Các bước cần chuẩn bị trước khi muốn sống một cuộc đời bạn mong ước

Nhiều bạn trẻ ngày nay thường hỏi: Làm thế nào để sống một cuộc sống mà mình mong ước, mình yêu thích? Câu trả lời là bạn cần phải có một cú nhảy. Cú nhảy này là điều quan trọng để giúp cho bạn sống cuộc sống của chính mình. Và để có một cú nhảy thành công, một cú nhảy để đời thì không hề dễ dàng. Khi người khác ngủ bạn phải thức, khi người khác đang đi chơi thì bạn phải làm việc. Bạn phải dành 200% năng lượng của mình cho công việc và cuộc sống. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn những bước cần chuẩn bị trước khi bạn muốn sống một cuộc đời bạn mơ ước:

Bạn đang đọc: Các bước cần chuẩn bị trước khi muốn sống một cuộc đời bạn mong ước

Tìm hiểu thêm: Top những câu nói hay của các vĩ nhân nổi tiếng thế giới

Các bước cần chuẩn bị trước khi muốn sống một cuộc đời bạn mong ước

>>>>>Xem thêm: Tuổi Trẻ – Lang thang tìm mục tiêu sống trên đường đời

1. Mài giũa khả năng

Đây là điều vô cùng quan trọng. Hãy tự rèn luyện kỹ năng, tích lũy kiến thức. Bởi vì đây là những nền tảng vững chắc cho cú nhảy. Không có vĩ nhân nào trên đời mà không trưởng thành từ những giờ luyện tập mướt mát mồ hôi. Hãy tận dụng thời gian để rèn luyện, mài giũa những kỹ năng thật sắc bén, chuẩn bị cho một cú nhảy để đời.

2. Chuẩn bị tài chính

Không thể làm việc mình thích với một cái bụng rỗng. Bạn cần một kế hoạch tài chính rõ ràng, nguồn lực vững vàng trước khi nhảy sang làm điều mình thích. Hãy tiết kiệm từ trước, chuẩn bị cho mình một ngân sách hoặc sổ tiết kiệm. Bạn không thể làm được gì nếu thiếu tài chính đâu.

3. Mạng lưới hỗ trợ

Điều không thể thiếu khi theo đuổi đam mê là sự hỗ trợ của những người xung quanh. Hãy chia sẻ với gia đình, bạn bè,… để tranh thủ sự ủng hộ của họ. Hãy mở rộng vòng tròn quan hệ, tìm kiếm cộng đồng, phát triển mạng lưới. Hỗ trợ về vật chất hay tinh thần thì sẽ đều là điểm tựa cho bạn phát triển và không cảm thấy cô độc trên con đường của mình.

4. Kỷ luật làm việc

Thử thách lớn nhất đối với những người tự làm là phải làm chủ được chính mình, quản lý thời gian thật tốt, kỷ luật cá nhân chặt chẽ. Hãy vạch ra và tuân thủ những kỷ luật với bản thân, thiết lập ưu tiên công việc, những điều cần làm và nỗ lực hoàn thành nó.

5. Kế hoạch dự trù

Hãy tính toán ra một kế hoạch dự trù. Giả sử mọi việc không xảy ra như dự định, ta sai lầm, ta vấp ngã thì ta sẽ làm thế nào? Chuẩn bị cho một kết quả tươi đẹp thì cũng nên chuẩn bị cho một tình huống xấu nhất. Vì vậy, kế hoạch phòng bị là điều cần thiết.

Các bạn trẻ hãy thử thách và đương đầu, hãy sống cuộc sống mình mong muốn bởi tuổi trẻ đã qua không bao giờ trở lại.

Bài viết dựa theo cuốn sách “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu” của tác giả Rosie Nguyễn.

Nguồn: Bookademy – Viện Sách

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *