Bức tranh thiên nhiên và con người xứ Huế trong Đây Thôn Vĩ Dạ

“Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người”

Bạn đang đọc: Bức tranh thiên nhiên và con người xứ Huế trong Đây Thôn Vĩ Dạ

Chất thơ trong truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam

Thuyền Và Biển – Lời Tự Sự Của Một Tình Yêu

Bức tranh tứ bình trong Việt Bắc của Tố Hữu

Bức tranh thiên nhiên và con người xứ Huế trong Đây Thôn Vĩ Dạ

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiêu biểu của làng thơ Việt Nam, nổi tiếng với chất “điên”, chất lạ trong những tác phẩm. Hồn thơ của Hàn Mặc Tử kì quái, đi lại liên tục giữa hai cõi mộng thực. Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ hiếm hoi mang màu sắc tươi vui, song vẫn không che khuất được tâm trạng nhuốm màu buồn rầu của thi nhân. Đến với bài thơ là lúc ta đến với cảnh thiên nhiên và con người xứ Huế.

Cảnh thiên nhiên tươi thắm nơi xứ Huế mộng mơ

Có thể nói, vùng đất Huế đã tác động rất nhiều vào hồn thơ của thi nhân, đối với ông, đây là mảnh đất dạt dào thi liệu, cũng phảng phất nỗi buồn man mác của một mối tình đứt quãng. Chất Huế không bao giờ mất trên những trang thơ của Hàn Mặc Tử:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Thiên nhiên cứ thế sang rực lên, tươi tắn và khỏe khắn. Cách dùng từ “nắng mới lên” gợi cho người đọc liên tưởng đến nắng đầu ngày, nắng bình minh khoan thai, dễ chịu và nhẹ nhàng. Nắng mới lên đậu trên hàng cau xanh vút khiến người đọc mường tượng đến một khung cảnh thanh mát và trong lành. Sự dung hòa giữa sắc vàng của nắng cũng như sắc xanh của cây cối khiến thiên nhiên trở nên tràn đầy sức sống. Ta có thể thấy sự yên bình đan xen sự tươi mới, cảnh bình minh được vẽ qua chỉ qua vài con chữ nhưng đủ làm lay động bất cứ trái tim sắt đá nào. Nhà thơ Bích Khê đã từng viết:

Vĩ Dạ thôn! Vĩ Dạ thôn
Biếc che cành trúc không biền mà say

Có lẽ thiên nhiên nơi đây luôn dạt dào thi liệu, đã bước vào trong tâm hồn của các thi nhân một cách thật tự nhiên.

Ở câu thơ tiếp theo:

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Nhà thơ càng khắc họa rõ nét đẹp của thiên nhiên Vĩ Dạ. Tính từ “mướt” vừa miêu tả màu sắc, vừa miêu tả cảm giác, khu vườn như lướt nhẹ qua làn da của người đọc, ướt đẫm sương mai và gió lành sáng sớm. Cách sử dụng từ độc đáo khiến bài thơ như mềm hẳn đi. Ở câu thơ thứ ba, tác giả dùng đại từ phiếm chỉ “vườn ai” như để hỏi người nhưng cũng là tự hỏi mình. “Vườn ai” vừa bộc lộ sự kín đáo, e dè, vừa thê hiện sự tinh tế và sâu sắc của nhà thơ. “Vườn ai” thì chính trong trái tin của nhân vật trữ tình đã hiểu quá rõ, quá sâu sắc rồi. Màu xanh của khu vườn là một màu xanh rất đặc biệt và lạ kì. “Xanh như ngọc” chính là màu xanh vừa trong lành vừa tinh khôi.

Ở những câu thơ tiếp theo, thiên nhiên đã bắt đầu vương vấn chút buồn:

Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…

Cảnh vật nhuốm màu chia li, gió và mây vốn là hai hình ảnh sóng đôi, nay lại bị tách biệt. Câu thơ như chùng hẳn xuống giữa khúc dạo đầu đầy sức sống của nắng ở đầu bài thơ. Nhà văn bắt đầu cảm nhận được nỗi buồn của mình hòa vào trong với cảnh vật, man mác và đầy da diết. Các hình ảnh không ăn nhập với nhau, có sự đứt quãng vì vậy mà cảnh trong những câu thơ này có sự rời rạc. Tính từ “buồn thiu” thể hiện rất rõ tâm trạng của thi nhân, một nỗi buồn không thể nói thành lời, có vẻ đơn giản song bất lực. Cảnh thơ thứ hai nhòe dần, chìm dần trong ảo giác, các chất liệu thi ca bứt phá ra ngoài khuôn khổ cấu trúc của thi ca cổ. Tứ thơ mở ra toàn những nghịch lý trái lẽ tự nhiên

Tìm hiểu thêm: Sóng – Tiếng Lòng Thổn Thức Của Người Con Gái Khi Yêu

Bức tranh thiên nhiên và con người xứ Huế trong Đây Thôn Vĩ Dạ

>>>>>Xem thêm: Nhà thơ Thanh Thảo: Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

Hình ảnh con người xứ Huế

Trong bài thơ, cảnh và người luôn sóng đôi với nhau,  gắn bó không trời, cứ một câu cảnh sẽ đan xen một câu về người. Hình ảnh con người trong bài thơ như một nét chấm phá, không xuất hiện rõ ràng nhưng chính sự mơ hồ đó đã tạo nên điểm nhấn:

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Ca dao xưa có câu:

Mặt em vuông tựa chữ điền
Da em thì trắng áo đen mặc ngoài
Lòng em có đất có trời
Có câu nhân nghĩa có lời thuỷ chung

Ngày xưa, mặt chữ điền là nét phúc hậu của người con gái, là nét đẹp không thể trộn lẫn. Hàn Mặc Tử tuy không nói thẳng, nhưng đã nhằm ẩn ý hình ảnh của một thiếu nữ xứ Huế. Hình ảnh của cô gái ẩn hiện sau tán lá trúc tạo cảm giác nhẹ nhàng, cảnh và người như hòa làm một. Giữa lá trúc và mặt chữ điền là một sự phối hợp mang tính chất biểu trưng: vừa quý phái sang trọng, vừa dân dã bình dị tạo nên cốt cách văn hóa của con người xứ Huế. Vừa đủ sự tinh khôi, trong trắng mà không cần tới những ngôn từ hoa mĩ. Câu thơ mở đầu cho mạch cảm xúc chuẩn bị trào dâng về sau. Vì vậy hình ảnh con người cũng mới chỉ lấp ló xuất hiện

Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?

Trăng là một thi liệu đặc trưng của Hàn Mặc Tử:

Trăng! Trăng! Trăng! Là trăng trăng trăng
Ai mua trăng tôi bán trăng cho

Đối với nhà thơ, trăng là sự hiện thân của rất nhiều hình ảnh. Trăng ở đây, có lẽ những kí ức của thi nhân dành cho con người xứ Huế, cụ thể là người ông đã yêu. Cảnh vật đột ngột đượm buồn, hình ảnh chiếc thuyền đơn côi đậu mặc trên sông đang dát vàng ánh trăng, chuyên chở nỗi niềm của thi nhân. Một hình ảnh sông trăng đã được cách điệu lên, ánh trăng đẹp nhưng như là một sự mơ hồ, ảo ảnh về một người mà tác giả đang chờ đợi. Trong cái khung cảnh buồn thiu, lay lắt kia, dưới ánh trăng soi rọi là một hình ảnh một con thuyền cô độc vẫn đang nằm im, vẫn chưa rời bến. Và như một sự thúc giục, thuyền ơi sao lại nằm im như thế, sao vẫn chưa đi đón người đó cùng với ánh trăng trong cái đêm tối này. Sự cách điệu, nhân hóa, đã khiến cho sự buồn bã và nhung nhớ được tăng lên.

Câu thơ ấy chính là những dự cảm của thi nhân, dự cảm về một tình yêu bị đứt đoạn, thời gian gấp gáp và tình người lại chậm rãi không hiểu được cho nỗi niềm “thèm trăng” của nhà thơ.

Ở đoạn thơ cuối, con người vẫn mang nét mờ ảo như thế:

Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?

Tất cả đều bao bọc trong kí ức của nhà thơ, hóa ra cảnh hay người cũng chỉ là trong kí ức. Khách đường xa được lặp lại hai lần như nhằm diễn tả những bước chân đang khuất dần, người con gái đang quay lưng và đi xa nhà thơ. Câu thơ vang lên đầy thảng thốt, chập chờn vô định. Hình ảnh “áo trắng” tạo cảm giác mông lung, vào thời điểm này, thị lực của nhà thơ đã kém đi rất nhiều, thật đau đớn thay, khi ngay cả trong kí ức, hình ảnh ông hằng mong nhớ nay cũng không còn đậm nét. Người chỉ còn là cái bóng. Sương trắng, áo trắng, hai thứ màu trắng hòa vào nhau. Cái nhân ảnh của kỷ niệm đang vỡ tan ra cùng sương khói. Cái màu trắng của ảo giác rất hư vô này đã đẩy thơ Hàn Mặc Tử đến bến bờ siêu thực: trắng như tinh, trắng rợn mình…Để rồi kết thúc là câu hỏi đầy đau đớn:

Ai biết tình ai có đậm đà?

Câu hỏi tu từ gợi cảm giác lo âu trong Hàn Mặc Tử, rằng những con người ông yêu thương nay đã không còn bận tâm đến nhà thơ nữa.

Xem thêm: Những bài thơ hay nhất của nhà thơ Hàn Mặc Tử

Một xứ Huế đẹp mộng mơ qua hình ảnh thôn “Vĩ Dạ” nhưng lại đượm buồn, nhung nhớ. Bài thơ mượn hình ảnh thiên nhiên, để gột tả nên tâm trạng một con người đang cô đơn và chờ đợi. Thôn Vĩ chính là một hình ảnh đẹp về một vùng đất của xứ Huế sẽ làm say đắm lòng người, và sẽ làm mê mẩn những tâm hồn thi sĩ.

Thảo Nguyên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *