Thạch Lam sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình công chức gốc quan lại, thuở nhỏ chủ yếu sống ở quê ngoại, phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Thạch Lam là người con thứ 6 trong gia đình 7 người con (6 trai, 1 gái). Nguyên tên ban đầu của ông do cha mẹ đặt là Nguyễn Tường Vinh. Là một trong những nhà văn hàng đầu của Việt Nam, ông mang trong mình một phong cách vô cùng khác lạ so với những nhà văn cùng thời. Những tác phẩm của ông bao giờ cũng tràn ngập chất thơ, chất trữ tình lãng mạn mà không bắt gặp ở bất cứ các tác phẩm khác.
Bạn đang đọc: Chất thơ trong truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam
Chất thơ trong truyện ngắn của Thạch Lam được thể hiện qua những phương diện sau đây:
Nhân vật tâm trạng và mang đậm màu sắc trữ tình
Chất thơ trong truyện ngắ được tạo nên khi nhà văn chú ý khai thác và biểu hiện một cách tinh tế cái mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật hoặc của chính mình trước thế giới bằng những chi tiết, hình ảnh đầy gợi cảm và một lối văn trong sáng, truyền cảm, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn. Một tác phẩm được coi là giàu chất thơ bởi nó được viết theo thể loại văn xuôi song lại có những đặc điểm của thể loại thơ, đó là tập trung miêu tả tâm trạng của nhân vật chính.
Ta có thể thấy rất rõ điều này trong các tác phẩm của Thạch Lam, khi nhà văn xây dựng những nhân vật của mình đều nhuốm màu tâm trạng. Ví dụ ở nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ, được xây dựng là một nhân vật có những rung cảm vô cùng tinh tế. Cô hoài niệm về quá khứ, chú ý đến từng sự đổi thay của sự vật, chỉ một mùi nồng nồng, âm ẩm bốc lên đã khiến Liên ngỡ đó là mùi riêng của đất quê; không khí vắng lặng đìu hiu của phố huyện đã lay động tâm hồn Liên để cô cảm nhận được cái buồn của buổi chiều quê và khiến đôi mắt cô cũng như ngập đầy bóng tối của buổi chiều quê đó. Những rung cảm rất đỗi trữ tình ta hiếm khi được thấy ở thể loại văn xuôi.
Tìm hiểu thêm: Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Của Nhà Thơ Xuân Diệu
Cái hay của Thạch Lam là sự lồng ghép chất trữ tình lãng mạn vào trong những nhân vật. Bởi vậy mà những nhân vật của ông đều mang vẻ đẹp mong manh dễ vỡ, tâm hồn đầy tinh tế dễ dàng rung động trước những biến đổi của cuộc sống. Đặc biệt là luôn tràn đầy xúc cảm. Thạch Lam không đi sâu vào con người lý trí mà đi sâu vào con người xúc cảm. Nhân vật của ông được nhào nặn từ sự rung động, từ tâm hồn tràn đầy tình yêu thương.
Chất thơ được cất lên từ vẻ đẹp tâm hồn
Thạch Lam đã từng có những câu nói: “Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn” .Thạch Lam đã hết sức tin tưởng ở khả nãng kì diệu của văn chương. Đó chính là khả năng cảm hóa được con người, hướng con người tự vươn đến tầm cao cuộc sống. Đối với con người, văn chương nghệ thuật mãi mãi vẫn là một người bạn vô cùng thân thiết. Sự tồn tại vĩnh cửu của văn chương chân chính đã nói lên được tất cả những giá trị tự thân của nó.
>>>>>Xem thêm: Chùm ca dao than thân trách phận hay nhất
Và bởi vậy những tác phẩm của ông đều sáng ngời vẻ đẹp của tình người. Ấy là vẻ đẹp của tình bà cháu thắm thiết trong “dưới bóng hoàng lan” hòa quyện trong vẻ đẹp của quê hương xứ sở, đó là vẻ đẹp của tình người ấm áp trong mùa đông lạnh giá không phân biệt giai cấp trong trong “gió lạnh đầu mùa”, sự ấm áp được lan tòa qua từng câu chữ, âu cũng là mục đích mà nhà văn hướng tới. Đó là sự nỗ lực níu kéo những vẻ đẹp còn sót lại trong hồn người giữa thế thời đảo điên, hỗn loạn. Không có chất thơ nào có thể đẹp và lãng mạn hơn chất thơ trong tâm hồn của con người.
Truyện ngắn không có cốt truyện
Đặc trưng lớn nhất của truyện ngắn là cốt truyện, song Thạch Lam đã không ngần ngại loại bỏ cốt truyện trong các tác phẩm của mình, điều này khiến truyện ngắn của ông mềm mại đi rất nhiều. Không có cốt truyện, mạch truyện không vận động theo mạch của những tình tiết, sự kiện mà vận động theo mạch cảm xúc, tâm trạng nhân vật. Để làm được điều này, nhà văn đã đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật. Từ điểm nhìn ấy, bức tranh đời sống được tái hiện với sự đan xen, song hành và xâm nhập của cảm giác thực tại và hồi ức quá khứ mà dường như, cái nổi trội lên, chi phối sự vận động của mạch truyện lại là hành trình của những kí ức.
Nhà văn không ngừng để các nhân vật xuôi theo dòng cảm xúc, không ngăn cản mạch đập của họ, không có sự gò bó khuôn khép, tất cả như tuôn trào dưới đầu ngọn bút. Tựa như nhà văn đang để cho những nhân vật tự kể lại câu chuyện của chính mình. Tác phẩm của ông có sự ảnh hưởng rất lớn của tư duy cảm xúc, được dẫn dắt bởi cảm xúc. Hay nói các khác cốt truyện trong các truyện ngắn của Thạch Lam thường đơn giản, song lại đậm chất trữ tình khiến người đọc không thể rời mắt. Những tác phẩm như “dưới bóng hoàng lan”, “hai đứa trẻ”… đã chứng minh điều đó.
Có thể nói Thạch Lam là một nhà văn rất khác biệt, nhất quyết đi về với chất trữ tình, tạo ra một hướng đi không phải ai cũng có thể làm được. Đó là sự tổng hòa của cái đẹp đến từ đất trời và từ con người.
Thảo Nguyên