịn là sức mạnh, chịu đựng là can đảm. Nhưng có nhiều người lại hiểu lầm nhẫn nhịn là hèn nhát và chịu đựng chính là yếu đuối. Sức mạnh ở đây không phải là ta phải hơn người khác về thể chất mà chính là có thể chịu đựng được những việc nghịch lòng và tha thứ được cho người làm ta khổ sở. Đôi khi, nhẫn nhịn quá mức lại khiến bản thân của mình trở nên yếu đuối và nhu nhược. Các bạn nên học cách nhẫn nhịn đúng lúc đừng để người khác bắt nạt, lợi dụng mình. Ai đối xử với mình như thế nào thì mình đáp lại như thế ấy, tốt hay xấu là do người đối diện mà ra. Tất nhiên ngay lần đầu gặp mặt vẫn luôn tử tế với người đối diện, rồi sau đó hãy xem xét thái độ và hành xử của người ta để đối đáp cho đúng đắn, nếu tấm lòng của mình không được họ trân trọng thì sẽ dừng lại.

Qua câu tục ngữ “Con giun xéo lắm cũng quằn”, chúng ta có thể đúc kết được bài học theo hai hướng. Đầu tiên chính là vạn vật đều có giới hạn riêng của nó, khi bạn chạm đến giới hạn đó thì bạn sẽ bất ngờ. Vậy nên, làm gì cũng nên vừa phải, đừng để quá sẽ không tốt. Trước khi muốn làm việc gì đó cũng nên suy nghĩ kĩ, đừng để bản thân phải cảm thấy hối hận vì những chuyện đã xảy ra mà mình không thể làm gì để thay đổi được nó. Còn bài học thứ hai chính là hãy luôn sống hiền lành, nhẫn nhịn, chịu đựng cho qua những chuyện không đáng, đừng vì chuyện bé xé ra to rồi dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Nhưng vẫn nên đặt ra giới hạn riêng của mình để có thể can đảm đứng lên bảo vệ bản thân trước những điều xấu xa mà người khác có thể bịa đặt để hãm hại bạn. 

Câu tục ngữ “Con giun xéo lắm cũng quằn” tuy ngắn nhưng ý nghĩa ở đằng sau nó rất lớn và sâu sắc. Mỗi chúng ta nên rèn luyện mở rộng tâm mỗi ngày, đừng vung vãi đến người khác những điều lầm lỗi và hơn thua, khi sức chịu đựng quá giới hạn thì con người sẽ đổi thay và không còn là chính mình nữa. Gánh nặng của kiếp người quá lớn rồi, đừng nên gieo thêm những thù hận nữa để cuộc sống bớt mệt mỏi. Sống trên đời, cốt để vui vẻ là đủ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *