Lối sống tối giản của người Nhật của tác giả Sasaki Fumio là quyển sách rất đặc biệt, bởi với tôi, nó là tác phẩm đầu tiên truyền cảm hứng cho tôi trong công việc sắp xếp, bố trí không gian sống và sau này là cuộc sống của chính mình. Đó là lý do tôi lựa chọn để chia sẻ với các bạn tác phẩm này.
Bạn đang đọc: Review Sách Lối Sống Tối Giản Của Người Nhật: Gọn Gàng Thì Được Gì Chứ?
Xuất phát từ cùng một khái niệm “minimalism” – chủ nghĩa tối giản nhưng ở những nền văn hóa, vị trí địa lý khác nhau sẽ có cách hiểu và áp dụng riêng biệt. Gần đây, dễ dàng nhận thấy có hai xu hướng chính được những người theo đuổi chủ nghĩa tối giản hay nhắc tới đó là: tối giản kiểu Bắc Âu và tối giản kiểu Nhật Bản. Với điều kiện thiên nhiên không mấy ôn hòa, thường xuyên chịu tác động của thiên tai, động đất cũng như mật độ dân cư đông đúc tại khu vực thành thị, người dân ở những thành phố lớn của Nhật Bản luôn phải tính đến việc tối ưu hóa cách bố trí các đồ đạc trong nhà để bảo đảm không gian sống một cách thoải mái, hài hòa cũng như bảo đảm ngân sách cho nơi ở. Bạn cũng biết rồi đấy, giá cả phòng ốc tại Tokyo của Nhật Bản thuộc loại “tấc đất, tấc vàng” nên việc tiết kiệm diện tích, tối giản hóa các đồ dùng sẽ tạo ra nhiều không gian hơn cho chủ nhân của nơi ở đó. Nhắc đến điều này để thấy rằng tuy chủ nghĩa tối giản có nhiều điểm tích cực nhưng bản thân những người áp dụng lối sống này cũng cần cởi mở và linh hoạt theo nhiều yếu tố khách quan và chủ quan của bản thân.
Trước khi đưa độc giả đến với những nội dung chi tiết, tác giả Sasaki Fumio trình bày sơ lược về bố cục quyển sách và gợi ý cho độc giả cách thức tiếp cận. Theo tôi, chương quan trọng nhất và có tính ứng dụng cao nhất chính là Chương 3 Những bí quyết để cắt giảm đồ đạc trong nhà. Điều này cũng không phủ nhận tầm quan trọng của các chương khác bởi vì ông đặt vào đó những diễn giải về tâm lý học hành vi, điều đã thúc đẩy chúng ta phải mua sắm vô độ rồi cũng chính chúng ta không thèm ngó ngàng gì đến những món đồ đắt tiền đó chỉ trong vòng vài lần sử dụng. Quyển sách kết thúc với nhận thức của tác giả về “hạnh phúc” trước và sau khi theo đuổi lối sống tối giản, việc cắt giảm mua sắm và những đồ đạc dư thừa trong nhà tại sao lại giúp ta cảm nhận hạnh phúc từ bên trong?
Xem thêm: Review sách Lagom – Vừa Đủ – Đẳng Cấp Sống Của Người Thụy Điển
Dưới đây là một số điểm lý thú mình học được từ quan điểm của tác giả:
1. Quá nhiều đồ đạc khiến ta luôn bị làm phiền
Ta dành thời gian để nghiên cứu, chọn lựa, thanh toán và đón chào món đồ mới, học cách sử dụng, bảo quản và đôi khi sửa chữa nó. Việc ngày càng có nhiều đồ đạc sẽ khiến thời gian của bạn bị chia nhỏ cho những hoạt động liên quan đến chúng rồi dần bị chúng chi phối, thời gian dành cho bản thân sẽ ngày càng ít đi.
2. Dọn dẹp gọn gàng có khiến cho tư duy của ta tích cực hơn?
Tác giả mô tả quá trình “thanh lọc” đồ đạc cũng chính là sắp xếp tư duy “ỷ lại” của bản thân. Trước khi cam kết với lối sống tối giản, ông luôn tìm cho mình những lý lẽ để đổ lỗi và để khiến bản thân bớt tội lỗi vì duy trì một cuộc sống nhàm chán, chưa tôn trọng bản thân và không ngừng so sánh với người khác.
Sau khi đã chọn lọc, lưu lại và vứt bỏ những đồ đạc không cần thiết, tác giả khẳng định rằng ông không hề thiếu thốn như mình đã tưởng tượng và lại còn quá bừa bộn khiến đôi khi không còn biết đến sự tồn tại của những món đồ mà mình đã mua sắm.
3. Gắn tình cảm với việc sở hữu hay lưu trữ đồ đạc
Nếu là tác giả của trước khi thực hành sống tối giản (STG), trạng thái vui vẻ của ông được ông định nghĩa là việc sở hữu những món đồ mới khiến “mọi người ngưỡng mộ”. Thực chất, cảm giác “vui vẻ” này không phải xuất phát từ bản thân ông mà đến từ bên ngoài. Đó là sự tác động của người khác hoặc từ cảm giác mới lạ vì được sở hữu một món đồ mà mình hằng ao ước. Do đó, cảm giác này nhanh chóng tan biến khi người khác không còn trầm trồ với món đồ mới của ông hay món đồ không còn mới mẻ nữa. Lúc này, một món đồ khác lại được nhắm đến khi niềm “hạnh phúc” sở hữu món đồ trước đã vơi đi. Đối với bản thân trước đây, đồ đạc còn gắn với những kỉ niệm và thật khó để tạm biệt chúng. Do đó, đồ đạc cứ ngày càng nhiều thêm vì không nỡ vứt đi những “tình cảm mọi người dành cho mình”. Nay, tác giả đã thực hiện những cách thức rất gần gũi để không phải giữ lại những đồ đạc không dùng đến nữa, đó là số hóa những hình ảnh, tài liệu, thư tay, thiệp chúc mừng, v.v . và. Làm gọn gàng và giữ gìn sạch sẽ không gian sống cũng góp phần làm thông thoáng tâm trí và từ đó có những ý tưởng thú vị hơn.
Tìm hiểu thêm: Review sách: Bước chậm lại giữa thế gian vội vã
4. Truyền tải “cái tôi” thông qua những món đồ có giá trị
Ngày nay, nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng, rất nhiều nhãn hàng không chỉ quảng bá sản phẩm với những mục đích cốt lõi của chúng mà gắn những sản phẩm này với việc “khẳng định” hình ảnh cho những chủ sở hữu. Chẳng hạn, việc bạn đang cầm trên tay chiếc điện thoại thông minh đời mới nhất thể hiện bạn là một người sành điệu, chịu chi và nắm bắt xu hướng. Đây là hình ảnh mà các nhãn hàng luôn hướng đến cho khách hàng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa con người của bạn phải được nhìn nhận thông qua chiếc điện thoại thông minh kia hay bất kì một sản phẩm đắt tiền nào khác. Bạn vẫn là chính bạn mà thôi. Sự sáng tạo hay phóng khoáng của bạn không chỉ vì việc không sở hữu một món đồ xa xỉ mà giảm sút được, có chăng chỉ là sự đánh giá của những người nhìn nhận người khác qua vật chất. Mà phàm những người như vậy thì chúng ta có cần tốn thời gian hay công sức để chứng minh cho họ thấy con người của mình như thế nào không.
Xem thêm: Review Sách Sống Thanh Thản Như Người Thụy Điển
5. Apple và công cuộc mang lối sống tối giản trở lại nước Nhật
Nếu bạn là một fan của Iphone, Macbook hoặc bất kì sản phẩm gì của thương hiệu “trái táo cắn dở” này thì với những thông tin được tác giả cung cấp, bạn sẽ được biết thêm về tầm ảnh hưởng của Apple và Steve Jobs đối với quá trình “vứt bỏ đồ đạc”, quay trở lại với sự giản đơn của người Nhật. Không chỉ có những sản phẩm Apple, các ứng dụng “chia sẻ”, các thiết bị thông minh, hình thức lưu trữ điện toán đám mây cung cấp ngày càng nhiều tiện ích cho con người không chỉ trong công việc mà còn trong sắp xếp cuộc sống hàng ngày.
6. Vứt bỏ đồ đạc có phải là lối sống tối giản (LSTG)?
Việc tác giả Fumio đề cập trong phần lớn các chương sách đến việc giảm thiểu đồ đạc không có nghĩa lối sống tối giản là lối sống vứt bỏ những đồ dùng của bản thân mà việc sắp xếp gọn gàng và lựa chọn những món đồ thật sự cần thiết cho cuộc sống mới là cách thức mà người STG theo đuổi. Có thể chúng ta sẽ bắt gặp một căn phòng tối giản hoàn toàn trống không và cực kỳ hạn chế đồ dùng trang trí cũng có thể đó là hình ảnh phòng khách với đầy đủ TV, bàn ghế sofa, một vài quyển sách và bộ ấm tách trà bên dưới một bức tranh phong thủy. Không ai có thể nhận định chính xác đâu mới là LSTG vì nhu cầu mỗi người khác nhau. Như vậy, vứt bỏ đồ đạc chỉ là một phần trong quá trình tinh giản hóa cuộc sống để vươn tới LSTG mà thôi. Do đó, bản thân những người áp dụng cũng không nên quá cứng nhắc hoặc quá nóng vội khi vứt bỏ đồ đạc mà nên điều tiết và cho bản thân thời gian để thích nghi với những thói quen này.
Xem thêm: Review sách Tất Cả Đều Là Chuyện Nhỏ – Richard Carlson
7. Hành trình tìm ra “hạnh phúc”
Bằng việc đưa ra khái niệm về hạnh phúc của các nhà Tâm lý học tích cực, 40% hạnh phúc đến từ hành động của chúng ta. Tác giả đã liên kết lý thuyết này với chuyển biến tích cực về tâm lý của bản thân trong quá trình theo đuổi LSTG: tập trung nhiều hơn vào bản thân, không còn để tâm vào người khác, biết ơn nhiều hơn và trân trọng những gì mình đang có. Đó là cách mà ông “cảm thấy” hạnh phúc thay vì đạt được hạnh phúc như trước đây.
>>>>>Xem thêm: Review sách: Quốc Gia Khởi Nghiệp – Dan Senor & Saul Singer
Nếu đã bắt đầu bị LSTG thu hút hoặc hứng thú về cách người Nhật biến quá trình “sắp xếp đồ đạc” trở thành một nghệ thuật như thế nào, tác giả cũng giới thiệu một số tác phẩm khác như “Nghệ thuật bài trí của người Nhật” của Marie Kondo – mệnh danh là “cô Tiên dọn nhà” nổi tiếng khắp thế giới hay bộ truyện tranh “Trong nhà tôi chẳng có gì cả” của Yururimai mô tả căn nhà trống rỗng của cô mang lại lợi ích như thế nào trong những thảm họa động đất tại đất nước mặt trời mọc. Bạn cũng sẽ được chiêm ngưỡng những ví dụ rất chi tiết về hình ảnh người Nhật sống tối giản như thế nào.