Phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ từ con mắt của người đọc

Mùa xuân nho nhỏ là một tác phẩm kinh điển của nhà văn Thanh Hải. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tư tưởng sống cống hiến hết mình cho cuộc đời của chính tác giả. Bài thơ đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ trẻ đang từng ngày, từng giờ lao động hăng say và cống hiến cho đất nước. Từ cảm nhận của người đọc, hãy cùng chúng tôi phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ chi tiết nhất.

Bạn đang đọc: Phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ từ con mắt của người đọc

Phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ từ con mắt của người đọc

Nhà thơ Thanh Hải – Tác giả của “Mùa xuân nho nhỏ”

Phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ từ cảm nhận chung của người đọc

Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng của tác giả Thanh Hải luôn mong muốn thiết tha được gắn bó và cống hiến một lòng, một dạ cho đất nước. Được góp một chút sức lực, “một mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Tuy ước nguyện của tác giả vô cùng giản dị nhưng lại vô cùng cao cả, thiêng liêng và đẹp tựa như mùa xuân dân tộc.

Bài thơ theo thể năm tiếng, gần gũi và có nhiều hình ảnh so sánh giản dị, gợi hình gợi cảm cao. Nhờ đó người đọc cũng dễ hiểu, dễ cảm nhận và thường thức bài thơ.

Phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ ở cái nhìn sâu sắc, đa chiều

Phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ từ con mắt của người đọc

Trích đoạn nhỏ trong bài thơ làm lòng người xao xuyến

Để hiểu tác giả nghĩ gì, mong muốn gì thì chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn từng chi tiết, hình ảnh, các biện pháp tu từ trong từng đoạn thơ sau:

Xuân xứ Huế thơ mộng

Xuân hội tụ của những điều đẹp nhất, sự sống đâm chồi, nảy lộc vào mỗi sớm mai khi bình minh lên. Tiếng chim ca làm tổ, những câu hát quan họ dịu dàng vang lên giữa bầu trời trong xanh,….

Tìm hiểu thêm: Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Nhà văn Nguyễn Minh Châu

Phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ từ con mắt của người đọc

Sắc xuân xứ Huế – Ở đâu đẹp bằng – được tác giả Thanh Hải đưa vào bài thơ

 

Xuân có lẽ là khoảng thời gian đẹp nhất trong bốn mùa khi chứng kiến những sự sống mới bắt đầu và đó cũng là cảm hứng tuyệt vời trong các bài thơ. Ta có mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử, một khúc ca xuân – Tố Hữu,… nhưng đối với Thanh Hải – là mùa xuân nho nhỏ gần gũi và tràn đầy thân thương.

Mở đầu với bức tranh thiên nhiên của mùa xuân, âm thanh quen thuộc, giản dị từ đồng quê đã được tác giả vẽ nên một cách có chọn lọc và gợi hình, gợi cảm. Cảm xúc của tác giả về mùa xuân dường như có sự tươi mới, không gian dường như rộng lớn hơn.

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Từ đoạn thơ trên, ta có thể hình dung một bông hóa tím tím biếc dân dã đang soi mình dưới bóng nước xanh. Tiếng chim chiền chiện vang lên giữa bầu trời rộng lớn báo hiệu tin vui sắp tới.

Một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho muôn người đang dần dần hiện ra trước mắt. 

Thán từ “ơi” mà tác giả bật lên đã thể hiện niềm vui khôn xiết trước đất trời mùa xuân. Hai tiếng “hót chi” là giọng nói quen thuộc của người dân xứ Huế, tác giả đã đưa hai tiếng này vào để thể hiện cảm xúc thiết tha, thân thương giữa người và vật trong cuộc sống.

Nhìn ngắm dòng sông, bông hoa, tiếng chim hót ngây ngất, nhà thờ xúc động: 

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Tiếng chim chiền chiện được tác giả thấy như từng giọt long lanh rơi trên bầu trời xuân kia. Từ cảm nhận của người đọc, chúng ta cũng có thể thấy tâm hồn thi sĩ, lòng yêu mến cuộc sống của nhà văn Thanh Hải dành cho cuộc đời tươi đẹp. 

Phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ từ con mắt của người đọc

Tiếng chim chiền chiện – Thân thương và hạnh phúc

Tôi đưa tay tôi hứng” là một cử chỉ trân trọng và đón nhận những điều tốt đẹp. Nhờ đó, nhà văn đã vẽ nên một bức tranh xuân tươi đẹp và sống động vô cùng – một vẻ đẹp khi vào xuân của đất nước. 

Đất nước ngập tràn mùa xuân tươi đẹp

Từ cảm nhận về mùa xuân của đất trời, thiên nhiên đến mùa xuân của đất nước là sự chuyển nhịp rất hợp lý. Vì mùa xuân là mùa lộc của tất cả mọi người.

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Từ “Lộc” ở câu thơ “Lộc giắt đầy trên lưng” mang ý nghĩa là sức mạnh dân tộc mà người chiến sĩ đang mang trên mình. “Lộc” trong “lộc trải dài nương mạ” là sự hối hả, tấp nập chuẩn bị cho một mùa màng mới của người dân. Chiến sĩ và nông dân là hai lực lượng chính trong dựng xây Tổ quốc và bảo vệ dân tộc.

Câu thơ mang một ý nghĩa sâu sắc rằng người ra trận thì phải đổ máu, người ra đồng thì phải đổ mồ hôi nước mắt mới có thể giữ lấy tự do, bình yên và ấm no cho dân tộc.

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

Trong bốn ngàn năm dựng và giữ nước, ông cha ta đã đổ không biết bao nhiêu xương máu, mồ hôi mới có được. Với tâm thế là một người đọc, khi phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ, chúng tôi vô cùng thấu hiểu cảm nhận và được niềm tự hào mãnh liệt mà tác giả Thanh Hải dành cho đất nước.

Phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ từ con mắt của người đọc

>>>>>Xem thêm: Bút màu ảo thuật – Truyện tranh VMonkey

Đất nước Việt Nam tươi đẹp trong lòng tác giả

Đất nước vượt qua mọi khó khăn, vươn lên về phía trước. Từ “cứ” thể hiện một chân lý thiêng liêng là dù khó khăn thế nào thì đất nước cũng sẽ mạnh mẽ gánh gồng. Đoạn thơ đã thể hiện lòng tự hào, tin yêu và lạc quan vào đất nước, dân tộc của tác giả.

Những ước nguyện thiết tha, đẹp lý tưởng của tác giả

Khi phân tích bài mùa xuân nho nhỏ, có lẽ người đọc sẽ ấn tượng nhất với đoạn thơ thể hiện ước nguyện chân thành của bản thân với đất nước:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào họa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Làm “con chim hót” để gọi xuân về, để mang tiếng hót yên vui cho mọi người, mọi nhà. Làm “một cành hoa” để điểm tô cho sắc đẹp núi sông, làm “một nốt nhạc trầm xao xuyến” để góp vui, khích lệ mọi người. 

Chữ “tôi” đã được thay thế bằng chữ “ta” đầy sảng khoái đã thể hiện tư thế tự do, khí thế ngất trời và cùng hòa mình vào cuộc sống, vào mùa xuân đang tới trên mọi nẻo đường. 

Mỗi người chỉ cần cống hiến “một mùa xuân nho nhỏ” của mình là đã góp phần tạo nên cả một mùa xuân dân tộc trọn vẹn.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dà là khi tóc bạc

Dù chúng ta ở tuổi nào thì cũng đều có thể cống hiến cho đất nước theo nhiều cách khác nhau. Từ “nho nhỏ” và “lặng lẽ” thể hiện cách nói khiêm tốn và chân thành của tác giả khi cống hiến cho đất nước. 

Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu thương của tác giả

Mùa xuân – ta xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế

Câu Nam ai, Nam Bình” là hai giai điệu vô cùng nổi tiếng và đặc trưng của xứ Huế từ xa xưa tới nay. Câu hát ấy đi mãi cùng trái tim một người con dù ở giây phút cuối của cuộc đời vẫn muốn cống hiến hết mình cho đất nước, cho quê hương.

Trên đây là các phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ trên góc độ của người nhìn. Hy vọng các bạn đã có thêm những cái nhìn đa chiều, sâu rộng về dòng thơ của tác giả Thanh Hải trước lý tưởng cống hiến cho đất nước ở những giờ phút cuối đời nhưng vẫn nhiệt huyết và mãnh liệt.

Để có thêm nhiều cảm nhận về các bài thơ chủ đề đất nước, văn học vui lòng truy cập Website: https://sachhay24h.com để có thêm nhiều kiến thức về văn học và thơ ca ở chủ đề này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *