Phân tích đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Có ai yêu một loài hoa không hương không sắc, có ai yêu một loài chim bay đi không để lại tiếng hót cho đời, và cũng như thế, có ai yêu những áng văn ép khô trong những xác chữ vô cảm, trong lối tình cảm sáo mòn? Văn học cũng là nghệ thuật, là sự sống, bất cứ tác phẩm nào cũng phải truyền đạt những tư tưởng, tình cảm trong văn học chính là ngọn lửa của văn chương. “Chinh phụ ngâm” là một trong những tác phẩm xuất sắc như vậy. Lấy cảm hứng từ hình ảnh người chinh phụ lẻ loi cô quạnh, khi vắng bóng người chồng. Đặc biệt đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” thể hiện rõ hoàn cảnh đau lòng của người phụ nữ, với nghệ thuật miêu tả tâm lý sâu sắc, lột tả chân thực nhất tình cảnh của họ.

Bạn đang đọc: Phân tích đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Tìm hiểu thêm: Ý Nghĩa Và Bài Học Rút Ra Từ Truyện Ngụ Ngôn Rùa Và Thỏ

Phân tích đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

>>>>>Xem thêm: Các khóa học online tiếng Anh hệ thống từ cơ bản đến nâng cao

Nỗi cô đơn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi

Chinh phụ ngâm là tác phẩm được viết bằng chữ Hán, theo thể trường đoản cú (các câu thơ dài ngắn không đều nhau), thuộc loại thơ trữ tình, cần phải hiểu đặc trưng của thơ trữ tình. Thời kì Đặng Trần Côn sống có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở quanh kinh thành Thăng Long. Triều đình cất quân đánh dẹp, nhiều trai tráng phải từ giã người thân ra trận. Nhân dân lâm vào cảnh tan tác loạn li. Oán ghét chiến tranh phi nghĩa, cảm thương cho những nỗi khổ đau, mất mát, trong đó có mất mát về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi của con người nhất là những người phụ nữ có chồng đi lính. Đặng Trần Côn đã viết Chinh phụ ngâm bằng tất cả tấm lòng của mình. 

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin,

Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?

Bốn câu thơ song thất lục bát với vần điệu chặt chẽ, thăng trầm như những nốt nhạc buồn càng làm đậm thêm tình cảnh đơn chiếc, lẻ loi kia. Người trước có lúc sóng đôi vợ chồng thì nay “thầm gieo từng bước” dưới mái hiên vắng vẻ. Ngày nào bàn chuyện làm ăn cùng chồng bên cửa sổ thì nay buông xuống kéo lên nhiều lần mong ngóng nhưng chẳng thấy chim thước báo tin lành. Đây là những câu thơ miêu tả hoàn cảnh đơn côi của người chinh phụ, hình ảnh rèm được lặp đi lặp lại để diễn tả sự cô đơn tận cùng, tách biệt ra khỏi xã hội, bao trùm lên tứ thơ là nỗi chán nản giày xéo. Ta có thể cảm nhận được sự chờ mong người chồng của người chinh phụ, bước đi quẩn quanh trong khoảng thời gian vô tận. Nỗi nhớ mong người chồng đi chinh chiến bao giờ cũng khắc khoải:

Có mùa trở gió vào thu

Bao người vợ trẻ hát ru phận mình. (ca dao)

Chiến tranh đã đem lại những đau thương không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần, bao người vợ nhớ chồng, bao người con mất cha. 

Những câu thơ tiếp theo càng thể hiện rõ tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ:

Đèn có biết, dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương!

Đây là những câu thơ diễn tả sự cô đơn tột cùng của người chinh phụ, khung cảnh chỉ còn đèn với nàng. Hình ảnh đèn vốn là hình ảnh quen thuộc, gắn liền với những cảm xúc đêm khuya với nỗi cô đơn hiu quạnh. Đèn đối diện với người, hay nói đúng hơn đối diện với chính mình, khao khát tìm kẻ tri âm, khao khát tìm người tâm sự, song còn sót lại chỉ là ánh đèn leo lắt hắt vào tâm can của người: “Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.” Lúc đầu, nàng tưởng như ngọn đèn biết tâm sự của mình, nhưng rồi lại nghĩ: Đèn có biết dường bằng chẳng biết, bởi nó là vật vô tri vô giác. Nhìn ngọn đèn chong suốt năm canh, dầu đã cạn, bấc đã tàn, nàng chợt liên tưởng đến tình cảnh của mình và trong lòng rưng rưng nỗi thương thân tủi phận: “ Hoa đèn kia với bóng người khá thương!”. Nỗi buồn trĩu nặng đến mức không thể nói thành lời, nghẹn đặc trong số phận hẩm hiu của người phụ nữ.

Chiến tranh đã để lại nỗi đau quá lớn cho những người ở lại, khi nỗi buồn đã nhuốm vào cảnh vật:

Gà eo óc gáy sương năm trống,

Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.

Khắc giờ đằng đẵng như niên,

Mối sầu dằng dặc tựa miền bể xa.

Tính từ “eo óc” diễn tả nỗi sự chán nản, người phụ nữ đã thức liền năm canh. Hình ảnh cây hòe tượng trưng cho đường quan lộc, tài danh trong quan niệm của ngày xưa. Người lính khi chinh chiến về sẽ được ban thưởng hậu hĩnh, như giờ đây nó đứng trơ trọi một mình, đường công danh người phụ nữ không còn mong ngóng, chỉ trông chờ tin từ người chồng đang ngoài chiến trường, sự đối lập này đã diễn tả nỗi đay của người chinh phụ. Đây thực chất là câu thơ tả cảnh ngụ tình, tiếng gà eo óc, bóng cây hòe rủ phất phơ trong đêm, dường như cảnh vật và sự sống nhìn qua con mắt của người chinh phụ giờ đây đều nhuốm màu buồn, gợi nên cảm giác trống trải, hoang vắng tột cùng. Các tính từ đằng đẵng, dằng dẵng diễn tả khoảng thời gian như dừng lại, nỗi chờ đợi mỏi mòn trong tuyệt vọng. Ca dao xưa cũng có câu:

Đêm qua em những lo phiền

Lo vì một nỗi không yên một bề

Đây có lẽ cũng là tâm trạng của người chinh phụ. 

Nỗi buồn khổ ấy đã đẩy lên đỉnh điểm, khiến cho mọi hành động của người chinh phụ chỉ là gượng gạo, miễn cưỡng:

“Hương gượng đốt hồn đà mê mải

Gương gượng soi lệ lại châu chan

Sắt cầm gượng gảy ngón đàn

Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng”

Sự rối bời đến đây đã bộc lộ rõ ràng, đốt hương mà hồn lại mê man, soi gương mà nước mắt chứa chan, gảy đàn mà lại thấy điềm báo gở chẳng lành, tất cả đang dồn ép vào nỗi lòng người chinh phụ khiến nàng không thể giải tỏa. Nỗi buồn thể hiện trong từng hành động, khiến nàng như một kẻ mất hồn, đã để lại trái tim mình bên người chồng xa xôi. Đây là những câu thơ xuất sắc về miêu tả tâm lý nhân vật, đã diễn tả được nỗi đau tột cùng của nhân vật. Chạm đến đâu cũng là chạm vào nỗi đau, chạm vào tình cảnh lẻ loi đơn chiếc.

Nỗi mong ngóng nhớ thương chồng

Lòng này gửi gió đông có tiện?

Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.

Non Yên dù chẳng tới miền,

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

Không thể tìm đước cách giải tỏa đi nỗi đau, nàng lại nhờ gió gửi tấm lòng của mình đến người chồng nơi phương xa. Vì quá thương nhớ chồng mà người vợ phải nhún nhường xin hỏi ngọn gió để gửi tin cho chồng mình, phải nói đó là một người đưa tin đặc biệt, đưa một cái tin đặc biệt đó là cái tin về tình cảm yêu thương nhung nhớ của người vợ dành cho người chồng nơi chinh chiến. Ngoài ra cái tin ấy được đưa đến “non Yên” – một vùng hẻo lánh xa xôi nơi người chồng đang xông pha trận mạc, khốn nguy vô cùng. Chính người chinh phụ cũng biết, đường ra trận mạc xa xôi vạn dặm, nhưng cũng không bằng nỗi nhớ thương chồng của người vợ: “Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.”, tính từ thăm thẳm vốn dĩ thường được sử dụng cho thiên nhiên, nhằm diễn tả độ sâu, nhưng nay lại được sử dụng để diễn tả nỗi nhớ đã phần nào làm bật lên được tình cảm sâu sắc của người chinh phụ.

Nỗi nhớ đằng đẵng ấy làm nàng mòn mỏi cuối cùng được nâng lên thành nỗi đau, một nỗi đau vô hình đã được tác giả tạo hình hài qua 4 câu

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.

Cảnh buồn người thiết tha lòng,

Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun.

Câu thơ khẳng định nỗi đau đến cả trời cũng không hiểu, tính từ “đau đáu” diễn tả cảm xúc không thể nguôi ngoai luôn hiện hữu. Cảnh buồn nhuốm vào vật, Nguyễn Du xưa đã có câu:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Quả thật cảnh luôn nhuốm màu tâm trạng, giờ đây chỉ còn tiếng mưa phun trùng điệp. 

Chinh phụ ngâm” là một bài thơ xuất sắc, đặc biệt qua bản dịch của Đoàn Thị Điểm, đã diễn tả trọn vẹn tâm trạng của người vợ có chồng đi chinh chiến, đau lòng và đầy xót thương.

Thảo Nguyên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *