Tôi Đã Ăn Cả Cánh Đồng Hoa của nhà văn Di Li

“Lắm lúc tôi cứ nghĩ, những tác phẩm âm nhạc, kiến trúc, hội họa, điện ảnh, văn chương được đời đời lưu giữ, nâng niu, tác giả của chúng được ghi danh và trân trọng, thậm chí được lập bảo tàng, còn ai là người đầu tiên tạo nên phở, bún, chả, bánh cuốn, hay thậm chí chè long nhãn thì nào ai biết, dù xét về phương diện nổi tiếng thì chúng cũng chẳng kém gì.” Những lời mở đầu của tác giả Di Li cho chúng ta thấy một sự thật rằng ẩm thực Việt Nam rất phong phú và đa dạng nhưng lại chưa nhận được nhiều sự quan tâm. Ẩm thực không chỉ là ăn uống mà còn là hồn cốt, là một phần tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Và hiểu rõ điều này, Di Li đã viết một cuốn tản mạn về ẩm thực, chia sẻ về ẩm thực từ thưởng thức những kỳ hoa dị thảo của một người thích đi, háo hức với ẩm thực năm châu bốn biển và cả những hương đồng cỏ nội rất đỗi thân quen mà bỗng trở nên là lạ dễ thương với cách nhìn, cách thấm rất “Di Li” qua cuốn sách Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa.

Bạn đang đọc: Tôi Đã Ăn Cả Cánh Đồng Hoa của nhà văn Di Li

Tôi Đã Ăn Cả Cánh Đồng Hoa của nhà văn Di Li

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shoppe

Một cuốn tản mạn về ẩm thực, cho dù có kém sang so với một cuốn phê bình văn học, thì âu cũng là để tỏ lòng biết ơn với những người sáng tạo nên các tác phẩm bất hủ tuyệt vời ấy. Và ẩm thực, dù chỉ là một viên kẹo rẻ tiền hay bữa tiệc cung đình thì cũng đều là những hồi ức ngọt ngào và thi vị, để mỗi lần hoài niệm dội về, lại nhói lên cái không gian ấy, những con người ấy, đã cùng ta nếm trải dư vị cuộc đời.

Món của ngày xưa

Chắc ai là thế hệ 8x sẽ nhớ về một thời bao cấp với tem phiếu và cuộc sống ở những khu tập thể. Dù hoàn cảnh thời đó đói kém, nghèo khổ, khốn khó nhưng khi đã trải qua thì sẽ thấy rằng thời bao cấp đầy chất thơ trong hoài niệm. Chắc thế hệ ngày nay của chúng ta sẽ không biết đến cơm độn bo bo, xếp gạch trước cửa hàng mậu dịch là như thế nào, nhưng những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đó lại cảm thấy rằng may mắn được trải qua.

Các nhà thơ nhà văn như Vũ Bằng, Thạch Lam cũng thương nhớ quá khứ về khoản ăn uống. Vũ Bằng thì kể về món lúa nướng rẻ tiền đã làm ấm áp cả tuổi thơ ông. Hay trong cuốn Mùi ký ức của nhà văn Nguyễn Quang Thiều dài tới 200 trang nói về những món ăn của tuổi thơ làng Chùa. Những món muối riềng, muối sườn, chả hến, trứng chưng tương, gỏi cá diếc dường như đã tuyệt chủng ngày nay ngay cả ở nông thôn.

Thời đó, những món ăn vặt cũng rất đặc biệt mà ngày nay trẻ em hiếm khi có dịp ăn lại. Trong rổ quả vặt của người bán rong cổng trường có những miếng quế bé nhỏ, kẹo bột, kẹo gôm, chùm dâu da chín, rồi còn có loại quả đặc biệt là quả chua chát ngọt. Thời bao cấp cũng là khi những tiếng ai mua lông gà lông vịt vang khắp xóm, tiếng của bác thu mua dép nhựa mà giờ đây vẫn có nhưng thưa thớt dần và có khi sẽ mất hẳn.

Nhắc đến thời bao cấp là phải nhắc đến cửa hàng mậu dịch. Hay nói cách khác cửa hàng mậu dịch là một bào tàng thu nhỏ của thời bao cấp. Những bàn ăn từ chân máy khâu, đôi dép cao su làm bằng lốp xe, chiếc xe đạp trứ danh và bát đĩa tráng men như thập niên 1980. Có những người muốn tìm lại cảm giác ngày xưa thì vô đây gọi một suất. Thưở mậu dịch người ta vào mua bát phở nhưng không ăn một mình mà mang về mỗi người ăn một chút. Muốn no thì cho cơm nguội ăn với nước phở.

Có lẽ những món ăn của ngày xưa, của một thời bao cấp đều gợi lại trong tâm trí con người ta những kỷ niệm và sẽ chẳng thể quên.

Tôi Đã Ăn Cả Cánh Đồng Hoa của nhà văn Di Li

Hồn phở

Nhắc đến ẩm thực Việt Nam thì không thể nhắc đến món phở. Món phở không chỉ quen thuộc với người Việt Nam mà bất cứ ai đến Việt Nam từ bất cứ phương trời nào cũng sẽ muốn thưởng thức món ăn này. Vì vậy, nói không ngoa khi phở chính là linh hồn ẩm thực Việt.

Những ai đi sang nước ngoài, xa quê thì đều thèm món phở Việt Nam. Không phải là bên nước ngoài không có món phở mà để thưởng thức món Phở có hồn Việt Nam thì không phải đâu cũng có. Đó là lý do tại sao những người Việt Nam xa xứ khi về Việt Nam sẽ phải ghé ngay quán phở làm ngay một bát cho thỏa nỗi lòng.

Phở Thìn Lò Đúc, phở Lý Quốc Sư, phở Bát Đàn là những quán ăn nổi tiếng về Phở và thu hút đông đảo những người yêu phở đến ăn. Cảm giác nhìn người bán hàng mở nồi nước phở nghi ngút khói sau đó là cảm nhận bát phở bằng tất cả các giác quan. Hít hà hương thơm bay lên từ nồi nước dùng đang sôi trên bếp than, nghe tiếng dao gõ trên mặt thớt gỗ nghiến để hình dung ra những miếng thịt bò bắp ướp gừng giòn tan sắp được thả vào bát, nhìn thấy đôi tay thoăn thoắt của người bán phở, và cảm nhận thấy hơi ấm lan tỏa từ những kệ bếp khổng lồ cáu đầy muội than trong một sáng mùa đông lạnh. Chỉ vậy thôi bạn sẽ thấy yêu ẩm thực hơn rất nhiều và đặc biệt là muốn thử một buổi sáng mùa đông dậy sớm phóng con xe máy lượn quanh các con phố và ghé vào hàng phở làm một bát cho ấm bụng. Nghĩ vậy thôi là đủ tuyệt vời rồi.

Tìm hiểu thêm: Review Sách Phụ Nữ Thông Minh Không Ở Góc Văn Phòng

Tôi Đã Ăn Cả Cánh Đồng Hoa của nhà văn Di Li

Bánh mì

Nếu bạn chỉ có mươi mười lăm ngàn mà muốn được một bữa vừa no bụng vừa thăng hoa cảm xúc ngay trên mảnh đất hình chữ S ngọc ngà này thì bạn nên ăn món gì. Câu trả lời đó chính là bánh mì. Món đó có thể nói là rẻ hơn so với các món ăn khác. Nhưng sau phở thì bánh mì là món đã chu du khắp thế giới, rồi trở thành một ngôi sao ngoại lai ở nơi mà chính nó sinh ra.

Có thể nói, bánh mì đích thị là một bản giao hưởng đường phố mà mỗi góc nẻo trên xứ Việt lại có một phong vị riêng, song vị nào cũng có cái ngon riêng. Đầu tiên phải nói đến bánh mì Hà Nội. Bánh mì Hà Nội mang âm hưởng của Pháp nhiều nhất. Các bạn tưởng chừng bánh mì khô khốc như vậy nhưng lại được dung hòa với những thứ béo mọng của bốn thức bên trong là pa tê, thịt dăm bông ba chỉ quay màu hoa hiên, xúc xích thái mỏng và ít dưa chuột ngâm chua ngọt.

Bánh mì Hà Nội chỉ cần thiếu một vị, hoặc chưa tròn vị thì thực giống như một cuộc tình đã gần lên tới chỏm Everest mà lại có tiếng réo cửa hay chuông điện thoại.

Ngoài ra còn có bánh mì phố Huế và bánh mì Hội An. Bánh mì phố Huế thì dăm bông có có nhuộm phẩm hoa hiên mà để nguyên vị. Còn bánh mì Hội An cũng có heo quay nhưng còn thêm một loại nhân nữa là xá xíu. Có thể nói, bánh mì chả cần phải được các hàng quán cao sang hay địa chi vàng mà rất đơn giản là chỉ cần một chiếc xe đẩy thôi cũng đã làm nức lòng thực khách.

Bánh mì là món quà vừa đi vừa gặm, hình như chả ai ngồi yên mà ăn bánh mì nên không có hàng quán nào thấy cần thiết phải có bàn ghế cho thực khách. Khách ăn bánh mì thường ít thời gian, đến mua rồi đi luôn thôi.

Chúng ta có thể thấy rằng Banh mi, một món ăn đơn giản, dễ làm nhưng đã vào từ điển, đã vươn ra tầm thế giới cùng với Pho và làm nên thương hiệu lớn có doanh gia. Nhưng đôi khi, bánh mì chỉ đơn giản là cứu cánh cho biết bao dân nghèo lao động, chẳng may lỡ bữa mà được miếng ngon ấm bụng, có mươi mười lăm ngàn nơi nào cũng thế, ấy mới chính là tinh thần như vậy.

Tôi Đã Ăn Cả Cánh Đồng Hoa của nhà văn Di Li

Ăn ứng dụng thời 4.0

Thời đại công nghệ 4.0 áp dụng vào kinh tế, vào khoa học thì không có gì đáng nói nhưng việc ăn uống cũng ứng dụng thời đại 4.0. Nghe thì có vẻ buồn cười nhưng thực ra lại là như vậy đấy. Thời thế thế thời thay đổi, có những điều từng là chuẩn mực thì bây giờ là sự nực cười.

Trước đây ai cũng biết mổ cá, mổ gà và nếu như ai mà nhìn thấy mấy con này sợ chết khiếp thì đố có về nhà ai làm dâu. Nhưng bây giờ, cá được mổ sẵn, gà cũng được làm sẵn về nhà chỉ việc xả nước rồi bỏ vô nồi. Ngày cả các bà nội trợ sống từ thời phong kiến rồi bao cấp cũng chả muốn tự tay mổ gà mổ cá nữa.

Rồi sau này, ngay cả việc xào nấu, nêm nếm gia vị cũng được giản tiện luôn vì tất cả lại có đồ ăn sẵn quyến rũ các bà nội trợ. Giờ bận rộn quá không nấu được thì ra Vinmart, Lotte đã có đầy đủ chỉ cần về hâm nóng lên và ăn. Nhưng tất nhiên vẫn có những người thích tự tay nấu những món ăn để đảm bảo vệ sinh cho gia đình của mình.

Ngày nay cũng chẳng cần phải đi đến cửa hàng để mua đồ ăn. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh và các app như Foody, Now.vn, Grab là bạn có ngay bạn muốn ăn và nóng sốt. Các bạn chỉ cần suy nghĩ ăn món gì mà thôi. Còn mọi thứ sẽ có shipper lo.

Tuy nhiên khi ứng dụng quá tiện lời như vậy thì khiến con người càng xa nhau hơn. Đâu còn cảnh ấm áp mà nhà văn Nguyễn Quang Thiều mô tả trong Mùi của ký ức: “Hai mẹ con cứ ngồi trong bếp than hồng những ngày đông giá rét như thế với đủ những thứ chuyện trong mùi thơm của khói và của món cá nướng”. Hay trong tùy bút Món ngon và gia vị cảm xúc của Trần Tiến Dũng: “Trong gian bếp sáng lửa lá dừa, bên cái chảo gang, da mặt má tươm mồ hôi, hườm hạnh phúc. Những chiếc bánh xèo trong chảo vàng như đóa hướng dương, được bàn tay cầm vá của gấp đôi và xếp gọn gàng trên miếng lá chuối.”

Hi vọng rằng công nghệ đem lại sự tiện lợi nhưng đừng vì thế mà làm mất đi vẻ đẹp của những người nội trợ trong gian bếp.

Tôi Đã Ăn Cả Cánh Đồng Hoa của nhà văn Di Li

>>>>>Xem thêm: Review Chuyện Cổ Tích Dành Cho Người Lớn

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shoppe

Thay lời kết

Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa của Di Li là một cuốn sách về ẩm thực. Cuốn sách sẽ đưa bạn qua những món ăn đặc trưng của Việt Nam, những món ăn của tuổi thơ, những món ăn từ sang trọng đến bình dân và sẽ gợi cho bạn nguồn cảm hứng với ẩm thực. Nếu bạn là một người yêu ẩm thực thì chắc chắn đây là cuốn sách dành cho bạn. Và có lẽ chính ẩm thực đã khơi gợi Di Li nguồn cảm hứng để cô trải nghiệm và ngẫm nghĩ nhiều hơn. Cuốn sách là một cuốn từ điển ẩm thực và cũng là để khuyến khích các bạn khám phá những độc đáo về ẩm thực của Việt Nam.

Review chi tiết bởi: Huy Dũng – Bookademy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *