Ý nghĩa của câu “Một điều nhịn, chín điều lành”

Con người sống trong xã hội sẽ có rất nhiều mối quan hệ khác nhau, tốt có, xấu có và cũng không thể tránh khỏi xảy ra những tranh cãi, quan điểm trái chiều nhau. Tuy nhiên, mỗi người lại có một cách giải quyết, xử lí nhưng cuộc tranh cãi đó một cách khác nhau. Và ông cha ta có câu tục ngữ: “Một điều nhịn chín điều lành” răn dạy chúng ta dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng nên biết kiềm chế bản thân không nên nóng giận dù có chuyện gì xảy ra để không làm mất đi những thứ quý giá của đạo làm người.

Bạn đang đọc: Ý nghĩa của câu “Một điều nhịn, chín điều lành”

Ý nghĩa của câu “Một điều nhịn, chín điều lành”

1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “Một điều nhịn chín điều lành”

Nghĩa của từ “nhịn” mà câu tục ngữ nhắc đến không chỉ mang với nghĩa là nhường nhịn, nhẫn nại mà mở rộng ra hơn còn là sự rộng lượng, khéo léo bỏ qua cho những lỗi lầm sai trái của người khác, không đôi co, hung hăng, tiếp tục làm tới trong bất kì một cuộc cãi vả xung đột nào. Còn từ “lành” được hiểu là kết quả tốt đẹp, được quả lành về sau, được bình an, vô sự như mọi người mong muốn. Số từ cụ thể “một” và “chín” đi kèm với hai từ “nhịn” và “lành” trong câu này mang ý nghĩa nhấn mạnh vai trọ của sự nhẫn nhịn trên cán cân. Nghĩa là chỉ việc nhẫn một ít ỏi mà ta nhận được đến chín hoặc nhiều hơn rất nhiều điều an lành. Nhẫn nhịn, nhún nhường một chút để đạt được kết quả tốt đẹp lâu dài về sau.

Câu tục ngữ không mang tính nhu nhược, hèn nhát bởi vì nếu muốn giữ lấy cho mình sự bình yên mà nhẫn nhục bất kể điều gì. Sống trên đời, những chuyện khiến bản thân phải nóng giận hay mâu thuẫn rất thường xuyên xảy ra. Mỗi lần như thế, chúng ta thường giận dữ mà lao vào nhau giải quyết trong sự nóng giận thì sẽ thiệt hại rất nhiều, thay vì như vậy thì chỉ cần nhịn một chút để mọi chuyện được êm đẹp, mọi người nhẹ nhàng với nhau và vẫn giữ được các mối quan hệ suôn sẻ. Nhường nhịn ở đây không phải là tự hạ thấp bản thân, mà để giữ hòa khí với mọi người xung quanh và an toàn cho bản thân chúng ta. Đôi lúc nhẫn nhịn là chịu thiệt về bản thân, nhưng đổi lại ta được mọi người yêu quý, kính trọng và nhận lại được những điều tốt lành cho bản thân và những người xung quanh.

Tìm hiểu thêm: Những bài thơ hay nhất của nhà thơ Xuân Quỳnh

Ý nghĩa của câu “Một điều nhịn, chín điều lành”

>>>>>Xem thêm: Truyện tranh Ba điều ước

2. Nhẫn nhịn cũng là một cách sống đẹp

Khi có một sự xung đột xảy ra, ta không nên hiếu thắng hay vì cái tôi nhỏ nhen mà chuyện bé muốn xé ra to mà nên rộng lượng nhìn nhận và bỏ qua những vấn đề không đáng gây ra ẩu đả để không làm mất hòa khí hai bên lại dễ dàng giải quyết được mọi chuyện. Con người không thể sống đơn lẻ mà sống trong cộng đồng, tập thể với rất nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau. Nếu con người muốn sinh tồn và phát triển hơn thì phải biết đoàn kết, hợp tác với nhau, cần xác định được mâu thuẫn nào là cơ bản, là chủ yếu, để tìm ra cách giải quyết tốt nhất, tránh tan vỡ, tổn thất. Như vậy, nhịn vừa là một cách sống, phẩm chất sống đẹp, vừa là phương pháp đối nhân xử thế quan trọng ở đời.

Nhường một bước khi gặp phải chuyện tranh chấp được là tốt, song ông cha ta không thể nào khuyên con cháu mình nhu nhược, đớn hèn tới mức không dám phản kháng lại những điều xấu xả cả. Chúng ta phải hiểu rõ bản chất của chữ “nhịn” và áp dụng vào từng hoàn cảnh cho phù hợp. Nhịn có nghĩa là nhẫn nhịn chứ không phải là nhịn nhục. Chúng ta là những con người sống văn minh, cư xử theo truyền thống và đạo lý. Chúng ta có thể nhường nhịn với những người thiếu hiểu biết hoặc chưa hiểu chuyện nhưng thái độ luồn cúi thì không thể được, tuyệt đối không đứng yên khoan nhượng với những chuyện không công bằng hay chuyện trái với luân thường đạo lý. Vậy nên, tùy người đối diện và tùy vào tình huống mà ta áp dụng “Một điều nhịn chín điều lành” sao cho phù hợp nhất, tránh để bản thân hay những người mình thương yêu bị thiệt thòi quá nhiều.

Trong bất kì tình huống nào, người biết nhường nhịn có ý thức cao độ, biết làm chủ bản thân mình, rất bình tĩnh, từ lời nói đến cử chỉ hành động đều rất nhẹ nhàng và từ tốn. Trong gia đình, đối với ông bà, ba mẹ, vợ chồng hay anh em nếu luôn sống hòa thuận, biết kính trên nhường dưới, cảm thông cho nhau thì gia đình sẽ luôn luôn hạnh phúc. Đừng vì một chút ganh đua, lòng tham mà tranh giành nhau quyết liệt, đánh nhau gây đổ máu, thậm chí là xảy ra án mạng thương tâm. Mỗi người nhịn một chút cũng không sao, bỏ qua chuyện ấy, anh em lại hòa thuận như xưa, mọi chuyện không vui cũng theo đó mà biến mất, cuối cùng không có ai phải buồn, gia đình lại ấm êm và an lành như lúc ban đầu. 

Thời đại ngày nay, cuộc sống trong xã hội trở nên rất phức tạp nên mỗi người phải trải qua nhiều điều và sóng gió cứ thế mà ập đến lúc nào không hay. Mỗi chúng ta đều cần đến sự nhường nhịn chịu thiệt về bản thân một chút thì mới có thể xây dựng được những mối quan hệ bình thường không gây thù với những người xung quanh. Khi người ta cố tình làm hại đến mình vì sự ganh ghét, việc làm ấy chỉ là những việc nhỏ trong cuộc sống mà thôi và bản thân mình biết điều đó nhưng do bản thân chưa đủ khả năng để nói rằng họ đang hại mình thì hãy nên nhịn. Cái sự nhẫn nhịn ấy một phần sẽ khiến cho người kia cảm thấy chán nản khi mình không nổi giận, một phần để mình tìm cơ hội bóc mẽ người ta. Có những lúc chính vì sự chịu thiệt về bản thân mình lại làm cho chính người ghét mình trở nên yêu mến và khâm phục mình hơn.

Chúng ta hãy nhớ lấy câu tục ngữ: “Một điều nhịn chín điều lành” để giữ lấy sự hòa nhã, an bình làm trọng dù có bất kì chuyện gì xảy ra. Khi đã hiểu đúng ý nghĩa thực sự của câu tục ngữ sẽ giúp cho mỗi người biết cách kiềm chế cảm xúc và điều chỉnh hành vi ứng xử phù hợp để luôn nhận được điều lành. Từ đó hoàn thiện nhân cách và có một cuộc sống tốt đẹp hơn. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *