Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, chúng ta nhắc đến Người không phải chỉ với tư cách của một người đem đến ánh sáng độc lập, mà còn ngưỡng vọng Người trong vai trò là một nhà thơ, một người nghệ sĩ. Những tác phẩm của Bác tập trung vào lí tưởng cách mạng, toát lên phong thái đĩnh đạc, lạc quan yêu đời của mình. Bài thơ “Tức cảnh Pác Pó” là một bài thơ thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
Bạn đang đọc: Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tức cảnh Pác Pó
Tìm hiểu thêm: Những bài thơ hay nhất của nhà thơ Xuân Quỳnh
>>>>>Xem thêm: Phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ từ con mắt của người đọc
Đôi nét về tác giả
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nhà cách mạng vĩ đại mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn. Người đã để lại cho dân tộc Việt Nam di sản văn học có giá trị, gắn liền với tiến trình phát triển của cách mạng và đời sống tinh thần của dân tộc. Trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, với lòng yêu nước cháy bỏng, Bác đã quyết tâm tìm đường giải phóng dân tộc và trên con đường hoạt động cách mạng đầy gian khổ ấy, Người nhận ra rằng, văn chương cũng có thể là vũ khí đấu tranh cách mạng. Vì vậy, Người đã dùng văn chương như một vũ khí để phục vụ cách mạng và đã trở thành nhà văn, nhà thơ lớn ngoài ý muốn của mình.
Những tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh được viết ra chủ yếu với mục đích đấu tranh chính trị nhằm tiến công trược diệt kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng qua những chặng đường lịch sử. Có thể kể đến những tác phẩm như “Tuyên ngôn độc lập” hay “ Toàn quốc kháng chiến”…
Khoảng từ năm 1922 đến 1925, Nguyễn Ái Quốc đã viết một số truyện ngắn và kí bằng tiếng Pháp rất đặc sắc sắng tạo và hiện đại. Tiêu biểu là các truyện ngắn: Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925).
Thơ ca là lĩnh vực nổi bật nhất trong giai đoạn sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh. Với trên dưới 250 bài thơ có giá trị được tuyển chọn và in trong các tập Nhật ký trong tù (133 bài), Thơ Hồ Chí Minh (86 bài), Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (36 bài), Chùm thơ chúc tết của Bác. Hồ Chí Minh đã có những đóng góp quan trọng trong nền thơ hiện đại. Trong đó “Nhật kí trong tù” là tập thơ tiêu biểu nhất trong di sản thơ ca của Hồ Chí Minh.
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tức cảnh Pác Pó
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang”.
Bài thơ được sáng tác vào năm 1941. Trước năm 1941, Bác đã gặp rất nhiều khó khăn trong sự nghiệp hoạt động cách mạng khi bị Quốc tế thứ ba hiểu nhầm vì cho rằng Bác có tư tưởng cục bộ. Bác đã bị đóng băng hoạt động và chỉ ngồi nghiên cứu tài liệu. Cách mạng Việt Nam trong thời kì này cũng bị chững lại do sự đàn áp cũng như thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn, không có sự liên kết, chỉ có một vài cuộc khởi nghĩa nhỏ mang tính chất bạo động nhỏ lẻ, mang nặng tính giai cấp thay vì tập trung vào vấn đề giải phóng dân tộc.
Ngày 28-1-1941 (mồng 2 Tết Tân Tỵ), Nguyễn Ái Quốc về nước. Mảnh đất Pác Bó (Cao Bằng), nơi có địa thế hiểm trở, núi non hùng vĩ, quần chúng nhân dân đã được giác ngộ kiên cường tranh đấu, trung thành với Ðảng, với cách mạng, một lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Ðảng, vào thắng lợi của cách mạng được Người chọn làm nơi đặt cơ quan chỉ đạo phong trào cách mạng và tiếp tục tạo ra những nhân tố quan trọng, cần thiết để đưa cách mạng đến thành công. Bác cùng các đồng chí sinh hoạt trong một hang đá tai Pác Pó với sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng bào nơi đây. Hoàn cảnh éo le, điều kiện vô cùng khó khăn thiếu thốn nhưng được trở về với mảnh đất Việt Nam yêu dấu, được trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng đã thổi vào tâm hồn của Nguyễn Ái Quốc một sức mạnh vô cùng to lớn.
Tại mảnh đất Cao Bằng này, Bác luôn thể hiện sự lạc quan yêu đời, vững tin vào sự chiến thắng cuối cùng của cách mạng Việt Nam. Ngày 5 tết thì Bác và các đồng chí dọn vào hang do Bác không muốn làm phiền người dân. Cùng ở hang với Bác có anh Phùng Chí Kiên, Hoàng Sâm, Thế An, anh Cáp, anh Lộc và đồng chí khác. Nhóm công tác do anh Phùng Chí Kiên phụ trách, còn các anh Quốc Vân, Đức Thanh (tức Đàm Minh Viễn) là đường dây liên lạc đồng thời phụ trách lực lượng vũ trang bảo vệ vòng ngoài. Ở hang được ít lâu, các đồng chí thấy trong người rất mệt. Sức khoẻ của Bác lúc đó cũng không được tốt lắm. Người gầy, nước da xấu, ăn uống kham khổ mà Bác lại làm việc căng thẳng. Vì vậy đã xin Bác được làm lán và được Bác đồng ý.
Một đồng chí làm trong nhóm công tác thời ấy đã kể lại như sau: “Lán làm xong, chúng tôi mời Bác ra xem. Bác rất ưng và ngay ngày hôm sau anh Kiên mời Bác xuống lán ở và làm việc. Bác đồng ý và chỉ ban ngày xuống lán làm việc, ăn nghỉ, còn ban đêm lại vào hang. Lương thực do đồng bào giúp đỡ thường là gạo ngô (bắp bẹ) xay nhỏ và muối. Có hôm thấy gạo gần hết, Bác bảo chúng tôi nấu cháo ngô (cháo bẹ) ăn thay bữa. Còn rau xanh chủ yếu là măng tự kiếm trong rừng. Có hôm câu được con cá hoặc hái được ít rau rớn (loại giống cây dương xỉ mọc ven bờ suối) thì bữa ăn được cải thiện và ngon miệng hơn. Một hôm Bác và chúng tôi đang ăn cháo ngô, có người nói đùa đây là bánh đúc, thì Bác ung dung đọc mấy câu thơ:
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang…”
Như vậy bài thơ Tức cảnh Pác Pó ra đời trong hoàn cảnh như thế, hoàn toàn là tả thật hoàn cảnh làm việc lúc đó, thể hiện sự lạc quan yêu đời của Bác cũng như động viên các đồng chí kiên trì làm việc.
Những bài thơ của Bác tuy rất đơn giản nhưng thể hiện một tâm hồn sáng ngời vẻ đẹp bình dị của nhân cách, cũng như phẩm chất đạo đức cao đẹp của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Thảo Nguyên