“Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh là hành trình của một vị cố nhân vượt không gian và thời gian để tìm về với một thời xa cách. Quê hương âm vang trong hồn thơ của Tế Hanh một cách lấp lánh và trong trẻo khôn cùng. Bài thơ là một dòng tự sự dài song ngập tràn cảm xúc của một đứa con dành cho quê hương yêu dấu của mình.
Bạn đang đọc: Bình giảng bài thơ Quê hương của Tế Hanh
Cái làng chài nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng nước bao vây cách biển nửa ngày sông đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tế Hanh, đã trở thành nỗi nhớ da diết để ông viết nên những vần thơ thiết tha, lai láng. Trong dòng cảm xúc ấy, Quê hương là thành công khởi đầu rực rỡ. Bài thơ là một dòng cảm xúc mạch lạc không thể ngắt quãng.
1. Cảnh con thuyền ra khơi
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Khổ thơ đầu bắt đầu với dòng tự sự, nhà thơ miêu tả chi tiết quê hương của ông – quê hương của những người chài lưới. Câu thơ như mang trong mình vị mặn của biển cả, oi nồng và nóng bức. Từ ý thơ miêu tả khái quát cảnh làng quê, nhà thơ hoài niệm về một thời đã xa trong tuổi thơ của chính mình:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Khung cảnh thiên nhiên hiện lên đầy diễm lệ, trong xanh và ngọt mát. Cách ngắt nhịp của câu thơ như thể đang liệt kê, nhà thơ chỉ chọn những điểm nhấn quan trong nhất để miêu tả cảnh sinh hoạt đời thường của người dân làng quê. Trước mắt người đọc, buổi bình mình đầy trong trẻo hiện lên với đủ hương và sắc, bức tranh thủy mặc có ánh sáng, có gió mát được vẽ lên chỉ bằng một câu thơ. Trong thiên nhiên chan hòa, cuộc sống của ngư dân được lồng ghép vô cùng tinh tế, khơi trọn xúc cảm dạt dào đối với quê hương.
Cách miêu tả trong thơ vô cùng hồn nhiên để giữ trọn vẹn cảm xúc của một người còn xa quê nay mong ngóng trở về. Tuổi thơ luôn là niềm cảm hứng dạt dào của các thi nhân:
Mỗi lần nắng mới hát bên song
Xao xác gà trưa gáy nào nùng
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng
Chập chờn sống lại những ngày không.
(Nắng mới)
Và Tế Hanh không phải là một ngoại lệ.
Khổ thơ tiếp theo, nhịp thơ chuyển mình sôi động mạnh mẽ:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Đằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc hoạ tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó.
Những người ngư dân mang trong mình hồn của đất, tự hào của quê hương chinh phục biển cả bao la. Hình ảnh chính trong khổ thơ là hình ảnh con thuyền dũng mãnh, tượng trưng cho sức mạnh to lớn của người dân làng chài, họ sở hữu một ý chí kiên cường mà biển cả to lớn cũng không thể khuất phục được nó. Huy Cận đã từng viết:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Những con thuyền tượng trưng cho hồn làng chài, mạnh mẽ và uy nghiêm, mang tâm thế làm chủ thiên nhiên.
2. Cảnh con thuyền trở về
Điều kì lạ là khi nhà thơ miêu tả về những chuyến ra khơi đánh cá, lại không có cảnh đánh cá. Khổ thơ tiếp theo không gian đột ngột chuyển hướng:
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Tìm hiểu thêm: Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Xuân Quỳnh
Điều này chứng tỏ bài thơ được viết theo mạch cảm xúc, không cần có sự lô gich trong miêu tả, bản thân nhà thơ cũng không phải là một người đánh cá, đó là lí do nhà thơ bỏ qua cảnh tượng này, để bài thơ thật nhất với những gì mình đã trải qua và chứng kiến. Không khí vui tươi tràn ngập bài thơ, nhà thơ cảm nhận sự hồ khởi trong ánh mắt của mỗi người dân làng chài khi chứng kiến thành quả lao động của mình. Bên cạnh đó, câu thơ: “Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe” phần nào thể hiện sự lo lắng của người thân của những người ngư dân. Bởi mỗi chuyến ra khơi là một lần chiến đầu với biển cả hung bạo luôn có những hiểm nguy, điều này làm nâng thêm niềm vui của mọi người. Ở đây chỉ có âm thanh ồn ào; chỉ có trạng thái tấp nập, nhưng rõ ràng là một không khí vui vẻ, rộn ràng, thoả mãn. Nhờ ơn trời như là tiếng reo vui, tiếng thở phào nhẹ nhõm cảm tạ thiền nhiên trời biển đã giúp đỡ. Phải con em làng chài mới thấy hết được niềm vui bình dị khi đón ghe đầy những con cá tươi ngon.
Nều những khổ thơ bên trên, nhà thơ chỉ miêu tả khái quát, thì ở khổ tiếp theo, ống kính đã được di chuyển gần hơn:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
>>>>>Xem thêm: Truyện tranh Niềm vui từ bát canh cải
Đây có thể nói là khổ thơ hay nhất trong tác phẩm. Nhà thơ tựa như một nhà điêu khắc chuyên nghiệp, khắc họa hình ảnh người ngư dân chi tiết và chân thực nhất. Nhà thơ chỉ chọn hai chi tiết đó là làn da và hơi thở để miêu tả. hình ảnh “làn da ngắm rám nắng” hiện lên để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc thì ngay câu thơ sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” – Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Những người ngư dân mạnh mẽ được miêu tả như những đứa con của biển cả.
Con thuyền được miêu tả sau một cuộc hành trình gian khổ, lặng lẽ và im lặng. Tựa như những con người sau khi chinh phục tự nhiên lại trở về với dáng vẻ khiêm tốn thường ngày, không khoe khoang thành tích. Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân
3. Nỗi nhớ quê hương da diết
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Mở đầu là hoài niệm và kết thúc bằng nỗi nhớ. Không cần phải sử dụng nhiều từ loại mạnh, chỉ một tính từ nhớ thôi cũng đủ để làm nổi bật nên xúc cảm của nhà thơ. Đỗ Trung Quân đã từng viết:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương có ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
Nỗi nhớ quê da diết khiến hồn thơ trở nên đằm thắm. Tế Hanh nhớ mùi nồng mặn – mùi của biển cả, của núi trời bao la, của những chiếc thuyền mệt mỏi trên bến đỗ, của một hồn quê rực rạo. Nỗi nhớ giản dị nhưng đủ tha thiết, câu thơ giản đơn nhưng đủ lắng đọng, như vậy là đủ cho một đứa con xa nhà, đang hoài niệm về “Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi”, những điều nhỏ bé đã làm nên một nhà thơ lớn.
“Quê hương” được viết khi nhà thơ mới 18 tuổi, câu thơ không có sự mĩ miều nhưng có đủ cảm xúc, đơn giản song đủ để truyền tải nỗi nhớ quê hương da diết, từ đó khơi gợi nỗi nhớ quê hương trong trái tim người đọc.
Thảo Nguyên