Những chi tiết đắt giá trong Vợ chồng A Phủ

Hơi thở cuộc sống luôn đầy ắp và hiện rõ trên từng trang viết của nhà văn Tô Hoài, đưa ông cùng nhiều nhà văn, nhà thơ tên tuổi khác làm nên “mùa gặt ngoạn mục nhất của văn học Việt Nam thế kỉ 20. (Trích bài viết “Nhà văn Tô Hoài nặng lòng với những trang văn về Tây Bắc”, Báo mới)

Bạn đang đọc: Những chi tiết đắt giá trong Vợ chồng A Phủ

Chất thơ trong truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam

Giá trị hiện thực trong tác phẩm của Nam Cao

Tắt đèn – ngòi bút lách sâu vào hiện thực mục nát

Những chi tiết đắt giá trong Vợ chồng A Phủ

Tô Hoài, một trong những nhà văn hồn hậu, tấm lòng rộng mở của nền văn học Việt Nam. Bản chất trong bút pháp của ông là đậm đà bản sắc dân tộc, nét truyền thống không bao giờ mất đi mà hòa quyện rất chặt trong hồn văn của ông. Vợ chồng A Phủ là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách viết văn của ông. Tác phẩm được kết tinh từ những chi tiết rất đắt giá, có thể liệt kê được một vài tình tiết sau đây:

Tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân

Có thể nói cuộc sống của Mị đã hoàn toàn chấm dứt kể từ khi về làm dâu nhà thống lý Pá Tra, cô mất đi ý thức sống của một con người và quen với cảnh phải chịu đựng. Thân phận của Mị không khác gì hơn một con ở cho nhà chồng, thậm chí không bằng. Những tưởng sức sống đã mất, sự phản kháng đã không còn song đó chỉ là vỏ bọc bên ngoài, sự chai sạn ấy bị đánh thức bởi tiếng sáo gọi bạn trong đêm tình mùa xuân. Tiếng sáo là chi tiết xuất hiện nhiều lần,trở đi trở lại với các mức độ và sắc thái khác nhau. Lúc đầu là tiếng sáo lấp ló ngoài đầu núi, tiếp đến nó văng vẳng ở đầu làng, “lửng lơ bay ngoài đường”. Và rồi giữa Mị và tiếng sáo không còn khoảng cách. Âm thanh ấy len lỏi vào trong tâm trí của Mị

Tiếng sáo đánh thức về những hồi ức tươi đẹp ở quá khứ trong Mị, Mị từng có một thời trẻ trung xinh đẹp, tràn đầy sức sống thời thanh xuân, phơi phới như mùa xuân đang về trên bản làng. Những hồi ức tưởng như đã bị chôn chặt rất lâu nay đột ngột bùng cháy lại.

Tiếng sáo đánh thức bản năng trong Mị, đó là bản năng được sống, được làm con người thực sự. Mị trong đêm tình mùa xuân rất khác với Mị của những ngày thường. Trong khoảnh khắc ấy cõi lòng mị băng qua mọi khoảng cách không gian, thời gian để trở về sống trọn vẹn với tuổi trẻ tươi đẹp. Chính kí ức ấy là minh chứng cho  thấy khát khao về tình yêu, về hạnh phúc vẫn luôn được ấp ủ, gìn giữ trong sâu thẳm tâm hồn Mị; bao đau khổ đọa đày của kiếp đời nô lệ không thể chôn vùi được trong khát vọng sống ấy. Mị ý thức được mong muốn của mình, Mĩ muốn đi chơi, Mị không muốn sống cuộc đời của một nô lệ nữa. Ngay cả khi bị A Sử trói, “ tiếng sáo vẫn rập rờn” trong đầu Mị, điều này chứng tỏ sợi dây cường quyền, thần quyền đã không còn trói buộc được tâm hồn của Mị nữa. Mị đang từng bước tìm lại bản thân và có sự phản kháng mãnh liệt. Tiếng sáo mùa xuân là chi tiết báo hiệu sự trỗi dậy của một tâm hồn tưởng như đã chết của Mị.

Chi tiết giọt nước mắt của A Phủ

Miêu tả về giọt nước mắt của A Phủ, Tô Hoài đã viết như sau: “hai mắt A Phủ vừa mở, một dòng nước mắt bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”

Chỉ với một vài câu chữ, Tô Hoài đã miêu tả xuất sắc nỗi đau của nhân vật. A Phủ là một người đàn ông mạnh mẽ, ngang tàng không chịu khuất phục trước các thế lực thù địch. Một con người với ý chí kiên cường bất khuất như vậy nay lại phải chịu cảnh bị trói, bị gông cùm. Giọt nước mắt rớt xuống tượng trưng cho sự bất lực của A Phủ trước vòng trói của số phận. Nó thể hiện sự lo sợ trước cái chết đang cận kề mà không thể nào vùng thoát. Có lẽ đó là giọt nước mắt của cả một dân tộc, đã và đang bị áp bức. Nhưng đồng thời cũng thể hiện khát vọng sống mãnh liệt trong A Phủ. 

Tìm hiểu thêm: Hình ảnh người nông dân trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao

Những chi tiết đắt giá trong Vợ chồng A Phủ

Đồng thời, giọt nước mắt ấy có sự tác động mạnh mẽ đến nhận thức của Mị, mang đến những thay đổi lớn bên trong người đàn bà bất hạnh ấy. Giọt nước mắt của A Phủ đã mang đến sự thay đổi lớn lao trong tâm lí của Mị. Mị nhớ lại mình cũng từng bị trói đứng như thế, sợi dây thít chặt vào thân thể, Mị khóc nhưng cũng không thể tự lau nước nước. Nhớ đến tình cảnh của bản thân, Mị đã đồng cảm sâu sắc với nỗi cô đơn và tuyệt vọng của A Phủ. Như vậy, giọt nước mắt không chỉ giải thoát cho A Phủ mà còn giải thoát cho chính Mị, đánh dấu sự chuyển biến tâm lí trong những nhân vật.

Chi tiết Mị cắt dây trói A Phủ

Cũng giống như Tnú dùng bàn tay mỗi ngón bị cụt một đốt của mình để cầm súng giết giặc (trong tác phẩm Rừng Xà Nu), Mị đã dùng bàn tay nhỏ bé của mình để cắt dây cởi trói cho A Phủ đồng thời cũng cắt sợi dây ràng buộc chính mình. Đây là chi tiết có sức gợi rất cao. Nó thể hiện sự chuyển biến tâm lí ngoạn mục trong Mị. Những tưởng không ăn khớp với Mị, một cô gái yếu đuối đã cam chịu số phận, nhưng thực chất lại rất hợp lý. Bởi trước đó đã có những dấu hiệu làm tiền đề cho sự nổi loạn của Mị về sau. Giọt nước mắt của A Phủ đã đánh thức sự đồng cảm trong Mị và việc cắt dây cởi trói cho A Phủ là một hành động tất yếu cho chuỗi diễn biến tâm trạng của Mị. Thực chất, quá trình Mị cắt dây trói và chạy theo A phủ là một quá trình tự nhận thức: Nhận thức tại xã hội tàn bạo, lạnh lùng. Mị cứu A Phủ bởi cô thấy sự bất công, phi lí sắp giết chết một con người vô tội và nhận thức “người” cũng là để qua đó nhận thức, soi sáng “mình”

Những chi tiết đắt giá trong Vợ chồng A Phủ

>>>>>Xem thêm: Truyện tranh Niềm vui từ bát canh cải

Hành động cắt dây như một hành động đạp đổ cường quyền và thần quyền, dành lại cho mình quyền quyết định, đánh dấu sự chiến thắng của sức mạnh nội tâm, một lời khẳng định đanh thép, rằng không một thế lức nào có thể khuất phục được ý chí của con người, đặc biệt là với ý chí khao khát tự do.

“Chi tiết làm nên nội vàng của tác phẩm”, có lẽ vậy, những bụi vàng được góp nhặt từ trăm đắng ngàn cay, từ những giọt nước mắt hay nụ cười cay đắng để có thể làm nên những bông hồng vàng mang tên tác phẩm văn học. Vợ chồng A phủ, một trong những thiên truyện của văn học, xứng đáng là một trong những bông hồng vàng đẹp nhất.

Thảo Nguyên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *