Tắt đèn – ngòi bút lách sâu vào hiện thực mục nát

Tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là một tác phẩm xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán trong giai đoạn 1930 – 1945. Về mặt tư tưởng và nghệ thuật, “Tắt đèn” đều có giá trị to lớn. “Tắt đèn” lấy bối cảnh của xã hội Việt Nam trước những năm 1945, để kể về gia đình chị Dậu trong những ngày đến hạn nộp sưu thuế, phải dùng đủ mọi cách để xoay tiền, phải quỳ gối trước đám lính, trước quan lại. Từ đó làm nổi bật nên sự thống khổ của người dân Việt Nam trước ách đô hộ của thực dân Pháp và chế độ phong kiến.

Bạn đang đọc: Tắt đèn – ngòi bút lách sâu vào hiện thực mục nát

Tắt đèn - ngòi bút lách sâu vào hiện thực mục nát

Tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố tác phẩm xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán

Giá trị hiện thực to lớn

Tác giả đã tố cáo và lên án chế độ sưu thuế đã biết bao người phải bán vợ đợ con để trang trải “món nợ Nhà nước”. Vụ sưu thuế đến xóm thôn rùng rợn trong tiếng trống ngũ liên thúc, liên hồi suốt đêm ngày, bọn cường hào bắt trói, đánh đập tàn nhẫn những kẻ thiếu thuế, thiếu sưu. Cái sân đình xôi thịt đã trở thành trại giam hành hạ những người nông dân nghèo khổ, hiền lành vô tội. Có thể nói “Tắt đèn” là một bức tranh xã hội chân thực, một bản án đanh thép kết tội chế độ thực dân nửa phong kiến đã áp bức bóc lột, đã bần cùng hóa nhân dân ta.

Giá trị hiện thực của Tắt Đèn Ngô Tất Tố là khi Tắt Đèn nhà ngói cũng giống như nhà tranh. Hoặc khi tắt đèn chỉ xảy ra ban đêm cho nên mọi vật đều giống nhau, Tối đen. Học thì làm biếng, lười học, chỉ biết người khác lót ổ cho đẻ ! Đây là sự phản ảnh chân thực trong thời kỳ Thực dân Pháp. Nói lên kiếp nô lệ của nông dân, đã và đang bị bọn cường hào ác bá hà hiếp, cưỡng bứt và xâm hại lên nhân vị của con người. Phản ảnh lên một xã hội bất công và áp bứt. Một xã hôi thối nát cần phải tẩy chay.

Dừng chân trên văn đàn Việt Nam, bắt gặp từng con chữ của Ngô Tất Tố, người ta chẳng thể nào ngừng xót xa cho những nhân vật trong “Tắt đèn”. Quẩn quanh trong đồng thuế vô lý, bất lực trước sự tha hóa của lòng người, oằn mình trong vòng xoáy của cơm áo gạo tiền. Chưa bao giờ tính mạng con người lại trở nên rẻ rúng đến vậy. “ Tắt đèn” đã phác họa những nét vẽ vô cùng chân thực về một xã hội Việt Nam trước 1945. 

Phác họa một xã hội bị tha hóa bởi đồng tiền

Đồng tiền lăn tròn lên lưng người đổi trắng thay đen và được đặt trên cả quyền con người cơ bản. Làm sao mà không xót xa cho được khi chứng kiến chị Dậu phải bán cả con để xoay sở đồng tiền sưu thuế? Làm sao mà không xót xa khi thấy đám lính đánh đập người chồng ốm yếu của chị chỉ chị không thể xoay được tiền sưu? Ở xã hội đó, đồng tiền xoay vần, chuyển trắng thay đen, đồng tiền có khả năng sai bảo được tất thảy. Nó được đặt trên cả đạo đức hay phẩm chất, tình thương hay lòng vị tha, con người ta có tiền thì không cần quan tâm tình người.

Tìm hiểu thêm: Truyện tranh Cậu bé Pinocchio

Tắt đèn - ngòi bút lách sâu vào hiện thực mục nát

>>>>>Xem thêm: Nói Nhiều Không Bằng Nói Đúng

Con người đối mặt với gánh nặng cơm áo gạo tiền đau đớn và đầy xót xa khi phải đi xin từng đồng tiền ngay trên mảnh đất mà mình đang sống. Người nông dân bị dồn vào đường cùng của sự cực khổ, khóc than cho đất nước bị xâm lược, tự thương cho só phận ngàn năm không thể đứng dậy nổi. Đối lập với hình ảnh cướp bóc của những tên cai lệ là hình ảnh chị Dậu đại diện của người nông dân khốn khổ được nhà văn Ngô Tất Tố khắc họa vô cùng thành công nhằm tố cáo tội ác của chính quyền thực dân phong kiến. Bọn chúng không những xâm lược nước ta mà còn biến dân ta thành nô lệ, sống cuộc sống vô cùng lầm than nghèo đói, không bằng cuộc sống của loài vật

Xã hội không có tình thương

Cũng có những lúc tình người, điều đẹp đẽ nhất thế gian này cũng phải quỳ gối trước những thứ được gọi là tầm thường. Là khi chị Dậu phải dứt ruột bán cái Tý, để nghe người ta kì kèo, sỉ nhục con mình. Không có tình người là khi bọn lính đánh đập anh Dậu mặc anh sống chết để lấy bằng được đồng tiền sưu. Bán con bán chó vậy mà đến cuối cùng chị Dậu vẫn không lo được tiền sưu thuế, vì xã hội đó không có tình người đến độ bắt chị trả cả tiền thuế cho người đã chết. Khi những tên lính, tên cai lệ xông tới nhà chị Dậu, nhăm nhe định bắt chồng chị anh Dậu đi. Chị Dậu nhún nhường thể hiện với thân phận người phụ nữ yếu đuối nên chị Dậu đã nhún nhường xin “Ông tha cho nhà cháu”. Thể hiện sự kêu cứu cầu khẩn của một người tầng lớp dưới với những người tầng lớp trên của mình.

Không phải ngẫu nhiên mà có câu nói:

Con ơi nhớ lấy câu này

Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan

Những người lãnh đạo đất nước nay lại sung sướng trên nước mắt của nhân dân, những người đáng lẽ họ phải cúi đầu để phục vụ. Đêm tối bao trùm lên tác phẩm và lên cả cuộc đời của chị. Vì vậy không quá khi cho rằng, “ Tắt đèn” vừa là tiếng kêu cứu đầy ai oán, cứu lấy những mảnh đời bất hạnh đang chịu kiếp nô lệ, những con người đang bị biến chất, tha hóa đến độ đánh rơi cả nhân tính; vừa là tiếng bi thương cho một xã hội đang dần mục nát, không thể vãn hồi. 

Trong đoạn tác phẩm thể hiện nghệ thuật của ngôn ngữ kể chuyện của tác giả Ngô Tất Tố và của nhân vật nhật chị Dậu, thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của người nông dân trong cảnh bị chà đạp, xô đẩy tới đường cùng. Tác giả Ngô Tất Tố đã thể hiện tấm lòng nhân văn, nhân đạo của mình.

Nhà văn Ngô Tất Tố đã khai đồng cảm với cảnh ngộ của người nông dân, hiểu rõ nỗi lòng của người nông dân để thấu cảm cảnh ngộ của họ, cho họ quyền sống quyền làm người. Thông qua tác phẩm của mình tác giả đã vạch trần bộ mặt độc ác, bóc lột của chế độ phong kiến thực dân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *