Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội thì việc học tập đóng một vai trò vô cùng quan trọng, chỉ có học tập mới giúp con người không bị lạc hậu. Khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường chính là quãng thời gian quý báu để mỗi cá nhân tự trau dồi kiến thức. Vậy làm thế nào để xây dựng được một kế hoạch học tập hiệu quả? Chắc chắn câu trả lời là phải hình thành được một kế hoạch rõ ràng và phù hợp với bản thân rồi. Hôm nay, mời bạn cùng Sách Hay 24H tìm hiểu xem đó là những phương pháp nào nhé!
Bạn đang đọc: Chia sẻ 10 phương pháp học tập khoa học và hiệu quả nhất
1. Xác định được mục tiêu học tập
Trong bất cứ việc gì, dù là học tập hay trong công việc thì việc xác định mục tiêu là rất quan trọng. Bạn chẳng thể đạt được thành công nếu không có mục tiêu đúng đắn và rõ ràng, bạn học như thế nào, học để làm gì, mục tiêu bạn hướng đến trong học tập là gì. Khi có mục tiêu rồi thì chúng ta chỉ cần bắt tay vào thực hiện thôi.
Cần có một thái độ nghiêm túc với việc học, đừng chỉ học theo cảm hứng điều đó sẽ không đem lại hiệu quả học tập lâu dài. Khi học cần phải đạt được mục tiêu đã đề ra.
Xem thêm: Review Sách Bí Quyết Chinh Phục Điểm Cao Kì Thi THPT Quốc Gia
2. Sử dụng thời gian hiệu quả
Việc có một thời khóa biểu cho việc học là rất cần thiết. Xác định rõ thời gian cụ thể bạn sẽ học những môn nào và đảm bảo sẽ hoàn thành đúng hạn. Thời gian học tập cần được cân bằng với thời gian tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động giải trí,…
Hãy chia nhỏ thời gian trong ngày ra, sau đó sắp xếp môn học một cách hợp lý. Ưu tiên những điều cần thiết, làm chủ bản thân và tránh xa những điều làm lãng phí thời gian.
Xem thêm: Chinh phục đề thi mới đạt điểm tối đa với TOEIC All in one
3. Không học nhồi nhét
Việc học tập là cả một quá trình dài hấp thụ kiến thức chứ không phải ngày một, ngày hai là có thể tiếp nhận một lượng kiến thức khổng lồ. Hãy học tập một cách thông minh, đừng nhồi nhét quá nhiều kiến thức vào đầu cùng một lúc, điều này sẽ khiến cho bạn dễ chán nản và bỏ cuộc.
Quên đi câu nói “Một đêm trước khi thi mới học” ngay nhé! Điều này sẽ làm cho căn bệnh lười biếng của bạn ngày càng khó cứu chữa đấy!
Xem thêm: Hackers IELTS – Bộ sách luyện thi IELTS được các chuyên gia tin tưởng giới thiệu
4. Ăn uống, ngủ nghỉ đầy đủ
Học tập là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với mỗi con người, thế nhưng đừng học nhiều quá mà quên ăn uống, ngủ nghỉ điều độ nhé. Việc học quá nhiều sẽ khiến bạn mệt mỏi và thậm chí là suy nhược cơ thể.
Xây dựng cho bản thân một thực đơn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và chế độ ngủ nghỉ hợp lý nhé.
5. Học nhóm
Tự tìm cho mình một nhóm học, mỗi người sẽ có một điểm mạnh riêng. Việc học cùng nhau sẽ đem lại cho bạn nhiều trải nghiệm khác nhau và mọi người có thể dễ dàng trao đổi kiến thức bài học cho nhau. Việc học nhóm cũng giúp chúng ta nhớ kiến thức rất lâu.
Tìm hiểu thêm: Bổ sung hay bổ xung? Từ nào mới đúng chính tả tiếng Việt?
Thế nhưng việc học nhóm cũng nên dừng lại từ 3-4 người, nếu quá đông sẽ dẫn đến khó tập trung vào việc học.
6. Tận dụng các phương tiện như Mạng Internet, Sách
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học công nghệ thế nên chúng ta hãy tận dụng phương tiện này ngay và luôn nhé. Ngoài bài học trên lớp, trong sách vở chúng ta có thể tham khảo thêm kiến thức ở trên mạng để có cái nhìn vấn đề một cách sâu sắc hơn.
Và hãy nhớ rằng, sử dụng Internet một cách hiệu quả. Nếu phụ thuộc vào nó quá nhiều khả năng sáng tạo của bạn sẽ bị hạn chế.
7. Kỷ luật khi học, tạo động lực học
Khi học hãy dành toàn bộ tâm trí, tập trung để học cho hiệu quả, đừng để điện thoại, ti vi hay bất cứ niềm vui nhất thời nào khiến bạn xao nhãng. Việc kỷ luật trong học tập sẽ giúp bạn dễ tiếp cận được thành công trong cuộc sống.
“Tự học” là một kỹ năng mà tất cả chúng ta cần nên rèn luyện, phụ thuộc vào việc học trên giảng đường, không tham khảo thêm sách bên ngoài, không tự học sẽ chẳng giúp bạn có thể tiến bộ trong học tập.
8. Tạo không gian học tập thoải mái
Hãy loại bỏ, hoặc giảm thiểu những tiếng ồn có thể gây ảnh hưởng đến việc học tập của bạn. Không gian học tập nên là những nơi yên tĩnh, bạn có thể tìm đến thư viện hoặc tự tạo cho mình không gian học tập.
9.Tìm cho bản thân phương pháp ghi nhớ hiệu quả
Mỗi người sẽ có một cách ghi nhớ khác nhau thế nên bạn cần xác định cho bản thân một phương pháp ghi nhớ. Có thể sử dụng cách hệ thống kiến thức bằng Sơ đồ tư duy, đây là một cách để ghi nhớ chi tiết hay phân tích một vấn đề ra thành một dạng lược đồ phân nhánh. Phương pháp này khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ bài học một cách logic.
>>>>>Xem thêm: Bài Học Từ Truyện Ngụ Ngôn Dê Đen và Dê Trắng Qua Cầu
10. Phải ứng dụng kiến thức để thực hành
“Học vẹt” là cách học phổ biến của rất nhiều người, đây là một phương pháp học để nhớ tạm thời với mục tiêu để qua môn còn kiến thức đọng lại không nhiều. Thế nhưng nếu chỉ học vẹt mà không ứng dụng thì sẽ rất dễ quên đi kiến thức. Cho nên hãy học tập một cách nghiêm túc, học để ứng dụng ra cuộc sống bên ngoài chứ đừng học đối phó.
Trên đây là 10 phương pháp học tập khoa học và hiệu quả nhất do Sách Hay 24h tổng hợp. Chúc các bạn học tập tốt!
Xem thêm: