Có người từng nhận xét, nếu như muốn tìm một chiếc vé để trở lại thời tuổi trẻ hồn nhiên, đầy xao xuyến, thì hãy đọc văn của Nguyễn Nhật Ánh, dù bạn đã ở độ tuổi trung niên, hay đã quá lục tuần, hay vẫn chỉ là một đứa bé con, tất cả chúng ta đều cần những câu chuyện đó ở bất kì thời điểm nào trong cuộc sống.
Bạn đang đọc: Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh – Người đi tìm tuổi thơ trong những ký ức bị lãng quên
Nguyễn Nhật Ánh là một trong số ít những nhà văn lựa chọn vẻ đẹp của quá khứ để phán ánh trong những tác phẩm của mình. Tuy nhiên, khác với cách tiếp cận của những nhà văn khác, ngủ quên và nuối tiếng quá khứ dĩ vãng, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh lại viết về tuổi thơ như một nỗ lực để giữ gìn quãng thời gian đẹp nhất của đời người.
Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại làng Đo Đo, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Thuở nhỏ ông theo học tại các trường THPT Tiểu La, THPT chuyên ban Trần Cao Vân và THCS Phan Châu Trinh. Từ năm 1973, ông chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học ngành sư phạm. Ông đã từng tham gia Thanh niên xung phong, dạy học môn Văn tại trường THCS Bình Tây (Quận 6) từ năm 1983-1985.
Năm 13 tuổi, ông đăng báo bài thơ đầu tiên. Tác phẩm đầu tiên in thành sách là một tập thơ tên Thành phố tháng tư (Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1984, in chung với Lê Thị Kim). Truyện dài đầu tiên của ông là tác phẩm Trước vòng chung kết (Nhà xuất bản Măng Non, 1984). Hai mươi năm trở lại đây, ông tập trung viết văn xuôi, chuyên sáng tác về đề tài thanh thiếu niên.
Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối của ông được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A. Năm 1995, ông được bình chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ, đồng thời được Hội Nhà Văn Thành phố Hồ Chí Minh bình chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995).
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chưa lựa chọn thể loại truyện dài là điểm đến đầu tiên của mình, tuy nhiên, sự thật đã chứng minh, đây là thế mạnh của ông, thể loại giúp của Việt Nam.
Phong cách nghệ thuật đặc trưng – đi tìm và gìn giữ tuổi thơ tươi đẹp của mỗi người
Phong cách viết văn của Nguyễn Nhật Ánh rất rõ ràng, đó là một hồn văn đau đáu khôn nguôi về một thời đã qua, luôn khắc khoải bởi tuổi thơ của chính mình và của mọi người. Ông viết về tuổi thơ không với một tâm thế chán ghét tương lai, mà chỉ đơn thuần gợi mở lại cho người đọc những miền kí ức đã lãng quên, để nhắc nhở họ rằng từng có một thời chúng ta cũng hồn nhiên và ngây thơ đến như thế. Giống như một khoảng không đẹp đẽ nhất, sẵn sàng đưa tay ôm ấp và bảo vệ lấy con người ta để họ tạm thời lãng quên đi hiện thực khổ đau, và tạo động lực cho họ bước tiếp con đường của mình. Dịu dàng, ấm áp và nhẹ nhàng, là những cảm nhận chung thuộc về các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Không quá ồn ào, vội vã, những tình tiết bất ngờ vẫn làm người đọc phải bồi hồi, đan xen vào trong những câu chuyện buồn, vui, của tuổi mới lớn, trong sáng và mong manh như những hạt sương sa, những ký ức tuổi thơ, thời cắp sách tới trường, cùng tình cảm gia đình, bạn bè, và cả những rung động đầu đời ngây ngô.
Xuất hiện nhiều nhất trong các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh là mùa hạ. Mùa của tuổi thơ và chia ly, khoảng thời gian có ý nghĩa nhất đối với đời học sinh. Ông cũng viết nhiều về những rung động đầu đời và có cả những vấp ngã, những nỗi đau của quá khứ còn kéo dài đến hiện tại, đánh lưới các nhân vật trong nỗi buồn của tuổi thơ. Có lúc, đơn thuần chỉ viết về niềm vui của những đứa trẻ, những suy nghĩ ngây thơ và trong sáng, để nhắc nhở độc giả, chúng ta cũng từng là trẻ con. Tình cảm lứa đôi trong những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh là những thước phim chân thực nhất, có đủ sự trong sáng, ngây thơ, ấm áp nhưng cũng vừa đủ những khắc khoải đớn đau. Viết nhiều về tình yêu học trò nhưng xen lẫn hài hòa với các yếu tố kỉ niệm, hình ảnh tuổi thơ. Tác phẩm của nhà văn chính là sự giao thoa giữa quá khứ, hiện tại, và tương lai, những xúc động chới với của lòng người khi buộc lòng phải tạm biệt tuổi thơ của mình được thể hiện rất xúc động và xuất sắc. Nhìn chung, đây là một hồn văn nhẹ nhàng và tình cảm, luôn đau đáu nỗi niềm tuổi thơ.
Tìm hiểu thêm: Hình tượng trăng trong thơ Hàn Mặc Tử
Những tác phẩm nổi bật của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
Từ năm 1984, tác phẩm truyện dài đầu tiên Trước vòng chung kết đã ghi dấu tên tuổi của ông trong lòng độc giả và ông quyết định tập trung viết cho lứa tuổi thanh thiếu niên.
Ông cũng đã đoạt nhiều giải thưởng như: truyện dài Chú bé rắc rối được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng văn học trẻ hạng A năm 1990, nhà văn yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc của Thành đoàn TP HCM và BáoTuổi trẻ.
>>>>>Xem thêm: Nói Nhiều Không Bằng Nói Đúng
Năm 2010, tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của ông được trao tặng Giải thưởng văn học ASEAN.
Kính vạn hoa và Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là hai tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn, trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều đứa trẻ. Bên cạnh đó, nhà văn có sáng tác nhiều tác phẩm về tình yêu học trò như Mắt Biếc, Ngồi khóc trên cây… và bất cứ tác phẩm nào cũng bán rất chạy. Đặc biệt, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Mắt biếc là hai tác phẩm đã được chuyển thể thành phim và gây được tiếng vang lớn trong cộng đồng yêu điện ảnh.
Nguyễn Nhật Ánh – nhà văn của thiếu nhi, của làng quê và tuổi thơ dữ dội, xứng đáng trở thành nhà văn nổi tiếng nhất Việt Nam bởi chất dung dị chứa trong mỗi tác phẩm. Bất cứ ai cũng có thể tìm thấy mình trong những tác phẩm của ông.
Xem thêm:
Thảo Nguyên