Đất rừng phương Nam – Khúc hát của những ân tình

Đoàn Giỏi là một nhà văn chuyên viết về mảnh đất miền Tây nặng tình nặng nghĩa. Các tác phẩm của ông thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người ở Nam Bộ. Nổi tiếng nhất trong số đó phải kể đến tiểu thuyết Đất rừng phương Nam. Đất rừng phương Nam kể về cậu bé An trong quá trình chạy loạn khỏi giặc Pháp đã lạc mất cha mẹ và trôi dạt đến một mảnh đất cạnh sông, từ đây cậu trở thành người giúp việc cho quán của dì Tư Béo. Một tác phẩm mang âm hưởng sử thi sâu sắc, nổi bật giữa những tác phẩm văn học trong thời kì văn học cách mạng.

Bạn đang đọc: Đất rừng phương Nam – Khúc hát của những ân tình

Đất rừng phương Nam - Khúc hát của những ân tình

Mảnh đất Nam bộ – nơi nuôi dưỡng tuổi thơ của bao thế hệ

Ai về sông nước miền Tây

Một lần sẽ thấy ngất ngây tuyệt vời

Bên đồng lúa chín rạng ngời

Thấy cô thôn nữ miệng cười như hoa

Miền Tây, mảnh đất nơi cuối cùng của tổ quốc, mang trong mình một vẻ đẹp vô cùng kì lạ. Nó có sự hoang sơ kì vĩ, song lại cũng có nét trữ tình lãng mạn được hình thành qua những con sông uốn lượn mảnh đất thân yêu này. Là một nhà văn nặng tình nặng nghĩa với miền Tây sông nước, trong “đất rừng phương Nam”, ông đã dành rất nhiều dòng văn để miêu tả thiên nhiên của vùng đất đậm chất trữ tình lãng mạn này. Thiên nhiên miền Nam khắc nghiệt thử thách con người từ những ngày đầu tiên, khiến người đọc kinh ngạc với những ngày mưa nắng thất thường. mọi ánh chớp đều mang sắc xanh kì lạ: “ Lâu lâu trời lại chớp lên. Mặt nước dong kênh sáng rực những ánh chớp.” Thiên nhiên cũng cực kì khó tính, mùa mưa thì gây lũ lụt, mùa khô thì gây hạn hán, khiến cho sinh vật ở đây khó thích nghi. Khi diễn tả thiên nhiên Nam bộ khắc nghiệt, nhà văn sử dụng những câu văn tả cảnh rất mạnh mẽ với những động từ, tính từ mạnh. Hình ảnh cánh cò chơ vơ, chật vật mưu sinh giữa giông bão được nhà văn đưa vào nhằm mục đích làm tăng hơn mức độ khắc nghiệt của thiên nhiên miền Tây. 

Đặc biệt, tác phẩm có sự xuất hiện của rất nhiều loại động vật tiêu biểu cho mảnh đất này như cá sấu, rắn, trăn… Những động vật rất nguy hiểm chỉ xuất hiện ở Nam Bộ đã làm gia tăng cảnh hoang dã. Khu rừng U Minh thượng  kỳ vỹ mênh mông mang một vẻ dữ dội, hoang sơ và lộng lẫy lạ thường. Nơi Đại Ngàn đầy nắng muôn loài muôn vật, cây cối cao to xanh rờn mát rượi phủ bóng rợp mặt đất. Xen lẫn trong đó thoảng mùi ẩm ướt mát lành từ đất và các con lạch nhỏ bé chảy róc rách qua các rặng cây, rồi đổ về nơi sông suối

Song Nam Bộ không chỉ có nguy hiểm, hoang sơ, đây là một mảnh đất rất mềm mại và nhẹ nhàng, nơi chứa đựng những khúc hát ân tình đằm thắm khiến bao thế hệ phải say mê. “Đất rừng phương Nam” đã khai thác cả hai mặt của thiên nhiên Nam Bộ, một cực kì mạnh mẽ hung dữ, một lại vông cùng nên thơ, bình yên, nơi chứng kiến tuổi thơ của bao thế hệ đã đứng dậy chiến đấu vì tổ quốc. Khu chợ Năm Căn như đối lập với U Minh thượng uy nghiêm bởi vẻ tấp nập, lao nhao của những cô gái người Hoa đang bán từng cây chim cuộn chỉ, những người lái buôn ra sức chào hàng, những món hàng hóa thơm lừng sặc sỡ, nơi ánh hoàng hôn kiêu kỳ buông xuống như một giấc mơ. “Buổi sáng, đất rừng thật là yên tĩnh. Trời không gió, nhưng không khí vẫn mát lạnh. Cái lành lạnh của hơi nước sông ngòi, mương rạch, của đất ấm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh, ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh.”

Cảnh trí một miền sông nước yên bình bao giờ cũng khiến lòng người xao động, qua những câu văn của Đoàn Giỏi đất rừng phương Nam còn kỳ diệu và phong phú không thua một bức tranh thủy mặc. Thiên nhiên trong tác phẩm trở thành một nhân vật riêng biệt với đầy đủ màu sắc.

Tìm hiểu thêm: Bức tranh thiên nhiên và con người xứ Huế trong Đây Thôn Vĩ Dạ

Đất rừng phương Nam - Khúc hát của những ân tình

Hình tượng con người Nam bộ – Khúc hát ân tình của đất nước

Người dân Nam bộ mang trong mình những tính cách rất khác biệt, sự hồn hậu và hiếu khác, song cũng có vẻ mạnh mẽ của những đứa con của miền Tây khắc nghiệt. Trong tác phẩm, họ mang vẻ đẹp của những chiến sĩ cách mạng thực thụ. Tinh thần quật cường, kiên trung, bất khuất được miêu tả từ thế hệ nhỏ đến thế hệ lớn. 

Đó là cậu bé An trong quá trình chạy loạn khỏi giặc Pháp đã lạc mất cha mẹ và trôi dạt đến một mảnh đất cạnh sông. An là một cậu bé thông minh nhưng luôn phải giấu mình, để âm thầm theo dõi và giám sát hoạt động của những kẻ gián điệp làm tay sai cho Pháp. An cũng như bao đứa trẻ khác đã được nuôi lớn bằng tình yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Cậu bé An trong những ngày tháng lạc mất gia đình nhưng vẫn có thể góp phần vào công cuộc bảo vệ dân tộc.

Đó là dì Tư Béo, con người sống đầy tình nghĩa: “tác giả cho rằng “Quán rượu dì Tư Béo nổi tiếng về thứ rượu tăm ngọt giọng, phảng phất mùi cháy khê nồi mà không nhà nào cất được, về tài xào nấu các món thịt rừng mà các lão già tính hay bông phèn đã nức nở khen rằng nhắm một miếng, thấy người phấn hứng, trẻ tráng ran gay”. “Nhiều người tin như vậy. Chứ như tôi, tôi nghĩ rằng những người lui tới nơi đây là bởi tự thói quen cố hữu của họ”. Chính vì thế, cư dân Nam Bộ rất nặng tình nghĩa.

Là gia đình ông Hai và chú Võ Tòng đại diện cho tầng lớp nông dân nghèo bị bóc lột đến tận cùng, lang thang chạy trốn bọn địa chủ ác tà từ nơi này sang nơi khác, bị tù đày rồi phải dứt áo ra đi, bỏ cả quê hương nơi chôn rau cắt rốn.  Tuy “ nghèo như chiếc lá rụng xuống sông, nươc đi tới đâu mình theo tới đó! Huống chi bây giờ lại gặp lúc giặc đánh lung tung…”. Dẫu cho cuộc đời khó khăn, tinh thần yêu nước của họ đều hiện hữu và rất lớn.

Cùng với thiên nhiên được Đoàn Giỏi vẽ lên bằng những màu sắc sinh động, tràn trề sức sống là những con người Nam bộ với những nét sắc sảo lạ lùng. Nhà văn không kể nhiều, đôi khi chỉ vài ba nét, cũng đủ để làm nổi bật tính cách anh hùng , hào sảng cũng như tình nghĩa luôn giúp đỡ những người trong hoạn nạn.

Đất rừng phương Nam - Khúc hát của những ân tình

>>>>>Xem thêm: Độc Tiểu Thanh ký – Câu chuyện về một kiếp hồng nhan bạc mệnh

Đất rừng phương Nam” là bức tranh đẹp về thiên nhiên và con người Nam bộ, Ngôn ngữ nhân vật trong truyện là ngôn ngữ thường nhật của người dân Nam bộ, thể hiện được tính cách và tâm lý ứng xử của người Nam bộ, cũng như tinh thần yêu nước mãnh liệt của họ.

Thảo Nguyên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *