Review “Yêu Một Cô Gái Việt”: Câu Chuyện Tình Yêu Đa Văn Hóa

Một câu chuyện tình yêu giản dị, một cô gái Việt điển hình đậm chất Á, một anh chàng tây không hơn không kém; cũng từ một cuộc gặp gỡ bình thường mà họ đã viết nên một câu chuyện tình, họ đã tìm thấy nhau trong những điều nhỏ nhặt khác biệt, từ những điều giản dị lại tạo nên một tình yêu lớn. Đọc Yêu một cô gái Việt, chúng ta đâu ngờ rằng những cô gái Việt nhỏ nhắn xinh xắn ấy lại mang một sức hút kì lạ quyến rũ đến vô cùng. Và đọc, để biết rằng chúng mình – những cô gái Việt trong mắt những chàng Tây lại trở thành những hạt ngọc nhỏ nhắn nhưng kiêu sa và quý giá đến nhường nào!

 

Bạn đang đọc: Review “Yêu Một Cô Gái Việt”: Câu Chuyện Tình Yêu Đa Văn Hóa

Review “Yêu Một Cô Gái Việt”: Câu Chuyện Tình Yêu Đa Văn Hóa

Cô nàng Mèo “Travelling Kat”:

Là tác giả cuốn sách Yêu một cô gái Việt, Kim Ngân đã không chỉ mê hoặc tôi bởi lối viết dí dỏm, đáng yêu, trong sáng mà còn ở cách cô ấy suy nghĩ và hành động. 

Kim Ngân sinh năm 1987 ở Hà Nội. Khi còn ở Hà Nội, cô là biên tập viên của báo Sinh Viên Việt Nam – Hoa Học Trò. Từ năm 2010, cô viết cho các tạp chí phụ nữ như Người Đẹp, Sài Gòn Tiếp thị, 2!Đẹp, ELLE Việt Nam… Hiện cô đang sống và làm việc tại Thụy Điển.

Năm 2014, Kim Ngân xuất bản cuốn sách Anh chồng Stockholm, người tình Paris và cậu bạn thân Bangkok

Tôi đã biết Ngân từ những trang viết du lịch cũng lâu lâu rồi. Giật mình vì những trang viết toàn những câu chuyện tình yêu nửa học thuật, nửa dễ thương chết đi được này. Giật mình vì nó đúng quá – đơn giản vì tôi cũng là một cô gái Á yêu những chàng trai Tây.

Tình yêu không cần khó, không cần phức tạp, không cần lý thuyết, chỉ cần nhẹ nhàng như cách người ta vẫn thở và viết nên cuốn sách này. Đọc một lèo đã thấy đến trang cuối rồi…

_Thùy Minh (Tác giả, Người dẫn chương trình)_

Về cuốn sách:

Đến với Yêu một cô gái Việt – bạn sẽ không chỉ bắt gặp một câu chuyện tình mà bạn đã gặp ở đâu đó, một câu chuyện tình của Traveliing Cat với chàng Tây ở xứ ngoài kia; mà bạn còn gặp một câu chuyện tình có sự hiện diện của chính bạn trong đấy. Đó là một tình yêu bình thường giữa những con người bình thường với nhau, một tình yêu giản dị theo chính cách của nó, giản dị đến hài hước, giản dị đến đặc biệt.

Những cô gái Á quyến rũ vì vẻ ngoài kín đáo. Bởi thế anh chàng nào cũng bị thôi thúc khám phá điều gì ẩn giấu trong vẻ ngoài kín đáo đó. Điều tôi thích nhất ở cuốn sách này đó là chị còn cho tôi thấy những tiết lộ thầm kín với một giọng văn giọng văn ngọt ngào, hài hước nhưng ý nghĩa lại vô cùng gợi cảm; để khiến cho không chỉ cánh đàn ông phải mê mệt mà chính chúng ta cũng phải thừa nhận rằng:”Ôi sao mình tuyệt vời thế!”

Đó là một câu chuyện dài, nhưng nó tuyệt đến từng chi tiết! Travelling Cat đã dẫn dắt chúng ta đi từ đầu con đường tới cuối con đường; từ ngoài vào trong; từ tìm hiểu, thích, hẹn hò rồi yêu; từ chỉ hai người tới (rất) nhiều người.

CHƯƠNG 1: ANH + EM

1, Đó là sự khác biệt về văn hóa dẫn đến những tình huống dở khóc dở cười:

Review “Yêu Một Cô Gái Việt”: Câu Chuyện Tình Yêu Đa Văn Hóa

Ngày anh đến thăm tôi trong kí túc xá trường đại học, tôi nói chân tình:

“Mình khác nhau quá khó yêu nhau được. Anh xem, chúng mình có điểm gì chung đâu?”

Anh đảo mắt một lượt quanh căn hộ và háo hức trả lời:

“Nesquik (ngũ cốc ăn sáng), em cũng ăn Nesquik á? Anh cũng thích Nesquik!”

“Không anh ạ, đó là của bạn cùng nhà với em. Em không thích Nesquik!” Tôi không ngăn được mình cười lớn.

Người Tây ăn đồ béo nhiều kinh khủng, còn người Việt thì không. Tuy nhiên họ lại có chung sở thích là ăn đồ ngọt, chung chí hướng và cùng nhau tập gym. “Còn gì lãng mạn hơn phòng gym sáng sớm, chỉ có hai người và nụ hôn còn có cả những giọt mồ hôi”. Vậy mới nói, họ ngọt ngào không cần đường!

Hay còn là “Á – Âu quà cáp luật”. Người Tây không biết tới những ngày đặc biệt ở Việt Nam. Vậy làm thế nào để anh ấy biết? Travelling Cat sẽ kể cho bạn những cách để có được quà mà không cần phải làm quá!

Điều 1: Wishlist là bạn thân của chúng ta. Hãy nói cho anh điều em mong ước.

Điều 2: Chả có điều ước gì thực dụng hay nhàm chán, nhiệm vụ của chúng ta là biến vật chất thành điều lãng mạn.

Điều 3: Quà gì cũng là quà, và phải được trân trọng.

Điều 4: Một khi quà đã được tặng, đó là của em, dưới bất kì hình thức nào.

Điều 5: Hãy nhắc anh về những ngày-bỗng-dưng-đặc-biệt.

Điều 6: Trong ngày tình yêu, nếu anh quên tặng quà em, em có thể tịch thu món quà em định tặng anh.

Điều 7: Đừng nói chuyện giá tiền!

Điều 8: Tất cả quà Giáng Sinh đều đến từ Chúa Giê Su/ông già Noel.

Điều 9: Chúng ta không cần thiết khoe những món quà chúng ta có trên Facebook.

Điều 10: Những điều luật này là bí mật giữa chúng ta

2, Đó còn là chuyện về rào cản ngôn ngữ:

Tìm hiểu thêm: Trường Học Hay Trường Đời – 4 Điểm Nổi Bật Làm Nên Một Tác Phẩm Tuyệt Vời

Review “Yêu Một Cô Gái Việt”: Câu Chuyện Tình Yêu Đa Văn Hóa

Con gái Việt nói “không” là “có” nhưng khi bạn nói nũng nịu cụm từ “I hate you” với một anh chàng Tây, liệu họ có hiểu là “I love you” không?

“I hate you” Tôi cong mỏ trêu anh. Chàng đứng hình trong vài giây và chưa biết làm sao để đáp lại lời yêu vũ lực như thế!

“Hic, thực ra anh đoán là em đùa nhưng từ “hate” rất nặng nề trong tiếng Anh. Thậm chí, không ưa nhau người ta cũng dùng từ “to be uncomfortable with”, “not to like” hay “not to get well with” chứ “hate” là thâm thù lắm!” Anh giải thích.

“Còn bọn em hay nói ngược. ‘Em ghét anh’ là ‘Em yêu anh’ đó!’

Thế là gặp mấy cô gái Việt, anh vẫn hay bập bẹ trêu:

“Con gái (Việt Nam) nói ghét là yêu, con gái (Việt Nam) nói yêu là ghét đó!”

Rõ ràng, “I don’t get well with you” không thể dùng như một câu nũng nịu!

Ai biết được, nhỉ? Với lời văn ngọt ngào, trong sáng xen lẫn cách kể chuyện hài hước, dí dỏm nhưng vô cùng tinh tế;  Travelling Kat đã thực sự chạm vào bản năng thầm kín của con gái chúng ta rồi!

Đó còn là chuyện “Yes Yes No No” của người Việt mà khiến anh phải vò đầu, bứt tai ra chiều bế tắc. Nhưng điều đó đã được cô nàng Kat giải thích về văn hóa cũng như ngôn ngữ ở Việt Nam. Và thế là họ cùng đưa ra giải pháp để khiến cả chàng và nàng đều đồng thuận.

3, Đó là những phát hiện mang tính chất “insane” của anh chàng:

Những món đồ thân thiết của em

Hỏi thế nào để bị một em “Việt Nam” lờ tịt ngay lập tức?

Và còn vô vàn những phát hiện nho nhỏ của chàng Tây về một thực thể nhỏ xinh xinh ấy.

Và cả những phát hiện về chính bản thân mình của cô nàng:

“Tôi không biết mình có một đôi tay nhỏ, đôi chân nhỏ cho đến khi xỏ thử giày vào chân của anh”

4, Và khi cả hai quyết định dọn về chung một nhà:

Dự sẽ là những bí mật có thể ngọt ngào hoặc không ngọt ngào cho lắm, nhưng dù thế nào, thì sau mật ngọt và trái đắng, những cặp tình nhân hiểu và trân trọng cuộc hôn nhân mình đang có hơn. Với giọng văn thành thật, bạn có thể sẽ gặp những tình huống mà phải khiến bạn giật mình vì đúng quá:

– Anh ấy có thể sở hữu một tủ treo đầy áo sơ mi, chiếc nào, chiếc ấy phẳng như gương.

– Anh ấy không bao giờ đọc cuốn sách hướng dẫn sử dụng các món đồ mới mua về.

– Thi thoảng, nếu bị ngủ quên, anh ấy sẽ bỏ qua việc đánh răng mà phi thẳng đến văn phòng.

– Sẽ là một sai lầm lớn khi can thiệp vào lịch tập gym hay đi bơi của anh ấy.

– Đừng hoảng hốt hay thất vọng nếu chàng trai bảnh bao của bạn có một tủ tất hay tủ đồ lót lộn xộn và không ít chiếc đã cũ đến thủng.

– Chàng có thể ngủ ngáy sau mỗi lần đi uống về.

– Có lúc anh ấy sẽ cắm mặt vào điện thoại hay máy tính để xem các trang về ô tô hay học tiếng Tây Ban Nha, mặc cho bạn làm gì thì làm.

– Những buổi chiều, chàng có thể chạy đến hôn bạn với khuôn mặt và cả người ướt đẫm mồ hôi sau bài tập chạy.

– Không phải bữa tối nào giờ đây cũng là một buổi hẹn hò hay bữa tối lãng man nữa.

– Hãy quên đi thời gian biểu hoàn hảo mà bạn luôn gắn cho anh ấy.

– Anh ấy có thể mặc một chiếc quần lót siêu nhân màu đỏ khi ngủ.

– Anh ấy tắt chuông tận ba lần, vùng lên rồi ngã xuống trước khi nhấc nổi mình khỏi giường mỗi sáng.

– Anh ấy có một bộ sưu tập những nút bấc của chai rượu vang (hay 1001 bộ sưu tập kì lạ khác).

– Anh ấy thường cau có một cách bất bình thường khi bị đau răng/đau họng.

– Anh ấy có thể là một tay nghiền hàng hiệu.

– Anh ấy dùng son dưỡng môi/kem dưỡng da trị mụn.

5, Mùa gió… chán:

Đây là một giai đoạn bình thường giữa những cặp đôi đã yêu lâu. Tưởng chừng như nó sẽ trở thành một nỗi kinh hoàng cho các cặp đôi nhưng sau khi đọc cuốn sách này, tôi tự nhiên lại muốn… có “mùa gió chán” bởi đã có Travelling Kat đã giải thích chi tiết và đưa ra những giải pháp quá ư là đáng yêu! Đó là những điều cấm kị không nên làm trong “mùa gió chán”, đó là việc phân tích kĩ những tính chất của “mùa gió chán” và cuối cùng là chiến dịch xua tan “mùa gió chán”.

Review “Yêu Một Cô Gái Việt”: Câu Chuyện Tình Yêu Đa Văn Hóa

CHƯƠNG 2: ANH + EM + (RẤT) NHIỀU NGƯỜI KHÁC

Điều đặc biệt ở cuốn sách này là tác giả không chỉ kể về câu chuyện xung quanh hai người mà còn cả những người xung quanh họ: chuyện mẹ chồng nàng dâu, chuyện bố em và anh, về bài toán giục cưới,…

Ở đây, vẫn là những rào cản ngôn ngữ và những trở ngại trong văn hóa nhưng đã được nâng cấp lên tầm vi mô của tác giả. Chúng ta – không ai khác, luôn cần tới tình yêu thương của người đàn ông bên cạnh họ nhưng hạnh phúc hơn cả, đó là tình yêu thương tới từ mọi người thân xung quanh mình. Vậy thì, để làm sao mà những rào cản kia trở nên biến mất? Vì sao mẹ chồng Tây lúc nào cũng tốt? Travelling Cat đã vô cùng tinh tế trong ngay cả cách suy nghĩ lẫn hành động của cô nàng.

Bạn trai: Dad, we would like to move in after the trip! (Bố ơi, chúng con muốn chuyển vào sống chung sau chuyến đi này!)

Tôi (với vai trò người phiên dịch, không hơn): Bọn con đã yêu nhau được hai năm và thấy mọi chuyện tương đối ổn. Thế nên, sau chuyến đi này, trở về, CÓ LẼ chúng con sẽ chuyển vào một nhà cho tiết kiệm kinh tế và tiện lợi.

Bố tôi: (im lặng)

Bạn trai: What does he think? (Bố nghĩ thế nào?)

Tôi: Bạn ý hỏi bố có đồng ý không ạ?

Bố tôi: Thế dọn vào sống chung thật à?

Tôi (gật đầu và quay sang bạn trai): He said he was thinking (Bố nói rằng bố đang suy nghĩ  anh ạ.)

Bố tôi: Đã chắc chắn chưa?

Tôi gật đầu và bạn trai tôi gật đầu theo dù không hiểu gì.

Bố tôi: Thế sướng khổ tự chịu đấy!

Tôi: He said we needed to take our responsibilities of our lives (Bố bảo chúng ta cần tự chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình)

Bạn trai: Which responsibility? (Trách nhiệm gì cơ?)

Tôi: I don’t know, just accept! (Em không biết, nhưng cứ tự chịu thôi)

(Cả hai chúng tôi gật đầu)

Bố tôi: Thôi, ăn cơm đi. Hỏi nó có uống thêm bia không?

Có lẽ anh chàng Tây không hiểu rằng bố mời bia có nghĩa là bố đồng tình, nhưng anh vẫn thở phào nhẹ nhõm khi cô nói bố đã đồng ý.

Chúng ta – luôn mong muốn có một tình yêu chân thành và bền lâu, nhưng liệu có sai khi chúng ta lại rung động trước một người thứ ba?

Travelling Kat sẽ không nói đúng hoặc sai. Cô ấy sẽ chỉ nói với bạn rằng: “Thực ra, không nhất thiết phải quên, phải tan (xúc cảm với người thứ ba). Những xúc cảm đó đủ mạnh giúp hai bạn vượt qua mọi khó khăn hay tình cảm này mới thực sự là tình yêu của bạn, làm bạn thực sự thỏa mãn, thăng hoa, thì đó là một cánh cửa mới mở ra với bạn.

Chỉ có điều hãy nhớ bước ra khỏi cánh cửa cũ rồi hãy mở cánh cửa mới. Những cánh cửa mở thông hút gió sẽ nguy hiểm vô cùng cho trái tim của bạn.

Nghĩa đen và cả nghĩa bóng!”

Review “Yêu Một Cô Gái Việt”: Câu Chuyện Tình Yêu Đa Văn Hóa

>>>>>Xem thêm: Review sách Nghệ thuật thiết lập truyền thông – Thích Nhất Hạnh

Lời kết:

Tôi đã dành hẳn một buổi trưa để đọc hết cuốn sách này và thật không uổng phí bởi tôi còn mong muốn được đọc nữa. Điều tôi thích nhất ở cuốn sách này không phải vì nó đặc biệt hay màu mè. Không! Chắc chắn là không. Nó giản dị, nó bình thường như bao chuyện tình khác nhưng nó ngọt ngào, lém lỉnh và đặc biệt được nhìn dưới một con mắt trong sáng, tích cực. Và có hay không một cuộc tình giản dị đến đặc biệt?

Review chi tiết bởi: Minh Trang – Bookademy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *