Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vũ Trọng Phụng

Cái tên Vũ Trọng Phụng đã không còn xa lạ gì trong nền văn học Việt Nam. Nổi tiếng là một nhà văn – nhà báo ở thế kỉ XX những đóng góp của ông làm cho văn học trước cách mạng tháng 8 thêm đa dạng và nhiều góc nhìn. Đọc đến đây chắc hẳn rằng rất nhiều bạn tò mò về tác giả này lắm rồi đúng không? Vậy hôm nay hãy cùng Sách Hay 24H tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vũ Trọng Phụng nhé!

Bạn đang đọc: Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vũ Trọng Phụng

Tìm hiểu thêm: Truyện tranh Ai quan trọng hơn

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vũ Trọng Phụng

>>>>>Xem thêm: Những câu Thành ngữ – Tục ngữ hay về tính cách con người

1. Tiểu sử

Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) là nhà văn, nhà báo nổi tiếng Việt Nam ở thế kỉ XX, quê của ông ở làng Hảo, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Cha ông tên Vũ Văn Lâm là một thợ điện , khi Vũ Trọng Phụng được 7 tháng tuổi thì cha ông qua đời, mẹ ông là Phạm Thị Khách. Sau khi cha qua đời, bà ở vậy nuôi nấng Vũ Trọng Phụng đến năm 14 tuổi. Khi vừa tốt nghiệp tiểu học năm 16 tuổi, ông đã phải nghỉ học để ra ngoài bươn chải kiếm sống.  Mặc dù cuộc đời ngắn ngủi thế nhưng khối lượng tác phẩm đồ sộ của ông cống hiến cho nền văn học nước nhà khiến ai cũng ngưỡng mộ. Vũ Trọng Phụng viết rất nhiều thể loại nhưng nổi tiếng nhất là phóng sự và tiểu thuyết.

Năm 1930, Vũ Trọng Phụng đã có truyện ngắn đầu tay Chống nạng lên đường trên tờ Ngọ Báo nhưng lúc bấy giờ vẫn chưa nhận được sự quan tâm nhiều của độc giả. Đến năm 1931 ông viết kịch Không một tiếng vang, thì bắt đầu thu hút được nhiều người đọc. Năm 1934, Vũ Trọng Phụng mới cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tay Dứt tình đăng trên tờ Hải Phòng tuần báo.

Cả cuộc đời sống trong sự nghèo khổ, mặc dù những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng nhận được rất nhiều sự đón nhận của bạn đọc thế nhưng đồng lương ít ỏi từ việc viết không đủ để ông nuôi gia đình. Vào năm 1938 Vũ Trọng Phụng bị mắc bệnh lao phổi không lâu sau đó thì ông qua đời tại căn nhà tồi tàn ở Ngã Tư Sở (Hà Nội) khi chỉ mới 28 tuổi.

2. Phong cách nghệ thuật

Nổi tiếng với giọng văn trào phúng, châm biếm các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng luôn tạo cho người đọc cảm giác gần gũi và chân thật. Bởi ông lột tả cuộc sống hiện thực, lên án phê phán những thói hư tật xấu của xã hội.

Vũ Trọng Phụng là một nhà văn viết về sự tha hóa của con người, giọng văn của ông có pha chút hài hước dí dỏm nhưng đó là tiếng cười của sự châm biếm. Ông luôn đứng về phía người lao động nghèo, lên án vạch trần cái ác, cái xấu.

Nổi bật trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng có tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia được trích trong tiểu thuyết Số đỏ. Sự khéo léo của Vũ Trọng Phụng khi đặt nhan đề tạo sự tò mò cho người đọc. Đám tang được diễn ra một cách lố bịch, tác phẩm phê phán thói khoe khoan, lối sống bất cần của một gia đình. Qua “Hạnh phúc của một tang gia” được thể hiện một cách xuất sắc dưới ngòi bút sắc sảo của Vũ Trọng Phụng. Đó là tiếng cười châm biếm mang ý nghĩa sâu sắc. Đám tang cụ Tổ phơi bày sự thật về một gia đình lố lăng, đồi bại.

Là nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta Vũ Trọng Phụng đã có rất nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam.

3. Một số tác phẩm tiêu biểu

Kịch: Không một tiếng vang, Tài tử, Chín đầu một lúc, Phân bua, Hội nghị đùa nhả,…

Phóng sự: Đời cạo giấy, Cạm bẫy, Lục xì, Cơm thầy cơm cô,…

Tiểu thuyết: Số đỏ, Dứt tình, Trúng số độc đắc, Làm đĩ, Quý phái,…

Truyện ngắn: Lòng tự ái, Đi săn khỉ, Lỡ lời, Tết ăn mày, Lấy vợ xấu, Tự do,…

4. Những nhà văn khác nói gì về Vũ Trọng Phụng?

Trên trang viết Vũ Trọng Phụng sắc sảo bao nhiêu thì trong cuộc đời Vũ Trọng Phụng càng chân thành bấy nhiêu. Con người ấy không giết quá một con muỗi. Nhưng thật kì diệu, văn chương của con người ấy làm cho kẻ trọc phú phải giật mình, kẻ trưởng giả phải cáu kỉnh. – nhà thơ Lưu Trọng Lư

Ông là một hiện tượng văn chương đặc biệt. Đặc biệt trong tính độc sáng của nó, đặc biệt trong sự không thể trộn lẫn với ai trong cả cuộc đời và văn nghiệp. Và mượn cách nói của ông khi phê bình Tắt đèn: Ông là một hiện tượng đặc biệt tùng lai chưa từng thấy. Những năm 30, cụ thể hơn là giai đoạn 1932-1939 có thể coi là một thời kỳ ngắn, đặc biệt là sự chín muồi và hoàn thiện đồng loạt các thể loại văn học hiện đại, với những tác phẩm đỉnh cao và những tên tuổi lớn trong làng văn. Khởi đầu và kết thúc sự nghiệp văn học ngắn ngủi của Vũ Trọng Phụng gần như nằm trọn trong khoảng thời gian này. – nhà phê bình văn học Vũ Tuấn Anh

Cho đến ngày hôm nay khi trải qua lớp bụi của thời gian thế nhưng những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng vẫn để lại nhiều dấu ấn trong lòng bạn đọc. Văn chương của ông thể hiện rõ thái độ căm phẫn với những thói hư tật xấu của xã hội. Các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đều đề cập đến vấn đề gây nhức nhối trong xã hội, cách ông khai thác vấn đề đậm chất thực tế.

Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi và ủng hộ Sách Hay 24H, sắp tới chúng mình sẽ cho ra thêm nhiều bài viết chất lượng hơn hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *