Chỉn chu hay chỉnh chu? Nếu bạn chưa biết từ nào đúng thì đừng bỏ qua bài viết

Chỉn chu hay chỉnh chu? Nếu bạn chưa biết từ nào đúng thì đừng bỏ qua bài viết

Hiện nay có rất nhiều từ ngữ tiếng Việt do thói quen nói sai dẫn đến viết sai rất nhiều. Một trong số những từ thuộc nhóm đó chính là “chỉn chu” và “chỉnh chu”. Vậy “chỉn chu” hay “chỉnh chu” mới là từ đúng chính tả? Hãy cùng tìm câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên ngay sau đây. 

Bạn đang đọc: Chỉn chu hay chỉnh chu? Nếu bạn chưa biết từ nào đúng thì đừng bỏ qua bài viết

Chỉn chu hay chỉnh chu? Nếu bạn chưa biết từ nào đúng thì đừng bỏ qua bài viết

“Chỉn chu” hay “chỉnh chu” là từ đúng chính tả?

Chỉn chu nghĩa là gì? 

Theo từ điển tiếng Việt, “chỉn chu” là một tính từ thể hiện tính kỹ lưỡng, cẩn thận, chu đáo của một người nào đó. Ví dụ: Mai có buổi họp quan trọng, anh nhớ mặc quần áo chỉn chu nhé; Mình và cậu cùng sắp xếp bàn làm việc chỉn chu lại thôi nào. 

“Chỉn chu” được xem là một đức tính tốt, cần có ở một con người; nó giúp bạn thể hiện bạn là một người chu đáo, cẩn thận và nhờ vậy mà mọi người luôn yêu mến bạn ở đức tính này. Tuy nhiên, “chỉn chu” cũng ở chừng mực, đừng làm mọi thứ quá quy tắc và rập khuôn – điều này sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên khô cứng và tẻ nhạt. 

Ví dụ: 

  • Anh nên chuẩn bị báo cáo một cách chỉn chu trước ngày họp

  • Công việc này đòi hỏi sự chỉn chu rất cao, liệu bạn có làm được không? 

  • Khi “mổ xẻ” từ “chỉn chu” ra, ta được các nghĩa riêng lẻ của từng từ như sau: 

    • “Chỉn” là một từ Việt cổ, có nghĩa “chỉ, quả thực, vốn, thật”. Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (1997) ghi nhận, “chỉn” là một từ cũ và giảng là “vốn, vẫn”. 

    • “Chu” là một yếu tố Việt gốc Hán. Trong tiếng Hán, “chu” thuộc bộ khẩu có các nghĩa “vòng quanh, đủ, vẹn, toàn thể”. Khi du nhập vào tiếng Việt, “chu” là một hình vị độc lập, có nghĩa “đạt mức yêu cầu, có thể làm cho yên tâm, hài lòng; ổn”. Ta kết luận rằng nghĩa gốc của từ “chỉn chu” là “rất đạt, thật ổn”.

    Chỉn chu hay chỉnh chu? Nếu bạn chưa biết từ nào đúng thì đừng bỏ qua bài viết 

    Chỉn chu là một tính từ thể hiện sự chu toàn và cẩn thận kỹ lưỡng của một người

    Chỉnh chu nghĩa là gì? 

    “Chỉnh chu” là một từ sai chính tả, không có mặt trong từ điển tiếng Việt. Từ “chỉnh” có thể mang nghĩa riêng khi đứng riêng: 

    Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, “chỉnh” thuộc hai lớp từ loại là tính từ và động từ: 

    • Chỉnh (tính từ): mang nghĩa cân đối, có trật tự hợp lí, đúng quy tắc giữa các thành phần cấu tạo, đối câu rất chỉnh. 

    • Chỉnh (động từ): mang nghĩa sửa lại vị trí, tư thế cho ngay ngắn, cho đúng (chỉnh lại đường ngắm, chỉnh lại tư thế ngồi trước khi chụp ảnh). 

    • Một số từ ghép trong tiếng Việt có chứa yếu tố “chỉnh” như: chỉnh đốn, chỉnh hình, chỉnh lý, chỉnh sửa, chỉnh tề, chỉnh thể,…

      Ta có thể thấy rằng, từ “chỉnh” là một từ có khả năng tồn tại độc lập, thuộc hai lớp từ loại là động từ và tính từ. Từ “chỉnh” mang nghĩa chung là chỉnh sửa sao cho gọn gàng, ngăn nắp. 

      Ví dụ: Bạn nên chỉnh lại tư thế ngồi cho ngay ngắn trước khi cô vào lớp. 

      Chỉn chu hay chỉnh chu? Từ nào đúng chính tả? 

      Với phân tích bên trên, từ đúng chính tả là từ “chỉn chu”. 

      • “Cô ấy là một người khá chỉn chu trong việc chọn trang phục”: Câu này mang ý nghĩa khen ngợi, khen người con gái biết lo toan mọi việc hoàn hảo, cẩn thận, gọn gàng và có gu thẩm mỹ. 

      • “Cô ấy tính toán thật chỉnh chu”” Câu này mang nghĩa khen người con gái tính toán cẩn thận về mọi mặt, kỹ lưỡng, tỉ mỉ. 

      Tìm hiểu thêm: Review phim Vùng Đất Linh Hồn – Spirited Away

      Chỉn chu hay chỉnh chu? Nếu bạn chưa biết từ nào đúng thì đừng bỏ qua bài viết

      “Chỉn chu” là từ đúng chính tả tiếng Việt

      Vì sao có sự nhầm lẫn giữa “chỉn chu” với “chỉnh chu” 

      Nguyên nhân nhầm lẫn, gây lúng túng khi tìm từ đúng giữa hai từ “chỉn chu” và “chỉnh chu” có thể được lý giải bằng một số nguyên nhân sau: 

      • Về cách phát âm vùng miền: Ở một số vùng miền, hai từ này có cách phát âm gần giống nhau. Đặc biệt người dân ở khu vực miền Nam, thường phát âm không biệt “chỉnh” với “chỉn” mà đọc thành “chỉnh” luôn vì nghe thuận tại và đọc dễ hơn so với từ “chỉn”.

      • Về mặt ý nghĩa: Với từ “chỉnh” thường sẽ xuất hiện trong một số cụm từ như “chỉnh tề, nghiêm chỉnh,…”. Nó phù hợp để ghép cặp với từ “chu” mang ý nghĩa như “chu đáo, chu toàn”… Vì hiểu theo nghĩa ngày nên người ta cũng cho rằng từ “chỉnh chu” là từ đúng chính tả, thuyết phục hơn so với từ “chỉn”. Trong khi đó với từ “chỉn” với nhiều người thì nó gần như vô nghĩa và có vẻ không hợp lý. 

      Chỉn chu hay chỉnh chu? Nếu bạn chưa biết từ nào đúng thì đừng bỏ qua bài viết

      >>>>>Xem thêm: Top những nhân vật hoạt hình nổi tiếng nhất mọi thời đại

      Rất nhiều người nhầm lẫn do thói quen đọc hai từ “chỉn” và “chỉnh” như nhau

      Hi vọng thông qua những phân tích ở trên, bạn đã biết cách sử dụng “chỉn chu” hay “chỉnh chu”từ nào đúng chính tả rồi đúng không? Bạn phải luôn nhớ “chỉn chu” là từ viết đúng chính tả, ngữ pháp và ngược lại “chỉnh chu” là hoàn toàn sai. Nếu bạn vẫn đang sử dụng sai từ này, hãy cố gắng sửa lại cho đúng nhé!

      Nếu không nhớ, bạn có thể ghi chú lại để tránh việc dùng sai, gây mất thiện cảm với người đọc và thậm chí là mất điểm trong những bài thi tự luận. 

      Xem thêm:

      ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *