Phân tích bài thơ Cảnh khuya – Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh được biết tới là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, song bên cạnh sự nghiệp chính trị vẻ vang, Người còn có tài năng văn học xuất chúng. Ở Bác, có một hồn thơ không thể trộn lẫn với bất cứ nhà văn nào. Trong mọi tác phẩm, bác luôn canh cánh trong lòng nỗi đau của một người dân mất nước, của một người lãnh đạo cách mạng luôn lo lắng cho vận mệnh dân tộc, và của một người con yêu nước đến da diết. Ta rất ít khi thấy Bác Hồ viết về tình cảm cá nhân của mình trong những tác phẩm của Người, toàn bộ khối cóc và trái tim Người dành trọn vẹn cho đất nước. Bài thơ “cảnh khuya” là bài thơ thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật của Người.

Bạn đang đọc: Phân tích bài thơ Cảnh khuya – Hồ Chí Minh

Tìm hiểu thêm: Ý Nghĩa Truyện Cổ Tích Sự Tích Quả Dưa Hấu

Phân tích bài thơ Cảnh khuya - Hồ Chí Minh

>>>>>Xem thêm: Hắc Bạch Vô Thường là ai? Hắc Bạch Vô Thường tốt hay xấu?

Bài thơ Cảnh khuya được Bác sáng tác vào giai đoạn đầu của kháng chiến chống Pháp, cụ thể vào năm 1947. Đây là giai đoạn nhân dân hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, rút lui lên những vùng rừng núi, hiểm trở để thành lập căn cứ, lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp. Trong một đêm trăng đẹp, Bác ngắm cảnh và viết lên những vầng thơ tuyệt đẹp. Bài thơ lột tả vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng đồng thời gửi gắm bên trong tâm sự của người lãnh đạo, lo lắng tương lai và vận mệnh của đất nước. Chỉ vẻn vẹn bốn câu thơ, nhưng đủ sức gợi vừa diễn tả được tình yêu thiên nhiên, tâm hồn thơ mông, vừa diễn tả được những trăn trở của một con người đã cả đời vì nước vì dân. Hai câu thơ đầu tập trung tả cảnh thiên nhiên:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Giữa chiến khu Việt Bắc đẹp hoang sơ, Bác chọn hình ảnh suối để miêu tả đầu tiên, như một điểm nhấn quan trọng khi nhắc về thiên nhiên nơi đây. Suối được miêu tả bằng thính giác, điểm nhìn của Bác đặt xa con suối, vì vậy câu thơ tạo cảm giác con suối chỉ ẩn hiện trong khu rừng Việt Bắc bạt ngàn. Bằng đôi tai nhạy cảm và trái tim đầy nghệ thuật, Bác so sánh tiếng suối với tiếng hát xa, một cách so sánh vô cùng đặc sắc, vừa thể hiện được cái âm vang của thiên nhiên, vừa làm nổi bật vẻ thanh tịnh và yên bình của cảnh vật. Tiếng hát xa được đưa vào để so sánh đã đồng thời nhân hóa con suối như một con người thực thụ. Song giữa hai hình ảnh được so sánh nhằm diễn tả âm thanh, lại xuất hiện tính từ “trong”, có sự lồng ghép giữa thị giác và thính giác. Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Cảnh khuya tách biệt khỏi thế giới của con người, chỉ được miêu tả qua thính giác nhưng lại có tính gợi hình gợi cảm cao. Nguyễn Trãi khi miêu tả tiếng suối cũng từng có những câu thơ:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Tiếng suối bản thân nó đã là một khúc nhạc tuyệt vời của thiên nhiên, luôn làm cảm hứng bất tận cho thi ca.

Câu thơ tiếp theo, thiên nhiên đạt đến sự hoàn mĩ:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hòa mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên vào giây phút ấy thật hữu tình biết mấy. Điệp từ “lồng” nhấn mạnh sự xuyên tỏa của ánh sáng trăng khuya, sự giao hòa, quấn quýt giữa cảnh vật. Cảnh vật dưới sự tác động của ánh trăng giao hòa lẫn nhau, tạo nên một bức tranh đẹp khôn cùng, lại thanh cao. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông tỏa sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa. Bác dùng từ “lồng” rất “đắt”, nó trở thành “nhãn tự” cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hòa, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu. Đối với Bác, trăng có một ý nghĩa đặc biệt, không phải ngẫu nhiên mà trăng trở thành hình ảnh quen thuộc trong các tác phẩm của Người:

Người ngắm trăng soi ngoài của sổ

Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ

                                                                                        Ngắm trăng

Như vậy, chỉ với bốn nét vẽ (suối, trăng, cổ thụ, hoa) chấm phá, tả ít gợi nhiều, cảnh khuya chiến khu Việt Bắc hiện lên với cái hồn cảnh vật núi rừng một đêm thu về khuya hơn 50 năm về trước, vẻ đẹp cổ điển biểu hiện một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại, một tình yêu thiên nhiên chan hòa, dào dạt của nhà thơ Hồ Chí Minh trong kháng chiến gian khổ.

Hai câu thơ cuối, điểm nhìn chuyển hướng về con người

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Trong bài thơ “đêm nay Bác không ngủ” đã có những câu thơ:

Chú cứ việc ngủ ngon

Ngày mai đi đánh giặc

Bác thức thì mặc Bác

Bác ngủ không an lòng

Dường như, vì cả tâm hồn Bác dành cho non sông, nên vào những đêm khuya, Bác luôn thao thức trằn trọc vì nỗi lo cho đất nước. Cảnh khuya sống động, có hồn bao nhiêu càng chứng tỏ một điều: người thưởng cảnh đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật. Giữa cảnh khuya tĩnh lặng nhưng lòng người lại ngổn ngang thế sự, không thể yên tâm mà thưởng nguyệt. Lồng ghép giữa thiên nhiên thanh bình là hình ảnh của một người cả đời vì nước vì dân, không thể chợp mắt. Câu thơ tiếp theo trả lời cho lý do vì sao Bác không ngủ : “Không ngủ vì lo nỗi nước nhà”. điệp từ “chưa ngủ” được sử dụng hai lần, bác hồ chưa ngủ vì cảnh đẹp nhưng cũng vì nước nhà đang chiến tranh. Bác đang suy nghĩ về tình hình đất nước và chiến tranh, điệp từ “chưa ngủ” đã thể hiện được nỗi lo nước nhà của Bác. Bài thơ như tách làm hai mảnh, một bên cảnh thiên nhiên đang đợi người thường thức, một bên lại chênh vênh nỗi đau của cả một dân tộc. Bài thơ đã diễn tả xuất sắc tâm hồn thanh cao mà giản dị của vị lãnh tụ vĩ đạo của dân tộc.

Thảo Nguyên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *