Một ngày của bạn thường trải qua như thế nào? Với một hàng dài danh sách những việc phải hoàn thành khiến bạn phải “phát sốt” lên vì chúng, hay bạn luôn thoải mái với những công việc phải hoàn thành và có thời gian riêng cho bản thân hay những sở thích của mình? Mình cá là các bạn thường sẽ rơi vào trường hợp đầu tiên nhỉ! Các bạn rơi vào trường hợp này có thể là do công việc của bạn quá nặng, quá khó để hoàn thành, hay đơn giản hơn là do các bạn chưa biết sắp xếp thời gian 1 cách hợp lí! Nếu là do sắp xếp thời gian chưa hợp lí thì hẳn là cuốn này sẽ như một vị “cứu tinh” đối với bạn. Không dài dòng nữa, đó chính là cuốn sách – 21 Quy tắc cơ bản để quản lý thời gian của tác giả Craig Jarrow.
Bạn đang đọc: Review Sách 21 Quy Tắc Cơ Bản Để Quản Lý Thời Gian
Craig Jarrow là tác giả của Time Management Ninja – blog được đánh giá là một trong 3 blog có “tầm ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất hiện nay” của Biz 3.0, với hơn 127 nghìn lượt hiển thị mỗi tháng. Anh còn rất tích cực tương tác trên Twitter- Kênh truyền thông có gần 34.000 người theo dõi, ngoài ra Craig đã được giới thiệu trên CBS, MoneyWatch, Huffington Post, Lifehacker, American Express Forum,… Với một thực trạng “Khủng hoảng thời gian” của mọi người như ngày nay, cuốn sách này sẽ đưa ra cho bạn những nguyên tắc, những tư duy tiến bộ hứa hẹn sẽ giúp bạn cải thiện năng suất làm việc, cũng như việc quản trị thời gian sao cho hợp lí, từ đó cải thiện hơn về nhiều mặt trong cuộc sống của bạn!
Những người CẦN ĐỌC cuốn sách này?
Bạn sẽ là một người NÊN ĐỌC cuốn sách này nếu trong đầu bạn thường hay lởn vởn những câu hỏi kiểu như: “Tôi không có đủ thời gian”, “Tôi không có thời gian cho riêng mình”, “Tôi thật mệt mỏi về việc cố gắng làm kịp tiến độ công việc” hay và câu khác na ná kiểu vậy. Và thật sự thì mình nghĩ đây là cuốn sách mà mọi người nên dành thời gian để đọc và nghiên cứu! Ngẫm nghĩ một chút mà xem? Nếu bạn là một người không biết quản trị thời gian, đừng lo, cuốn sách này sẽ giúp bạn, còn nếu bạn là một người biết quản trị thời gian, có thời gian cho những việc cá nhân hay sở thích của riêng mình thì cuốn sách này sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn những chiến lược quản trị của bạn!
Cuốn sách này CÓ GÌ mà bạn NÊN ĐỌC cuốn sách này?
Tác giả của cuốn sách là một người có tầm ảnh hưởng rất lớn, vì vậy bạn cũng không cần phải băn khoăn về độ “chất” của cuốn sách. Thay vào đó là bạn nên quan tâm rằng trong cuốn sách này, bạn sẽ học được những quy tắc thật khoa học, dễ hiểu, tác giả sẽ đưa ra cho bạn 21 lời khuyên đơn giản, dễ hiểu nhằm giúp bạn thực hiện được những nhiệm vụ và mục tiêu của bản thân. Nếu bạn học được tất cả những tinh túy được đúc kết lại trong cuốn sách này thì CHẮC CHẮN, cuộc sống của bạn sẽ trải qua ít căng thẳng hơn khi bạn bắt đầu “Mở cái còng số 8” của thời gian đã trói buộc bạn bấy lâu nay!
Nội dung của cuốn sách?
Bao gồm đầy đủ 21 những quy tắc (gọi là mẹo cũng được) giúp bạn quản trị thời gian, nhưng để tránh dài dòng thì mình sẽ trình bày những mẹo quan trọng nhất của cuốn sách này nhằm giúp bạn cải thiện tình trạng hiện tại một cách tức thì! Nhắc lại một chút rằng đây là cuốn sách rất có giá trị, cũng có thể là một cuốn sách “Gối đầu giường” cho các bạn, bởi vậy các bạn nên mua 1 cuốn và đọc 1 cách bài bản để thấm nhuẩn “Tinh túy” một cách trọn vẹn của 21 nguyên tắc này nhé! Hẳn là sẽ thú vị lắm đấy!
Những Mẹo giúp cải thiện tình trạng của bạn ngay lúc này!
Nhắc đến con người có quy tắc, hẳn là các bạn sẽ tưởng tượng ra những người cứng nhắc, nhạt nhẽo với những mớ quy tắc tùm lum, rắc rối của họ mà chẳng hiểu tại sao họ lại làm theo những điều đó được phải không? Bạn có thể giữ lối tư duy đó cho mình, nhưng nếu bạn ở bên họ đủ hiểu họ, bạn sẽ thấy họ là một người tự do hơn bao giờ hết trong những mới quy tắc ấy đấy! Với một sự tinh tế trong việc nhìn nhận tâm lý của người đọc, tác giả đã tránh đi sự nặng nề của từ “quy tắc” bằng cách thay vào đó là từ “mẹo”, vừa nhẹ nhàng, vừa dễ dàng chấp nhận hơn, vậy nên bạn hãy thử dùng những “mẹo” được coi là “linh hồn” của cuốn sách mà tôi đề cập dưới đây xem sao nhé!
Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee
* Mẹo 1: Liệt kê những việc phải làm trong ngày
Một ngày có 24 tiếng, cứ cho là 1 ngày bạn ngủ đủ 8 tiếng để cơ thể thật khỏe mạnh và giữ được 1 tinh thần thư thái, vậy là bạn đã mất 1/3 của một ngày, vậy bạn có lập kế hoạch cho 2/3 ngày lúc bạn còn tỉnh táo hay không? Đây tưởng chừng là một việc đơn giản, dễ thực hiện nhưng thường là ít ai để ý đến, hoặc tệ hại hơn là có nghĩ đến nhưng chỉ để trong đầu, không cụ thể hóa ra bằng giấy mực, rồi họ lại để 1 ngày trôi qua mà chẳng biết mình đã làm được những cái gì!
Một ngày của bạn thường diễn ra như nào? Nếu bạn là một người trẻ tuổi, một ngày của bạn có phải là cắm mặt vào chiếc smart phone, Laptop, TV với những việc làm “hữu ích” như lướt Facebook, lướt Instagram, xem Youtube, xem phim tình cảm, phim hành động, nhắn tin với BFF, chơi game,…? Hay một ngày của bạn chỉ là những giấc ngủ dài dằng dặc, đầy những mệt mỏi khi thức dậy, chẳng muốn làm gì? Còn nếu bạn đang đi làm, có phải một ngày của bạn có phải là một hàng dài Deadline phải hoàn thành, hàng chục những tờ giấy nhớ gián trước mặt kèm theo là bộn bề những công việc phải hoàn thành và rồi bạn trở về với mái nhà thân thương của mình rồi nằm ngay lên giường ngủ hay không?
Những việc phải làm trong ngày của các bạn hẳn là có rất nhiều việc nhỉ? Mình có thể tổng quát những việc này vào 3 nhóm và chia vào những công việc: Ngắn hạn, Trung hạn, Dài hạn. Giải thích thêm 1 chút nếu các bạn chưa hiểu thì Ngắn hạn là những công việc dạng như: Ăn sáng, đánh răng, đi học,…, Trung hạn là dạng như: Chuẩn bị cho kỳ thi, dịp nghỉ lễ và cuối cùng là Dài hạn: Cuộc sống, sự nghiệp, gia đình… Cứ liệt kê như vậy, liệt kê nếu thấy thiếu thì lại liệt kê tiếp, làm vậy là các bạn đã ý thức được mình đã phải làm những gì, từ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc phân chia thời gian, phân chia nguồn lực để thực hiện những công việc này. (Cá là 1 ngày của bạn thường dành cho những công việc Ngắn hạn!)
*Mẹo 2: Sắp xếp công việc
Sau khi bạn thực hiện xong mẹo đầu tiên, hẳn là bạn đã nhận ra rằng mình cần làm gì với 1 ngày của bản thân. Và khi đã liệt kê ra tất tần tật, việc bạn cần làm tiếp theo là sắp xếp những việc trên vào 3 nhóm như mình đã trình bày ở trên là Ngắn hạn, Trung hạn, Dài hạn. Khi sắp xếp xong thì bạn sẽ nhận ra rằng việc nào mình nên làm trước, việc nào mình làm sau, việc nào quan trọng thứ nhất, việc nào quan trọng thứ 2,… chứ không phải việc nào cũng giống nhau đâu nhé!
* Mẹo 3: Phân bố thời gian
Đây có lẽ là phần quan trọng nhất, có thể coi là “linh hồn” của phương pháp quản trị thời gian này. Bạn cần bố trí thời gian để làm những việc cần làm trong ngày một cách thật nghiêm túc! Tùy vào độ quan trọng của từng việc mà bạn nên có một khoảng thời gian dành cho việc đó một cách xứng đáng và phù hợp, đừng để việc “lướt Facebook” của bạn chiếm tới cả chục tiếng mỗi ngày (Đối với 1 số người đôi khi là cả ngày) nhưng những việc như học tập, chuẩn bị cho thi cử lại chỉ được thực hiện vỏn vẹn trong vài chục phút đồng hồ. Nếu một ngày đã trừ đi 8 tiếng bạn ngủ, nghĩa là còn 16 tiếng thì theo mình bạn nên dành 70% thời gian cho những công việc dài hạn (11.2 tiếng), 30% cho những việc Trung hạn (4.8 tiếng) và 10% cho các việc Ngắn hạn (1.6 tiếng).
Đó là 3 mẹo mà mình nghĩ là bạn có thể dễ dàng thực hiện mà không cần “đau não” quá nhiều nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng thời gian trong 1 ngày của chính bản thân. Nói vậy thì dễ lắm, nhưng khi bắt tay vào làm bạn mới nhận ra là làm được hay không thì lại là cả một bầu trời khác! Trong quá trình thực hiện 3 mẹo này, sẽ luôn tồn tại những “thứ” sẽ cản đường chúng ta, và ngay dưới đây mình sẽ “vạch mặt” những “thứ” ấy để các bạn tránh chúng ra nhé!
Những “kẻ thù” trong quá trình quản trị:
Tìm hiểu thêm: Review Le Petit Prince – Những điều hoàng tử bé nói với tôi
* Kẻ thù đầu tiên: Sự trì hoãn!
Bạn có thường nằm trên giường ngủ, rồi băn khoăn mà tại sao một ngày bạn lại làm được có “mỗi tí” việc như vậy không? Hay phũ phàng hơn là 1 ngày bạn chẳng làm được cái gì? Những công việc bạn định làm thường bị lùi đến ngày hôm sau, bị hoãn lại thậm chí cả 1 thời gian dài? Đó chính là “Sự trì hoãn” đấy! Bạn có thể dễ dàng nhận ra sự trì hoãn trong công việc của bạn bằng những việc đã tồn tại 1 khoảng thời gian dài trong danh sách những việc cần làm của bạn.
Vậy nguyên nhân là từ đâu? Có thể là do bạn lười , công việc của bạn quá nhiều đi thôi hay là trong tâm trí của bạn thường đưa ra những lời bào chữa kiểu như: “Tôi không biết thực hiện chúng sẽ mất bao lâu nên tôi né tránh chúng”, “Tôi quá bận rộn và thường tìm thấy nhiều việc khác gấp hơn để làm”,… Những lời bào chữa trên càng khẳng định rằng bạn không muốn thực hiện những việc này bị ám ảnh với nó.
Đã tìm ra cách nhận diện xong, tìm nguyên nhân xong, vậy thì giờ việc quan trọng nhất là làm sao để giải quyết cho xong “kẻ thù” đầu tiên của chúng ta đây nhỉ? Tác giả đưa ra cách giải quyết như sau: Đầu tiên là chỉ ra một nhiệm vụ cần làm mà bạn đã né tránh hay có thể không thực hiện, kế tiếp là cần thực hiện một “nhiệm vụ bổ sung” hôm nay và ưu tiên cho nó là tối đa => Từ đó sẽ tạo động lực cho bạn và ngăn chặn “Sự trì hoãn” nỗi lên trong bạn. Còn nếu danh sách công việc của bạn quá dày đặc thì bạn nên “giảm tải” nó xuống nhé!
* Kẻ thù số 2: “Người tham lam” trong bạn
Bạn sẽ là một “Người tham lam” nếu như lúc nào bạn cũng muốn thực hiện tất cả những gì đã đề ra trong danh sách công việc. Và có lẽ, mỗi con người sẽ luôn có 1 giới hạn nào đó về số việc mà họ có thể hoàn thành, chúng ta ta chỉ có thể thực hiện suất sắc với 1 khối lượng công việc nhất định. Bạn chẳng thể nào làm được tất cả. Không ai có thể. Tuy nhiên, những người bận rộn có xu hướng khiến bản thân bận rộn hơn bằng cách nhận ngày càng nhiều việc hơn cho đến họ không thể nào theo kịp! Bạn hãy thử kiểm nghiệm xem nhé!
Sẽ thế nào khi bạn ôm đồm 1 lúc quá nhiều việc? Đương nhiên là bạn chẳng thể thực hiện được một việc nào một cách hẳn hoi và đạt hiệu suất cao nhất cả, thậm chí là còn chẳng làm được việc nào nữa! Và rồi kết quả là gì? Có thể bạn sẽ bị ăn mắng vài trận chẳng hạn, bị trừ lương và nếu nghiêm trọng hơn là có thể mất công việc hiện tại của bạn nữa. Bởi vậy nên bạn hãy nên biết tự “lượng sức” của bản thân, tránh ôm đồm 1 lúc quá nhiều việc để rồi bản thân mình nhận phải nhiều đắng cay!
* Kẻ thù số 3: Sự nhàm chán…
Đã có một ngày nào, danh sách công việc của bạn toàn là những công việc mà bạn “ghét cay ghét đắng” hay “nghe thấy thôi đã thấy chán” chưa nhỉ? Và khi bạn thực hiện những việc ấy, có lẽ thời gian trong 1 giờ cứ trồi dài cứ như 1 năm vậy…Mình biết đó là một cảm giác thật khó tả vì ai trong chúng ta cũng đã từng phải thực hiện những công việc mà bản thân cho là “chán ngắt”. Điều này hẳn là sẽ gây ra giảm hiệu suất công việc 1 cách trầm trọng, bởi khi làm những việc này thì chúng ta thường làm với tâm lí chống đối và có mong muốn mau trở về nhà.
Tuy những việc này đôi khi là những việc bắt buộc phải thực hiện, nhưng nếu công việc hàng ngày của bạn luôn là những việc mà bạn luôn phải né tránh, ghét bỏ thì từ tận tấm lòng của mình, mình muốn khuyên bạn 1 câu là : “Hãy bỏ công việc đó đi!” vì làm những việc đó sẽ chẳng giúp ích gì cho bạn. Thay vào đó bạn hãy tìm một công việc mà bạn cho cảm thấy thích thú, là sở trường của bản thân, như vậy thì mỗi khi làm việc bạn sẽ tìm được niềm vui trong chính những thứ mình đang làm, như vậy hẳn là tốt hơn đúng không?
>>>>>Xem thêm: Review Tottochan Bên Cửa Sổ: Kí Ức Tươi Đẹp Về Một Ngôi Trường Trong Mơ!
* Kẻ thù số 4: Thiệt bị công nghệ!
Có lẽ phải nói rằng… Đây là KẺ THÙ LỚN NHẤT ngày nay với chúng ta, các bạn sẽ chẳng lạ gì với những hình ảnh mọi người cắm cúi vào những chiếc Smart phone, những chiếc Laptop,… hay nhiều dạng thiết bị công nghệ khác. Họ coi lướt Facebook như một điều bắt buộc phải làm thường ngày, nhắn tin chat chit với bạn bè mỗi lúc rảnh rỗi thay vì đọc vài cuốn sách để tích lũy kinh nghiệm, rồi những thói quen đó khiến họ trở nên lười biếng, lười lao động, lười “động não”!
Thứ gì cũng có 2 mặt của nó, công nghệ phát triển giúp chúng ta tiếp cận với nhiều nguồn tri thức hơn, tự học tốt hơn,… mọi điều bạn không biết hầu như chỉ cần gõ lên “Gu gồ” rồi ấn 1 nút tìm kiếm là sẽ ra hết, những tiến bộ của công nghệ chỉ nên là thứ hỗ trợ, giúp ích cho chúng ta chứ không nên trở thành một thứ gì đó “gắn liền” với cuộc sống của mỗi người như thực trạng của ngày nay. Bởi vậy hãy rèn luyện để giảm thời gian sử dụng các thiết bị công nghệ đến mức tối thiểu khi không cần thiết. Thay vào những lúc “giết thời gian” bằng cách lướt Facebook, chơi game thì bạn hãy thử đọc một cuốn sách, đi học vài kỹ năng mới,… và mình chắc chắn là việc làm đó sẽ tốt cho bạn hơn.
Như vậy là qua bài viết này, mình đã giúp các bạn nhận thức một cách cơ bản về quản trị thời gian, chỉ ra những lợi ích và những sai lầm trong tư duy về cách sắp xếp thời gian cho bản thân. Cùng với đó là những mẹo quản trị thời gian một cách cơ bản và 1 số những khó khăn khi thực hiện những mẹo này. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ bỏ túi được một chút gì đó rồi mang về áp dụng cho bản thân nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình và mong các bạn sẽ tiếp tục ủng hộ mình , hẹn gặp các bạn ở những bài viết tiếp theo nhé!
Review chi tiết bởi: Phạm Hồng Đức – Bookademy / Theo Ybox.vn