Nhà thơ Hoàng Cầm: Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

Hoàng Cầm – một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất xứ Kinh Bắc, mang trong mình một hồn Việt đau đáu khôn nguôi, Hoàng Cầm sống đã đủ một cuộc đời trọn vẹn với những đóng góp quan trọng cho văn học nước nhà. Tồn tại ở một cuộc đời nhiều sóng gió là một hồn thơ giản dị chân chất, được dung hòa trong những hình tượng thơ không ai không biết. Hoàng Cầm đã tạo ra những bài thơ được cho là kinh điển, mang tính ước lệ và điển hình cao.

Bạn đang đọc: Nhà thơ Hoàng Cầm: Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

Nhà thơ Hoàng Cầm: Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

Tiểu sử cuộc đời

Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh ngày 22/2/1922, tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, quê gốc ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Bùi Tằng Việt bước vào thi đàn với một bút danh thật đẹp và cũng thật độc đáo – Hoàng Cầm xuất phát từ tên của một vị thuốc quý. Ông xuất thân trong gia đình nhà nho lâu đời. Thân sinh ông thi không đỗ, về dạy chữ Hán và làm thuốc bắc ở Bắc Giang. Năm 1944, do Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra quyết liệt, ông đưa gia đình về lại quê gốc ở Thuận Thành. Cũng tại nơi này, ông bắt đầu tham gia hoạt động Thanh niên Cứu quốc của Việt Minh. Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông về Hà Nội, thành lập đoàn kịch Đông Phương. Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông theo đoàn kịch rút ra khỏi Hà Nội, biểu diễn lưu động ở vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn Tây, Thái Bình một thời gian rồi giải thể.

Những năm kháng chiến, Hoàng Cầm gia nhập quân đội, chuyên hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Ông từng giữ chức Trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị. Cuối năm 1955, ông về công tác ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm công tác xuất bản. Tháng 4/1957, ông là một trong số những hội viên tham gia sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam. Tuy nhiên, không lâu sau, do vụ án “Nhân văn Giai phẩm”, ông phải rút khỏi Hội nhà văn vào năm 1958 và về hưu năm 1970 lúc 48 tuổi. Có thể nói cuộc đời của Hoàng Cầm cũng như những nhà thơ đương thời, khá sóng gió và chịu nhiều khó khăn. Đặc biệt với vụ án “Nhân văn giai phẩm” đã khiến cho sự nghiệp sáng tác của ông có phần bị chững lại. Tuy nhiên, ta không thể phủ nhận những giá trị nổi bật mà những tác phẩm của ông đã để lại cho văn học Việt Nam.

Những sáng tác chính

Nhà thơ có khá nhiều các tác phẩm, chủ yêu thuộc thể loại thơ, cũng có một vài tác phẩm thể loại khác tuy nhiên không nổi bật. tác phẩm được độc giả biết đến nhiều nhất chính là “lá diêu bông”, viết về mối tình không thành của chính nhà thơ dành cho người chị hơn tuổi của mình. Lá diêu bông không có thật, tuy nhiên vì cái hay của nó, cho đến bây giờ lá diêu bông vẫn được coi là biểu tượng của tình yêu chung thủy và vĩnh hằng. Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha đánh giá: “Thơ Hoàng Cầm rất nhiều bài hay. Nhưng bài tôi tâm đắc nhất là bài “Lá diêu bông”. Vì ở đấy nó có phẩm chất mà tất cả các nhà thơ của nhân loại đều phải có. Vì riêng chuyện ông sáng tạo ra lá diêu bông đã là một câu chuyện. Hàn Mạc Tử cũng sáng tạo ra cõi phượng trì… rất mông lung thì đến Hoàng Cầm ông lại nghĩ ra là Lá diêu bông. Bài thơ thể hiện tâm trạng đau đớn và khắc khoải của chính nhà thơ khi tình yêu không thành.

Tìm hiểu thêm: Truyện tranh Các bạn nhỏ quét sân – Hiền Bùi

Nhà thơ Hoàng Cầm: Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

>>>>>Xem thêm: Bình giảng bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”

Ngoài ra, bài thơ “bên kia sông Đuống” cũng là tác phẩm rất hay của nhà thơ Hoàng Cầm, thể hiện rõ nhất phong cách nghệ thuật của nhà thơ, một hồn thơ đậm chất Kinh Bắc, giản dị, thân thuộc. Một tình yêu với quê hương sâu sắc. 

Bên cạnh đó, ta có thể liệt kê một số tác phẩm chính khác sau đây:

– Hận ngày xanh (phóng tác theo La martine 1940);

– Bông sen trắng (phóng tác theo Andersen, 1940);

– Cây đèn thần (phóng tác theo Nghìn lẻ một đêm, 1941);

– Tỉnh giấc mơ vua (phóng tác theo Nghìn lẻ một đêm, 1942);

– Thoi mộng (truyện vừa, 1941);

– Mắt thiên thu (tập thơ, mất bản thảo, 1941);

– Hai lần chết (truyện ngắn, 1941);

– Hận Nam Quan (kịch thơ, 1944);

– Bốn truyện ngắn (đăng Tiểu thuyết thứ Bảy từ 1939 đến 1943);

– Kiều Loan (kịch thơ, 1945);

Phong cách sáng tác

Như đã nói, Hoàng Cầm mang trong mình một hồn thơ Kinh Bắc đau đáu, khôn nguôi. Hoàng Cầm là ông hoàng của thơ trữ tình duy mỹ và những sáng tác thơ của ông trong hơn nửa thế kỷ qua đã nói lên điều ấy. Thơ trữ tình của Hoàng Cầm có một phong thái rất đặc biệt và đặc thù, tên tuổi của ông đã làm rạng danh cả một vùng Kinh Bắc – cái nôi của nền văn hoá sông Hồng. Tài năng ông là ở chỗ tìm tòi đổi mới thơ mà bản ngã truyền thống vẫn không suy chuyển, nâng cao tư duy thơ mà giọng điệu vẫn không xa lạ với mọi người. Có ý kiến cho rằng, trong thơ Hoàng Cầm thấp thoáng có những nét chạm khắc tinh hoa của kiến trúc đình-chùa vùng Kinh Bắc, nó mang hơi thở và dấu ấn sáng tạo tuyệt kỹ của những nghệ nhân dân gian. Cái đẹp, cái hay trọn vẹn trong trầm tích mang tên Kinh Bắc đã đằm rất sâu vào hồn thơ của Hoàng Cầm.

Hoàng Cầm là nhà thơ nổi tiếng, những giá trị của tác phẩm mà ông đã viết mất một khoảng thời gian khá dài mới lấy lại được vị trí vốn có của nó. Dẫu có thể có nhiều tranh cãi trong quá khứ, nhưng không ai có thể phủ nhận tài năng của ông.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *