Tố Hữu là một trong những người đi đầu trong phong trào thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ của ông luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng của đất nước. Không chỉ nổi tiếng là nhà thơ xuất sắc trong nền văn học của Việt Nam, cuộc đời của ông còn gắn bó với Đảng, với Nhà nước. Để hiểu rõ hơn về con người và sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu mời bạn đọc bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tố Hữu
1. Tiểu sử
Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920 – 2002) quê ông ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Được lớn lên trong nhà nho nghèo có truyền thống văn chương thế nên ngay từ nhỏ Tố Hữu đã được tiếp cận với văn học. Ông được biết đến là một nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam đồng thời là một chính trị gia. Tố Hữu đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
2. Quan điểm sáng tác
Nổi tiếng là nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam, Tố Hữu luôn đem đến cho bạn đọc nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau khi đọc thơ của ông. Những bài thơ ấy luôn gắn bó với các giai đoạn cách mạng của Việt Nam.
Có thể nói được sinh ra lớn lên trong hoàn cảnh đất nước trong cảnh khó khăn, Tố Hữu ý thức được trách nhiệm của một người công dân với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam lúc bấy giờ. Trải qua rất nhiều gian truân, cảnh bị tù đày đầy đau khổ thế nhưng tinh thần yêu nước trong lòng ông vẫn chưa từng dập tắt thế nên những bài thơ của ông luôn chan chứa tình yêu quê hương đất nước.
Tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu có bài thơ Từ ấy. Bài thơ thể hiện lý tưởng cách mạng sâu sắc của người thanh niên trẻ Tố Hữu vì một lý tưởng cao đẹp, anh nguyện cống hiến một đời cho sự nghiệp cách mạng của Đất nước. Ở thời điểm lúc bấy giờ bài thơ không chỉ là nỗi niềm của Tố Hữu mà còn truyền cảm hứng đến rất nhiều người với tình yêu quê hương đất nước.
Với sáng tác thơ ca, Tố Hữu luôn đặt lý tưởng cách mạng lên đầu tiên. Có thể kể đến bài thơ Việt Bắc – bài thơ được ra đời trong cuộc chia tay đặc biệt giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ kháng chiến năm 1954. Việt Bắc không đơn giản chỉ là tên của một địa danh mà còn là cơ quan đầu não trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hiểu được nỗi trăn trở của nhân dân khi đất nước đang đứng trước cuộc chiến tranh khốc liệt tác phẩm Việt Bắc xuất hiện đã thể hiện xuất sắc cảm xúc của người ra đi và người ở lại.
Quan điểm của Tố Hữu về thơ ca: “Muốn có thơ hay, trước hết, phải tạo lấy tình. Nhà thơ chân chính phải không ngừng phấn đấu, tu dưỡng về lập trường tư tưởng; xác định thật rõ ràng tầm nhìn, cách nhìn. Tự nguyện gắn bó chân thành là yêu cầu cao nhất đối với người nghệ sĩ trong quan hệ với đất nước, với nhân dân. Ngoài ra, các nhà thơ Cách mạng còn phải kiên quyết đấu tranh, không khoan nhượng trước những biểu hiện lệch lạc, với cái xấu cái ác. Tóm lại, viết thơ phải xứng đáng là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng.”
Tìm hiểu thêm: Truyện tranh Hai chú dê qua cầu
>>>>>Xem thêm: Truyện tranh Câu chuyện 3 điều ước
3. Một số tác phẩm tiêu biểu
Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Hoa và máu, Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật, Ta với ta, Nhớ lại một thời, Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta,…
4. Giải thưởng của Tố Hữu
Giải nhất giải thưởng Văn học hội Văn nghệ Việt Nam (1954 – 1955) tập thơ Việt Bắc
Giải thưởng Văn học ASEAN của Thái Lan năm 1996 cho tập thơ Một tiếng đờn
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật ( đợt 1, 1996)
Huân chương sao vàng 1994 cùng một số giải thương danh giá khác,…
5. Những nhà văn khác nói gì về Tố Hữu?
Thời đại ta đã may mắn có được nhà thơ Tố Hữu (Hoài Thanh)
Việt Bắc là đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên (Xuân Diệu)
Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca (Đặng Thai Mai – Lời giới thiệu tập thơ Từ ấy).
Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý, thì thơ sẽ sâu, nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng cũng dễ nông cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu hút ấy. Thơ của anh vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý. (Chế Lan Viên – Lời nói đầu tuyển tập thơ Tố Hữu).
Tố Hữu không tô vẽ lên nhân vật quần chúng những nét sơn hào nhoáng, giả tạo. Tình cảm của nhân vật thơ anh biểu hiện lên từ bản chất giai cấp, từ đời sống thực.Người bộ đội chiếm một địa vị quan trọng trong tập thơ Việt Bắc, chính là người nông dân nghèo khổ. (Hoàng Trung Thông – Chặng đường mới của chúng ta, 1961)
Đề tài thường được Tố Hữu khai thác trong thơ ca của mình luôn là những chủ đề hướng về tình yêu đất nước nồng nàn. Cho đến ngày hôm nay thì những áng thơ ấy vẫn để lại nhiều dấu ấn trong tim bạn đọc.
Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi và đồng hành Sách Hay 24H, sắp tới chúng mình sẽ cho ra thêm nhiều bài viết chất lượng hơn nữa hy vọng sẽ luôn nhận được sự ủng hộ của mọi người.