Giá trị hiện thực trong tác phẩm của Nam Cao

Nam Cao đã từng có những nhận xét: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Đau đáu trước nỗi lầm than của nhân dân, đặc biệt là người nông dân, hơn ai hết, nhà văn hiểu rất rõ nỗi khổ đau còn tồn đọng. Bức tranh hiện thực được thể hiện rất rõ qua những tác phẩm của ông, tựa như tiếng thét xé toang mảnh trời.

Bạn đang đọc: Giá trị hiện thực trong tác phẩm của Nam Cao

Tóm Lược Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Của Nhà Văn Nam Cao

Sống mòn – Nam Cao: Đọc để hiểu thêm về giá trị sống

Giá trị hiện thực trong tác phẩm của Nam Cao

Khắc họa bi kịch vật chất – nỗi lo cơm áo gạo tiền

Các tác phẩm của nhà văn Nam Cao, đa số được viết vào những năm trước cách mạng tháng tám, vào thời kì này, đất nước loạn lạc không tìm thấy phương hướng, nông dân bị dồn vào đường cùng của sự nghèo đói. Quẩn quanh trong những đồng sưu vô lý, ngày ngày lo chạy ăn từng bữa. Từng hạt gạo trong thời kì này đều được ví như những hạt ngọc.

Cái đói được nâng thành một chủ đề để nhà văn khai thác, đau lòng đến quặn thắt. Nam Cao là một trong những nhà văn khai thác chủ đề này nhiều hơn cả. Trong đại chiến thế giới lần thứ hai, nhân dân ta lại càng rơi vào cảnh khốn cùng. Thực dân Pháp và phát xít Nhật lại hùa nhau vơ vét đến tận cùng tài nguyên thiên nhiên của ta để phục vụ cho chiến tranh, làm cho giá cả sinh hoạt năm 1945 đắt gấp 25 lần năm 1939, nhân dân chết đói đầy đường, thế mà phát xít Nhật vẫn xuất cảng 50 vạn tấn gạo. Số gạo này có thể nuôi 10 triệu dân trong bảy tháng, vậy mà chúng âm mưu để cho hai triệu đồng bào ta chết đói.

Xuất thân trong một gia đình nghèo Nam Cao hiểu và thấm thía số phận của những con người nghèo khổ. Những nhân vật ấy gợi lên trong ta một niềm thương xót không bờ bến. Đó là những em nhỏ cần được chăm sóc (Dần, Tí, Ninh…). Đó là những người già có số phận khổ đau (Lão Hạc, bà cái Tí, bà Quản Thích…), là những người phụ nữ bất hạnh (Nhi, Nhu, Thị Nở, mụ Lợi, dì Hảo…). Đó là những kẻ bị tha hóa như (người bố tham ăn, anh cu Lộ, Trạch Văn Đoành, Chí Phèo…

Tiêu biểu cho mảng tranh hiện thực này là tác phẩm “Một bữa no”. Một tác phẩm đưa hiện thực nghèo đói lên đỉnh điểm, khi con người ta sẵn sàng bỏ cả lòng tự trọng để ăn một bữa ăn. Đau lòng thay!

Tìm hiểu thêm: Hoàn cảnh ra đời bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi

Giá trị hiện thực trong tác phẩm của Nam Cao

>>>>>Xem thêm: Truyện tranh có hình Cây táo

Bi kịch tha hóa – những con người bị tước đoạt quyền làm người

Nguyễn Văn Siêu từng nói: “Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người

Nam Cao không quên điều đó, vì vậy, nội dung lớn nhất trong những tác phẩm của ông là viết về con người, viết về những người nông dân bị bần cùng hóa, bị tước đoạt quyền làm người, quyền cơ bản nhất của con người. Những tên địa chủ tàn ác, xảo quyệt, biết dùng những phương châm trị dân được đúc kết từ mấy đời ra để đối phó với người dân nghèo đói, những người bần cùng tận đáy xã hội. Chúng đẩy những người dân vốn chất phác, lương thiện vào hố sâu của tội lỗi, thậm chí là tha hóa nhân hình lẫn nhân tính. Biến họ thành con quỷ dữ, bị xã hội loài người coi khinh, đẩy ra bên rìa của xã hội không cho hòa nhập và chặn tất cả những con đường trở về làm người của họ. Thường thì mâu thuẫn này vốn chưa bao giờ được dung hòa, phải giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt, dữ dội. Tác giả rất căm ghét xã hội mục nát ấy đã đẩy con người ta xuống vực sâu không thể vực dậy được, chỉ có thể giải thoát bằng cái chết.

Đây là bi kịch đau đớn nhất của con người, được Nam Cao khắc họa vô cùng đặc sắc khi lột tả chân thực nhất bi kịch lớn nhất này. Từ môi trường sống cho đến nhân cách, những con người bị đặt ngoài vòng pháp luật. Tiêu biểu nhất là hình tượng Chí Phèo. Nhân vật Chí được xây dựng với một số 0 tròn trĩnh, buộc phải bỏ dở cả tính mạng ngay trước thềm của sự lương thiện. Từ một người lương thiện, bị lưu manh hóa rồi trở thành một tên côn đồ. Một vòng tròn số phận không chỉ có ở Chí Phèo mà còn có ở rất nhiều người nông dân khác.

Bi kịch văn chương – khi tài năng nghệ thuật bị cơm áo ghì sát đất

Là một nhà văn, hơn ai hết, Nam Cao hiểu được nỗi tâm tình của những nhà văn mang mộng lớn nhưng không thắng nổi cơm áo gạo tiền. Những ước mơ về những tác phẩm nổi tiếng, ca ngợi sự công bình lòng bác ái bị khóa chặt trong nỗi lo vật chất tầm thường. Ta có thể thấy bi kịch này rõ nhất qua nhân vật văn sĩ Hộ

Hộ đã đặt văn chương lên trên hết: Văn chương dường như chính là khát vọng lớn nhất của đời anh. Anh muốn trở thành nhà văn chân chính – nhà văn viết “mở hồn đón lấy những vang vọng của đời”. Anh mơ ước đến một ngày anh sẽ viết được một tác phẩm lớn chung cho cả loài người. “Nó đề cập đến những vấn đề bức xúc của cả xã hội của cả nhân loại. Nó nói được những cái lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn.” Song, “cơm áo không đùa với khách thơ” (Xuân Diệu), Hộ phải vật lộn với gánh nặng gia đình, một đàn con nheo nhóc. Sự tương phản giữa giấc mộng văn chương với hiện thực thực tế đẩy anh vào bi kịch tinh thần.

Từ bi kịch văn chương dẫn đến bi kịch của một con người. Anh trở nên biến chất, ngập trong rượu bia, bi kịch lại tiếp tục được lặp lại không biết bao nhiêu lần. Chính xã hội ấy đã đẩy anh phải lo “cơm áo gạo tiền”. Nỗi lo sinh kế đã khiến anh phải từ bỏ giấc mộng văn chương. Và chính những thất vọng ấy đã khiến anh chà đạp lên lẽ sống tình thương của mình. Xã hội lúc ấy không có chỗ cho những tác phẩm văn chương, mà là một xã hội thực dụng chỉ biết đến tiền.

Nam Cao xứng đáng là bậc thầy trong khắc họa hiện thực, từ những tác phẩm của ông, ta có thể thấy được rất rõ một xã hội hổ lốn đương thời. 

Thảo Nguyên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *