Bức tranh tứ bình trong Việt Bắc của Tố Hữu

Tố Hữu không tô vẽ lên nhân vật quần chúng những nét sơn hào nhoáng, giả tạo. Tình cảm của nhân vật thơ anh biểu hiện lên từ bản chất giai cấp, từ đời sống thực. Người bộ đội chiếm một địa vị quan trọng trong tập thơ Việt Bắc, chính là người nông dân nghèo khổ. – Hoàng Trung Thông

Bạn đang đọc: Bức tranh tứ bình trong Việt Bắc của Tố Hữu

Bức tranh tứ bình trong Việt Bắc của Tố Hữu

Tố Hữu là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất của Việt Nam, một thi sĩ đồng thời là một chiến sĩ cách mạng kiên trung bất khuất. Ông dành cho Việt Bắc – chiến khu nơi ông từng công tác trọn vẹn một trái tim ấm nóng và chân thành. Chắt lọc từ tình cảm đó, “Việt Bắc” ra đời. Đến với bài thơ, chúng ta được chiêm ngưỡng thiên nhiên Tây Bắc qua bức tranh tứ bình.

Bức tranh tứ bình

Bức tranh được miêu tả qua đoạn thơ:

Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

Tìm hiểu thêm: Truyện tranh Trái tim của khỉ con

Bức tranh tứ bình trong Việt Bắc của Tố Hữu

>>>>>Xem thêm: Truyện tranh Quạ thông minh

Bức tranh tứ bình được miêu tả trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Mở đầu đoạn thơ là câu hỏi tu từ “Ta về, mình có nhớ ta”, báo hiệu cho một cuộc chia ly giữa người đi kẻ ở, thể hiện niềm lưu luyến của người đi, không nỡ rời. Câu thơ đầy da diết, tự hỏi rồi tự trả lời: “Ta về ta nhớ những hoa cùng người”. Hoa tượng trưng cho thiên nhiên, con người ở đây là những người dân Việt Bắc. Đây là hai câu thơ làm tiền đề cho những câu thơ miêu tả con người và thiên nhiên nơi đây.

Bức tranh mùa đông

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Mùa đông được đưa lên đầu tiên thay vì tuân theo thứ tự như bình thường xuân – hạ – thu – đông, bởi đây là mùa mà nhà thơ phải rời ra mảnh đất Việt Bắc đã gắn bó với ông suốt bao nhiêu năm tháng. Giữa cái nền xanh tươi của rừng thẳm nổi bật hình ảnh những bông hoa chuối đỏ tươi, làm cho núi rừng không lạnh lẽo hoang vu mà trở nên ấm áp lạ thường. Những bông hoa chuối ẩn trong sương như những ngọn đuốc hồng soi sáng chặng đường. Viết về mùa đông, nhưng lại chọn gam đỏ làm chủ đạo như thể làm ấm hơn một mùa lạnh giá nơi đây, lại tràn đầy sức sống.

Đan cài giữa hình ảnh của thiên nhiên rực rỡ là hình ảnh của người dân Việt Bắc Người dân lao động được miêu tả với tư thế hiên ngang bất khuất, làm chủ thiên nhiên và cuộc đời. Con người trở nên kì vĩ và lớn lao khi đặt cạnh “đèo cao” và “nắng ánh”. Đó là tư thế của người đã làm chủ đất nước, đầy uy nghiêm. Bởi giờ đây, đất nước đã thuộc về con người Việt Nam, Việt Bắc – cái nôi của cách mạng càng xứng đáng được hiên ngang và mạnh mẽ

Bằng cách sử dụng biện pháp đối lập giữa đỏ và xanh, nắng và mùa đông, tác giả đã làm nổi bật được vẻ ấm áp của non nước nơi đây khi đông về, sự ấm áp bắt nguồn từ lòng người và tình quân dân.

Bức tranh mùa xuân

Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Nguyễn Du đã từng có những câu thơ nói về mùa xuân:

Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Trong khi Nguyễn Du lựa chọn hoa lê là nét điểm xuyến cho mùa xuân của mình, thì Tố Hữu là lựa chọn miêu tả hoa mơ. Hoa mơ là loài hoa đặc trưng cho vùng núi phía Bắc, mang trong mình vẻ đẹp thơ ngây nhưng vẫn tràn đầy sức sống.Bao trùm lên cảnh vật mùa xuân là màu trắng dịu dàng trong trẻo tinh khiết của hoa mơ nở khắp rừng: “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”. Cụm từ “trắng rừng” được viết theo phép đảo ngữ và từ “trắng” được dùng như động từ có tác dụng nhấn mạnh vào màu sắc màu trắng dường như lấn át tất cả mọi màu xanh của lá và làm bừng sáng cả khu rừng bởi sắc trắng mơ màng bâng khuâng dịu mát của hoa mơ. Động từ “nở” làm sức sống mùa xuân lan tỏa và tràn trề nhựa sống. Quả thật, mùa xuân với  “ trắng rừng biên giới nở hoa mơ” đã đi vào tâm hồn của biết bao thế hệ.

Hình ảnh con người song hành với hình ảnh thiên nhiên, xuất hiện trong câu thơ trên với tài năng đặc biệt: “đan nón chuốt từng sợi giang”. Đây là công việc đòi hỏi sự tập trung rất cao. Động từ “chuốt” nhằm diễn tả sự khéo léo của người dân Việt Bắc, thể hiện sự tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc hàng ngày. Câu thơ thể hiện sự tài hoa của con người nơi đây. Y Phương cũng có những câu thơ:

Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát

Qua đó thể hiện rất rõ tài hoa của người dân miền núi

Bức tranh mùa hạ

Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình

Tiếng ve là đặc trưng cho mùa hè. Trong câu thơ vừa có nhạc vừa có họa, đan xen lẫn nhau mà tạo thành bản giao hưởng của mùa hạ. Động từ “đổ” là động từ mạnh diễn tả sự vàng lên đồng loạt của hoa phách đầu hè. Màu của cây phách đổ vàng cả suối ngàn dường như làm cho ánh nắng của mùa hè và cả tiếng ve kêu râm ran kia nữa cũng trở nên óng vàng ra. Từ “phách” vừa diễn tả khu rừng, vừa diễn tả âm thanh, quả thật đã vẽ nên một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp. Chỉ với một câu thơ mà gợi lên cả sự vận động của thời gian, của cuộc sống.

Và trên cái nền vàng của rừng phách ấy, hiện lên hình ảnh thật đáng yêu làm cho bức tranh thêm nên thơ, trữ tình. Đó là hình ảnh: “cô em gái hái măng một mình”, hái măng một mình nhưng không hề cô đơn mà lại toát lên vẻ đẹp của người phụ nữ chịu thương chịu khó. Câu thơ mang nỗi niềm cảm thông và cảm kích người Việt Bắc, mà người đi không bao giờ quên được những tình cảm chân thành ấy.

Bức tranh mùa thu

Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung

Trong niềm cảm hứng bất tận của những mùa trăng hòa bình:

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo – Chính Hữu

Hay:

Mùa thu từ năm đó
Mùa thu từ bắt đầu
Cho năm tháng mai sau
Cho những ngày rực rỡ – Mùa Thu ở Huế – Thanh Hải

Tố Hữu một lần nữa miểu tả mùa thu hòa bình với hình ảnh của vầng trăng soi sáng. Không gian bao la được mở rộng, dát vàng ánh sáng của trăng. Người với người cùng nhau tận hưởng hòa bình mà phải mất bao nhiêu xương máu mới có được. Câu thơ nhẹ nhàng nhưng đầy điểm nhấn  và sức nặng. Một lần nữa khẳng định tư thế làm chủ của người dân. 

Khép lại đoạn thơ, tiếng hát một lần nữa được vang vọng, ân tình và thủy chung như khẳng định thêm một lần nữa tấm lòng son sắc của người đi kẻ ở, đồng thời khiến câu  thơ như mềm hẳn đi, đầy vẻ lãng mạn.

“Việt Bắc” là một trong những bài thơ hay nhất của nền văn học Việt Nam, thể hiện được hình ảnh đất nước trong thời kì gian khó nhất, sự bất khuất kiên cường của người dân đồng thời thể hiện được tình quân dân giản dị và chân thành.

Thảo Nguyên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *