Bi kịch văn sĩ Hộ trong tác phẩm Đời thừa của Nam Cao

Nam Cao là nhà văn rất đặc biệt, các tác phẩm của ông trước cách mạng tháng 8 đều thể hiện rõ sự bế tắc của những người tri thức, nông dân thời bấy giờ. Nam Cao không bao giờ viết về cuộc sống nửa vời, đối với ông, sự thật ông phản ánh bao giờ cụng phải là đỉnh cao của sự bi kịch, tựa như lưỡi dao sắc bén, cứa sâu vào cuộc sống để mà phán ánh, để mà phê phán. “Đời thừa” viết về bi kịch của những người tri thức ấy trong thời kì văn học nghệ thuật không có đất để phô diễn. Tác giả tập trung chủ yếu vào phần bi kịch tinh thần của văn sĩ Hộ.

Bạn đang đọc: Bi kịch văn sĩ Hộ trong tác phẩm Đời thừa của Nam Cao

Bi kịch văn sĩ Hộ trong tác phẩm Đời thừa của Nam Cao

Bi kịch cuộc đời

Người trí thức tiểu tư sản là một hình ảnh nổi bật trong những sáng tác của Nam Cao. Viết về người trí thức, ông không chỉ viết bằng vốn liếng, quan sát của mình mà còn viết với sự thông cảm sâu sắc. Bản thân cuộc đời ông lắm gian nan nhưng ông không chỉ quan tâm đến sự thiếu thốn về vật chất, mà điều ông đặc biệt để ý đến là những trăn trở day dứt, thể hiện những khát vọng cao cả, những sự nghiệt ngã trong cuộc đời thực đã dìm xuống. Cuộc đời của Hộ là một tấn bi kịch lớn, được tạo thành từ sự tương phản. Đó là cái đối lập giữa triết lí tình thương cao cả với sự thật khốn nạn của cơm áo gạo tiền. Giữa ước muốn, vọng tưởng về vai trò của bản thân và hành động như một kẻ tầm thường vũ phu.

Hộ đã cứu vớt mẹ con Từ, xuất phát từ chính triết lí tình thương cao cả mà mình đã đặt ra. Nhưng cuộc đời không chỉ đơn giản muốn là được, mâu thuẫn giữa lý tưởng và hành động đặt Hộ vào trong bi kịch đầu tiên của cuộc đời. Rộng lượng cứu giúp người khác trong cơn hoạn nạn, nhưng hành động của Hộ lại không giống một người chồng thực sự, rượu chè, hoang phí, chửi mắng vợ con. Một Hộ khi đang say khác hẳn với khi tỉnh, anh ta nhận thức được rất rõ lỗi lầm của mình nhưng không cách nào dứt ra được cái vòng luẩn quẩn tự mình tạo ra. Anh yêu thương gia đình, hế nhưng chính bản thân anh cũng giết chết phần người nhất trong con người của anh. Anh nghĩ cạn quá khi xem chính gia đình là nguyên nhân cho cái bi kịch vỡ mộng sự nghiệp. Nào có phải thế đâu, Từ đảm đang, hiền thế cơ mà. Xã hội, chính xã hội “chó đểu” lúc bấy giờ là ngọn nguồn xuất phát bao đau khổ. Xã hội đã không đánh giá đúng tài năng và vì xã hội đã làm nghèo ngày càng nghèo, bị áo cơm ghì chặt đến nghẹt thở.

Và thế là Hộ bắt đầu sống cuộc đời thừa, một cuộc đời chết mòn, sống mòn, kiếp sống không lối thoát.

Tìm hiểu thêm: 100 Điều Nên Biết Về Phong Tục Việt Nam

Bi kịch văn sĩ Hộ trong tác phẩm Đời thừa của Nam Cao

>>>>>Xem thêm: Hình ảnh người nông dân trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao

Bi kịch văn chương

Bi kịch văn chương là bi kịch chủ yếu của Hộ. Cũng được tạo nên từ sự tương phản giữa lý tưởng cao cả của bản thân và hiện thực thối nát. Hộ quan niệm, ôm ấp hoài bão về sự nghiệp, đối với anh “nghệ thuật là tất cả”. Anh khinh thường những tủn mủn về vật chất: “ đói rét không có nghĩa gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng”. Anh luôn mơ ước về một tác phẩm để đời “phải làm mờ hết những tác phẩm cùng ra một thời”. Anh phải đạt được giải Nobel, làm sáng danh của anh, rạng rỡ nền văn học nước nhà. Với anh “sự cẩu thả trong văn chương thì thật đê tiện”, “văn chương không cần những người thợ khéo tay làm theo mẫu đưa cho”, và nó “đòi hỏi sự đào sâu, sáng tạo…”. Những lý tưởng, quan điểm về văn chương vô cùng đúng đắn và cao đẹp. Nhưng bi kịch của Hộ lại bắt nguồn từ chính những lý tưởng này, những gì anh làm hoàn toàn trái ngược với những gì anh mong muốn.

Đau đớn thay, khi những tủn mủn về vật chất chưa bao giờ anh đề cao lại trở thành nỗi lo thường ngày, ám ảnh thường trực. Anh là trụ cột trong gia đình, trước khi lo cho sự nghiệp văn chương của mình, anh phải lo cho gia đình mình trước. Ở thời kì cái đói ám ảnh thành mùi, thành màu thành vị, Hộ phải kiếm tiền chạy cơm từng bữa. Sức nặng của cơm áo gạo tiền khiến anh phải viét những tác phẩm thị trường, Để có tiền Hộ buộc lòng phải sản xuất ra những mớ văn chương viết vội, nhưng trang tiểu thuyết ngôn tình sến sẩm để lừa độc giả. Mỗi khi đọc thấy những bài viết cẩu thả của mình trên một tạp chí, hay một tờ báo nào đó Hộ thường bực bội vò nát bài báo mà không bao giờ dám đọc lại vì cảm thấy xấu hổ..

Cái tâm của người làm nghệ thuật phải nhường lại cho đồng tiền. Bi kịch của Hộ nằm ở chỗ anh rất ý thức được việc làm sai trái của mình nhưng không thể làm cách khác, anh vẫn phải tiếp tục viết những tác phẩm rác rưởi để lấy tiền nhuận bút cho gia đình của bình. Sự trái ngược giữa hành động và lý tưởng đẩy Hộ lún sâu vào bi kịch, biết rõ hoàn cảnh của mình nhưng không thể chạy thoát.  Xuân Diệu từng có những câu thơ:

Nỗi đời cay cực đang giơ vuốt,

Cơm áo không đùa với khách thơ.

Một nhà văn cần có tâm hồn thoải mái để sáng tạo nghệ thuật, đó là một hành trình đòi hỏi sự tập trung cao độ, song người tri thức trước cách mạng tháng 8 lại phải chịu ảnh hưởng từ quá nhiều yếu tố bên ngoài. Hiện thực nhỏ bé không đủ chứa đựng những ước mơ cao đẹp. 

“Đời thừa” đã xuất sắc làm nổi bật lên những bi kịch của người tri thức trước cách mạng tháng 8, bi kịch nào cũng chạm vào tận cùng của sự đau đớn. Tác phẩm của Nam Cao như nụ cười gằn nhẹ, đả kích và phê phán kịch liệt hiện thực thời bấy giờ.

Thảo Nguyên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *