Chùm ca dao về phong tục tập quán Việt Nam

Đất nước 4000 năm

Bạn đang đọc: Chùm ca dao về phong tục tập quán Việt Nam

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước  – Mùa xuân nho nhỏ

Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp hùng vĩ với lịch sử 4000 năm văn hiến. Truyền thống văn hóa tốt đẹp với những phong tục tập quán đã trở thành nếp sống nếp nghĩ của người dân.

Tìm hiểu thêm: Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh – Người đi tìm tuổi thơ trong những ký ức bị lãng quên

Chùm ca dao về phong tục tập quán Việt Nam

>>>>>Xem thêm: Những bài thơ hay nhất của nhà thơ Xuân Quỳnh

Có thể nói Việt Nam có một nền văn hóa đa dạng với sự ảnh hưởng nhiều từ Trung Quốc, song vẫn giữ được những đặc trưng của mình. Hồn dân tộc không bị phai mờ qua dòng chảy của thời gian. Có rất nhiều bài ca dao về phong tục tập quán của đất nước ta, góp phần truyền bá và giữ gìn văn hóa dân tộc:

1.

Thịt Mỡ dưa hành câu đối đỏ,

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

2.

Chiều Ba mươi anh không đi Tết,

Rạng ngày Mồng Một anh không đi lạy bàn thờ,

Hiếu trung mô nữa mà bảo em chờ uổng công.

3.

Ai về Phú Thọ cùng ta,

Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.

Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.

4.

Mùng bảy hội Khám, mùng tám hội Dâu

Mùng chín đâu đâu trở về hội Gióng.

5.

Nào ai quyết chí tu hành

Có về Yên Tử mới đành lòng tu.

6.

Người trước bắc cầu người sau theo dõi

Người thì xông khói lời nói xông nhang.

Chùa nát thì có Bụt vàng

Tuy rằng miếu đổ Thành Hoàng vẫn thiêng.

7.

Tháng Giêng mồng sáu tiệc vui

Gần xa nô nức đến chơi hội này 

Trên mũ áo sắp bày nghi vệ 

Dưới nhà trò các nghệ giở ra 

Bốn bề đào đỏ chanh chua 

Đôi bên hàng xứ giãn ra đánh cờ 

Trai tráng lực thi bơi thuyền ván

 Gái đang thì đánh dún đu đôi 

Trên cầu quan hội ngồi chơi 

Dưới thời các vãi các nơi cúng giàng 

Từ chợ cho chí trong làng 

Tổ tôm xóc đĩa đánh tràn cung mây 

Ngày thời đàn ngọt hát hay

Đêm thời chèo hát, leo dây ầm ầm…

8.

Thứ nhất là hội Cổ Loa

Thứ nhì hội Gióng, thứ ba hội Chèm.

9.

Mỗi năm vào dịp xuân sang

Em về Triều Khúc xem làng hội xuân

Múa cờ, múa trống, múa lân

Nhớ ai trong hội có lần gọi em…

10.

Mồng một chơi cửa, chơi nhà

Mồng hai chơi xóm, mồng ba chơi đình.

Mông bốn chơi chợ Quả linh

Mồng năm chợ Trình, mùng sáu non Côi.

Qua ngày mồng bảy nghỉ ngơi

Bước sang mồng tám đi chơi chợ Viềng

Chợ Viềng năm có một phiên

Cái nón em đội cũng tiền anh mua.

11.

Anh về thưa mẹ cùng cha,

Bắt lợn sang cưới, bắt gà sang sêu.

12.

Chắc như lời ấy không sai,

Tháng Giêng đẵn gỗ, Tháng Hai làm nhà.

Tháng Ba ăn cưới đôi ta.

13.

Em là con gái nhà giàu,

Mẹ cha thách cưới ra màu xinh sao.

Cưới em trăm tấm gấm đào,

Một trăm hòn ngọc, hai mươi tám ông sao trên trời.

Tráp tròn dẫn đủ trăm đôi,

Ống thuốc bằng bạc, ống vôi bằng vàng….

Cưới em chín chĩnh mật ong,

Mười cót xôi trắng, mười nong xôi vò.

Cưới em tám vạn trâu bò,

Bảy vạn dê lợn, chín vò rượu tăm….

14.

Tháng Giêng ăn Tết ở nhà,

Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè….

15.

Lúa Tháng 5 trông trăng Rằm Tháng 8

Trăng mờ cày nỏ, trăng tỏ cày rầm.

16.

Lệnh làng nào làng ấy đánh,

Thánh làng nào làng ấy thờ

17.

Dù ai buôn bán đâu đâu,

Mồng Mười Tháng 8 chọi trâu thì về.

18.

Kẻ Dầu có quán Đình Thanh,

Kẻ Hạc ta có Ba Đình, Ba Voi.

Tháng Tám kéo thuyền xuống bơi,

Mười Chín giã bánh, Hai Mươi rước thần.

19.

Sáng ngày ta đi hái dâu,

Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn.

Hai anh đứng dậy hỏi han,

Hỏi rằng cô ấy vội vàng đi đâu?

– Thưa rằng tôi đi hái dâu.

Hai anh mở túi đưa trầu cho ăn.

– Thưa rằng bác mẹ tôi răn,

Làm thân con gái chớ ăn trầu người.

20.

Hội chùa Thầy có hang Cắc Cớ,

Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy.

21.

Cú kêu ba tiếng cứ kêu

Kêu mau đến Tết, dựng nêu ăn chè

Dựng nêu thì dựng đầu hè

Để sân gieo cải, vãi mè ăn chung.

22.

Ai về Bình Định mà nghe,

Nói thơ chàng Lía, hát vè Quảng Nam.

23.

Ấy ngày mùng sáu tháng ba,

Ăn cơm với cà đi hội chùa Tây.

Hò chơi bên gái bên trai,

Xin cùng cô bác đừng ai nghi ngờ.

24.

Cho dù cha mắng mẹ treo,

Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm.

25.

Trầu bọc khăn trắng cau tươi,

Trầu bọc khăn trắng đãi người xinh xinh.

Ăn cho nó thỏa tâm tình,

Ăn cho nó hả sự mình sự ta.

26.

Vào vườn hái quả cau xanh,

Bổ ra làm tám mời anh xơi trầu.

Trầu này têm những vôi Tàu,

Giữa đệm cánh cát, hai đầu quế cay.

27.

Đàn ông đóng khố đuôi lươn,

Đàn bà mặc yếm hở lườn mới xinh.

28.

Một thương tóc bỏ đuôi gà,

Hai thương ăn nói mặn mà có duyên.

Ba thương má lúm đồng tiền,

Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém xa.

Năm thương cổ yếm đeo bùa,

Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng….

29.

Lấy chồng cho đáng tấm chồng,

Bõ công trang điểm má hồng răng đen.

30.

Con quốc kêu khắc khoải mùa hè,

Làm thân con gái phải nghe lời chồng.

Sách có chữ rằng: “Phu xướng phụ tòng.”

Làm thân con gái lấy chồng xuất gia.

Chùm ca dao về phong tục tập quán đã phần nào cho người đọc cái nhìn chi tiết về những văn hóa truyền thống của dân tộc. Thông qua những bài ca dao ta có thể nhận ra rất nhiều tập quán ở từng địa phương như tục lệ thách cưới, tổ thức lễ hội. Có những phong tục đã biến mất dần theo thời gian như ăn trầu, nhuộm răng… song qua những câu ca dao, giới trẻ đã hiểu hơn về một quá khứ đã qua của một dân tộc với lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm, đẹp đẽ và phong phú. Có thể nói những câu ca dao đã chuyên chở hồn của cả một dân tộc anh hùng.

Thảo Nguyên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *