Người Việt Nam chúng ta có rất nhiều đạo lý đẹp đẽ được truyền tụng từ đời này sang đời khác, và một trong những đạo lý tốt đẹp ấy là tôn sự trọng đạo. Tôn sư trọng đạo không chỉ còn là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống văn hoá tốt đẹp của cả dân tộc Việt Nam, giúp mỗi con người chúng ta nhớ về những người thầy, người cô đã có câu dạy dỗ chúng ta nên người. Để nhắc nhở con cháu nhớ về truyền thống tốt đẹp ấy, có một câu ca dao được chúng ta bàn luận nhiều cho đến tận ngày nay: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Vậy bạn đã thật sự hiểu ý nghĩa câu “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” chưa? Hãy cùng ôn lại ý nghĩa câu ca dao trong bài viết sau.
Bạn đang đọc: Ý nghĩa câu “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Câu ca dao thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Ý nghĩa của câu “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Trước hết để hiểu ý nghĩa của cả câu ca dao, chúng ta cần phân tách nghĩa của từng từ trong câu. Từ “sang” ở đây không chỉ có nghĩa là “sang sông” mà là từ “sang” trong “sang trọng”. Bởi lẽ xưa kia cầu Kiều là một loại cầu được cho rất đẹp, việc cây cầu Kiều có mặt ở nhà nào đó là minh chứng cho sự giàu sang của chủ nhà. Nhưng ý nghĩa của cả câu không tập trung ở vế thứ nhất mà ở là ở vế thứ hai, “muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”, bởi lẽ thầy cô là những người đã chắp cánh tương lai cho biết bao nhiêu thế hệ học sinh.
Câu ca dao đã thành công khi mượn hình ảnh của một người mẹ Việt Nam, dù có khó khăn vất vả thế nào vẫn tìm mọi cách để con sang được bến bờ bên kia, ước muốn là con được sống cuộc sống khá hơn, thoát khỏi cảnh nghèo đói, dốt nát. Dĩ nhiên, nếu muốn vượt được dòng sông sang bên kia, phải có người lái đò và người lái đò là người thầy được nhắc đến trong bài ca dao. Ý chỉ của câu là người mẹ đã đặt hết niềm tin của mình vào người dạy dỗ con mình, mong rằng “người lái đò” sẽ đưa con mình đến bến bờ của sự thành công, thoát khỏi cảnh nghèo khó. Ở hoàn cảnh khi ấy, người mẹ đang đặt hết niềm tin của mình vào người dạy dỗ con mình, một sự tôn vinh với những người làm nghề giáo, vừa là gì đó như gửi gắm, nhờ cậy.
Tìm hiểu thêm: Truyện tranh tư duy hình ảnh Cá và Chim
Người thầy mang kiến thức truyền dạy đến nhiều thế hệ học sinh
Hình ảnh người thầy người cô trong tâm hồn mỗi người Việt Nam vừa gần gũi cũng vừa cao quý. Họ mang trong mình sứ mệnh là người mang lại kiến thức giúp ích cho đời, chỉ có sự học mới làm thay đổi được tương lai, thoát cảnh nghèo khó. Câu ca dao “Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” như một lời nhắc nhở rằng các bậc phụ huynh hãy nên dành sự quan tâm tới việc học hành của con cái, quan tâm để những người thầy, người cô mà con đang theo học để từ đó nhắc nhở con cái cố gắng học tập không phụ lòng thầy cô. Thầy cô cũng rất cần ba mẹ đồng hành để có thể kịp thời nắm bắt tình hình con cái, hiểu được tâm tư tình cảm của các em, để giúp các em phát huy hết năng lực của mình. Ba mẹ có tin tưởng, có tôn trọng thầy cô thì con cái mới noi theo mà kính thầy, mến bạn. Hành động thể hiện sự tôn sự trọng đạo được truyền từ đời này sang đời khác.
Ngày nay làm gì để thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo
Từ thời xưa, nghề giáo đã là một nghề cao quý được nhiều người tôn trọng và ngày nay vẫn vậy. Trong thời đại công nghiệp hoá, với nhiều luồng thông tin mới mẻ, xã hội phát triển ngày càng phức tạp thì vai trò của người thầy càng quan trọng, người thầy là người định hướng cho trẻ những bài học đúng đắn, hướng đi chính xác để rồi không có sự việc đau lòng chẳng hạn như học sinh áp lực chuyện thi cử mà phải tự tử, chuyện học sinh đánh hội đồng, chuyện học sinh nghỉ học để đi bụi,…
Học sinh cũng cần có sự tôn trọng, đừng đánh mất đi truyền thống tôn sự trọng đạo mà bấy lâu nay người Việt Nam vẫn tự hào vì điều ấy. Những việc như học trò đánh thầy cô, chửi bới đi kèm vô lễ với thầy cô là điều tuyệt đối không được phép xảy ra và đáng lên án một cách dữ dội. Đừng bao giờ để các em học sinh có suy nghĩ rằng đó là việc đúng đắn và vì mình được ba mẹ chiều chuộng nên có cách hành xử như vậy, việc này phụ thuộc vào cách giáo dục của gia đình và phối hợp với thầy cô rất nhiều.
>>>>>Xem thêm: Những câu ca dao tục ngữ hay nhất về Hà Nội
Nghề giáo luôn là nghề cao quý và đáng được tôn trọng
Nghề giáo luôn đáng quý và người thầy cũng vậy, học sinh tôn trọng thầy cô nhưng hỡi những người thầy, người cô đang và sẽ trở thành thầy giáo, cô giáo, đừng biến chất mà hãy luôn giữ lòng trong sạch trước cám giỗ, trước quyền lực, vì một chút lợi mà sẵn sàng tiếc lộ đề thi, chạy điểm, nâng nỡ học sinh mà mình yêu thích… tất cả chỉ làm xấu đi hình ảnh người thầy và cũng chính làm xấu đi bộ mặt cá nhân mỗi người.
Cá nhân học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy luôn là những người học trò chăm ngoan, học giỏi nghe lời thầy cô giáo, có bất cứ việc gì hãy trao đổi thẳng thắn với một thái độ tôn trọng với thầy cô trực tiếp giảng dạy. Khi đã trưởng thành bước ra đời, cũng đừng quên gửi lời hỏi thăm thầy cô trong những dịp đặc biệt như ngày lễ 20 tháng 11, có như vậy mới giúp truyền thống tôn sư trọng đạo được giữ gìn và phát huy hơn nữa.
KẾT LUẬN
Xã hội ngày càng phát triển, nghề giáo cũng cần được đề cao và tôn quý như các ngành khác. Mỗi người thầy cô phải có trách nhiệm là tấm gương sáng để học sinh noi theo, tôn trọng và kính mến; là người học sinh cần biết quý trọng và tôn kính với thầy cô giáo – đó là điều nên làm và phải làm với mỗi người học sinh. Hi vọng bài viết phân tích ý nghĩa câu “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” bên trên đã giúp bạn một lần nữa ôn lại bài học về một giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi các bài viết của chúng tôi, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất nhé!
Xem thêm:
ô
”