Phân tích bài ca dao “Trâu ơi ta bảo trâu này”

Xuân Diệu đã từng có những nhận xét: “Những câu ca dao từ Nam chí Bắc như có đất, có nước; như có cát, có biển; như có mồ hôi người, chúng ta sẽ cảm thấy dần dần tụ lại nơi khóe mắt một giọt ướt sáng ngời. Đó là một giọt tinh túy chắt ra từ ruột già của non sông”. Ca dao là tiếng hát của người dân, chắt lọc từ trăm đắng cay ngọt bùi của người dân. Không chỉ là những câu thơ bình thường mà còn là nỗi lòng của người dân, trong đó bài thơ “Trâu ơi ta bảo trâu này” là một trong những bài ca dao hay nhất trong nền văn học Việt Nam

Bạn đang đọc: Phân tích bài ca dao “Trâu ơi ta bảo trâu này”

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

Phân tích bài ca dao “Trâu ơi ta bảo trâu này”

Xem thêm: Top 5 Đoạn Văn Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ

Mối thân tình giữa người và loài vật tượng trưng cho văn hóa lúa nước

Mở đầu bài thơ là lời thì thầm chân tình của người nông dân:

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Từ thời xa xưa, trâu được cho là người bạn của nhà nông. Con trâu trong cuộc sống của người nông dân Việt Nam vốn là một yếu tố rất quan trọng.Trên những cánh đồng, trên từng đường cày đều có dấu vết của cả hai. Vì vậy, người nông dân coi trâu là những người bạn, những người cùng đồng cam cộng khổ. Hai tiếng Trâu ơi nghe thật thân thiết, đầy tình cảm. Đọc bài ca dao, ta không có cảm giác như chủ nói với vật mà như những lời nhắn gửi hết sức chân tình, thể hiện sự trân trọng đối với loài vật đã cùng mình một nắng hai sương làm ra hạt gạo.

Ngay cả khi đi làm việc, người nông dân vẫn không ra lệnh, chỉ nói nhẹ nhàng, như một lời mời hợp tác giữa những người bạn, không có khoảng cách giữa cả hai. Cũng từng có rất nhiều câu ca dao nói đến hình ảnh con trâu như một người bạn của nhà nông:

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu

Chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa

Trâu đã trở thành người bạn thâm tình của người dân Việt Nam:

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn

Câu thơ thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa hai bên, cùng đồng cam cộng khổ, chia sẻ ngọt bùi. Lợi ích của người gắn liền với lợi ích của bên còn lại. Đây là lời an ủi, vỗ về của người nông dân với tất cả lòng yêu thương và biết ơn sâu sắc dành cho người bạn đồng hành của mình. Ta có thể nhìn thấy sự chân thành trong câu thơ ca dao. Bên cạnh đó , với việc sử dụng những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam, ngôn từ nhiều thanh bằng, thanh âm trong trẻo đã khơi gợi về một bức tranh làng quê yên bình, mà điểm nhấn là con người đang say mê lao động trên cánh đồng cùng với những con trâu đang ngày đêm cần mẫn, san sẻ khó khăn cho người chủ của mình.

Phân tích bài ca dao “Trâu ơi ta bảo trâu này”

Xem thêm: Giải Thích Câu Tục Ngữ “Có Công Mài Sắt Có Ngày Nên Kim”

Nền văn hóa lúa nước được khắc họa thông qua những câu thơ

Nói về văn minh lúa nước trước tiên chúng ta phải tìm hiểu về cây lúa nước theo đó các nhà khoa học thế giới đã lập luận vững chắc và đưa ra những giả thuyết cho rằng vùng Đông Nam Á là nơi khai sinh nền nông nghiệp đa dạng và sớm nhất thế giới. Lúa nước không chỉ đơn thuần là một loại cây lương thực thực phẩm mà là đại diện cho một nền văn hóa đã tồn tại hàng thế kỉ. Hoạt động canh tác lúa nước ở nước ta ăn sâu vào trong từng nếp sống nếp nghĩ của người dân. Văn hóa này được thể hiện rất rõ trong bài thơ ca dao trên:

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Câu ca dao thể hiện truyền thống nông nghiệp của nước Việt cổ, thể hiện tầm quan trọng của nông nghiệp vào những thời kì đầu xây dựng nước. Nhân dân ta coi trọng trân quý hạt gạo như những hạt ngọc, bởi nó là lương thực quan trọng nhất nuôi sống con người, tuy giản dị song lại vô cùng quý giá. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã có những câu thơ ca ngợi hạt gạo:

Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông kinh thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát

Ngọt bùi hôm nay

Như vậy, dù trải qua bao nhiêu thế hệ, người ta vẫn không quên giá trị của những hạt gạo trắng ngần nhưng lại rất quý giá. Bài ca dao đã cho ta những hình ảnh nhất định về một nền văn hóa đã xuất hiện từ rất sớm, đại diện cho những tinh hoa của đất nước, là truyền thống dân tộc đã ăn sâu vào nếp nghĩ của biết bao thế hệ.

Tìm hiểu thêm: Bài Học Từ Truyện Cổ Tích Dê Đen Dê Trắng Và Sói

Phân tích bài ca dao “Trâu ơi ta bảo trâu này”

Xem thêm: Giải Thích Câu Ca Dao Nhiễu Điều Phủ Lấy Giá Gương

Tinh thần lao động của người nông dân

Nhân dân ta vẫn luôn ngợi ca sức lao động chân chính, đặc biệt là đối với công việc đồng áng “Bán mặt cho đất bán lưng cho trời” đòi hỏi sức lao động bền bỉ và sự tinh tế trong làm việc. Điều này một lần nữa được thể hiện trong bài ca dao. Không chỉ thể hiện tình cảm chân thành giữa người và loài vật, bài thơ còn khắc họa tinh thần lao động không biết mệt mỏi và tình yêu đối với công việc của mình:

Ta đây trâu đấy ai mà quản công

Câu thơ là lời động viên đến từ người nông dân. Đọc bài ca dao, ta thấy mình như được trở về miền quê Việt Nam, ngồi trong bầu không khí đầy mùi thơm rơm rạ mà nghe tiếng hát những bài ca dao văng vẳng, càng thấm thía hơn bài học trong bài ca thôn dã ấy.

Phân tích bài ca dao “Trâu ơi ta bảo trâu này”

>>>>>Xem thêm: Dolce là gì? Vì sao giới trẻ lại phát sốt rần rần khi nhắc đến Dolce?

Thể hiện tinh thần lao động của người nông dân Việt Nam

Trải qua bao tháng năm, bài học ấy vẫn không bao giờ là cũ đối với con người ngày nay; Hãy làm việc hết mình để có được những thành quả xứng đáng như những người nông dân xưa kia đã làm. Như bao bài và câu ca dao khác, bài ca dao này cũng cho ta thêm hiểu, thêm yêu con người Việt Nam và tiếp nhận một bài học thấm thía để rèn luyện bản thân mình. Không phải ngẫu nhiên mà có những câu thơ:

Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi! Bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

Những người dân chân lấm tay bùn, cực nhọc làm ra hạt gạo, hơn ai hết họ hiểu được giá trị của hạt gạo, vì vậy họ càng thêm tự hào về công việc của mình

Bài thơ những tưởng chỉ là lời cảm ơn từ người nông dân dành cho những con trâu – người bạn đồng hành trong hành trình đi tìm hạt ngọc của đất trời, song lại chứa đựng những bài học sâu sắc, đồng thời là bức tranh thu nhỏ của truyền thống văn hóa dân tộc.

Thảo Nguyên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *