Nguyễn Công Hoan, nhà văn của chủ nghĩa hiện thực phê phán, tiếp cận đề tài này theo cách rất khác, đó là khía cạnh châm biếm, đả kích sâu sắc. “Bước đường cùng” là một tác phẩm mà khi nó ra đời, đã tạo nên sức ảnh hưởng vô cùng lớn mà chính thực dân Pháp coi là một mối hại lớn. Tác phẩm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phản ánh hiện thực, phê phán đả kích mạnh mẽ chế độ thực dân phong kiến
Bạn đang đọc: Bước đường cùng – Chủ nghĩa hiện thực phê phán đặc sắc
Nghệ thuật trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia
Hoàn cảnh điển hình
Viết đối với Nguyễn Công Hoan trước hết là sự trang trải với cuộc đời và số phận của những con người mà trái tim nhạy cảm của ông, tấm lòng nhân ái, biết đau đời của ông, tình yêu thương đồng loại sâu xa nơi ông, đã khiến ông phải vì nó mà đa mang. Viết với ông, như là một phương cách, để ông gửi gắm những tình cảm yêu thương hay căm giận, bênh vực, bảo vệ hay phê phán, đả phá, chở che, san sẻ hay bóc trần, tố cáo. Nhà văn ám ảnh rất nhiều bởi hiện thực cuộc sống nơi ông trưởng thành. Đó là một xã hội Việt Nam tù túng chật hẹp. Người với người chán ghét lẫn nhau. Nông dân oằn mình chống trả những đòn đánh của chế độ thực dân – phong kiến, thoi thóp sống như những con cá mắc lưới. Quan lại địa chỉ ra sức bóc lột nhân dân. Trong Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan đã phán ánh rất rõ tính chất tham lam vô độ và xảo quyệt của tầng lớp địa chủ, điển hình ở đây là Nghị Lại. Tên địa chủ cực kì gian ác, hưởng hạnh phúc giàu sang trên chính máu của đồng loại. Cái hiện thực ấy, nó lột trần bộ mặt tởm hợm thối nát của chính quyền thực dân nửa phong kiến và bọn địa chủ ăn trên ngồi trốc.
Khác với những nhà văn hiện thực cùng thời như Nam Cao, hay Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan đem đến những thước phim về hiện thực hoàn toàn khác biệt khi xây dựng bi kịch của người dân bắt nguồn một phần từ chính sự giốt nát, kém hiểu biết của họ. Trong “Bước đường cùng”, Nguyễn Công Hoan cũng đã để cho Pha và bác Tân trai nhận ra một sự thực xót xa rằng:
“Rút cục chỉ dân chết, chết vì nạn nhà giàu, chết vì nạn quan. Dân quê còn chết về nhiều cái nạn khác nữa, nạn ăn ở bẩn thỉu, dại dột, sưu cao thuế nặng, nạn lụt, nạn đại hạn, nạn hủ lậu, rút cục nạn gì cũng do cái dốt nát nó đẻ ra cả.”
Biết là cái dốt nát nó đẻ ra những ngọn những nguồn, nhưng đến khi vợ con chết cả và gặp lại anh trai Hòa thì Pha mới khát khao cái sự học, mới khát khao tìm cách để biết, để khôn, để không ai có thể bắt nạt nổi, như Dự, như Hòa. Chính bởi sự kém hiểu biết, Pha và Thi mới bị lợi dụng. Nghị Lại xúi Trương Thi kiện Pha, rồi lại xúi Pha kiện Trương Thi, hứa cho cả hai người vay tiền lo kiện và nói lót với quan cho cả hai! Pha lên huyện hầu kiện, bị lính lệ hạch sách, đánh đấm, cướp giật, lại bị quan ra lệnh tống giam vì không mang tiền “lễ”. Đến khi vợ đem tiền đến, anh mới được tha về. Nghị Lại đến dụ dỗ, Pha lại phải vay thêm lão hai chục để “tạ quan”! Bá Tân, người anh vợ có chữ nghĩa của Pha, bàn với Pha tìm cách trả kỳ được món nợ của Nghị Lại. Nhưng lão đã có chủ ý, nhất định chưa nhận. Vì vậy sự dốt nhát trong quần chúng là kẻ thù cần tiêu diệt đầu tiên. Đây chính là hoàn cảnh điển hình trong những tác phẩm thời kì này.
Tìm hiểu thêm: Những bài Ca dao hài hước châm biếm hay nhất
>>>>>Xem thêm: Con Cái Chúng Ta Đều Giỏi – Adam Khoo Ebook
Nhân vật điển hình
Nhân vật chính trong tác phẩm này là Pha, điển hình cho những người nông dân lúc bấy giờ. Là đại diện cho tầng lớp bị bóc lột, nằm ở tận cùng của xã hội, chịu sự đàn áp mạnh mẽ của những tầng lớp trên. Anh Pha là điển hình cho hiện thực đất nước một cổ hai tròng, đã mất đi sự tự do độc lập, trở thành kiếp trâu ngựa cho chủ nghĩa thực dân:
“Pha giơ hai cánh tay bị trói lên trời, nắm chặt bàn tay run run vào ngực để tỏ nỗi căm hờn, nghiến răng, rồi nhắm nghiền mắt lại, kệ cho hai dòng lệ nó tuôn ra, và kệ cho ba anh em theo mình, không biết đến đâu mới trở lại…”
Cuộc đời của anh là cuộc đời của hàng ngàn con người khác trong xã hôi thời bấy giờ, hoặc không nhà không cửa, hoặc bị tước đoạt đi cuộc sống của chính mình.
Pha đại diện cho người nông dân, về cả hoàn cảnh, ý chí sức mạnh của họ song cũng cả phần u mê của những người dân bị chính sách của Pháp tác động. người nông dân sống riêng lẻ lại hay vì những quyền lợi nhỏ nhặt mà thù hằn nhau, như vợ chồng Pha và nhà Trương Thi ghét nhau, chỉ vì chỗ hàng xóm với nhau mà nó đi lấy tên bố mình đặt cho con nó thì tội gì mình không báo thù.
Cái hận thù nhỏ bé vô tình giết chết cuộc cách mạng lớn, ngáng đường dành độc lập tự do của dân tộc
Con đường hiếm hoi được khai sáng cho những người nông dân
Tất cả các tác phẩm hiện thực phê phán những năm 1945 đều đi vào bế tắc, các nhân vật chết trong tức tưởi, hoặc sống kiếp đời thừa. Bước đường cùng cũng không ngoại lệ khi kết thúc, Pha bị bắt cũng với nỗi uất nghẹn dân trào. Song khác với các tác phẩm khác, tác phẩm có mầm mống của sự đấu tranh. Đó là hình ảnh Pha đứng dậy chống lại Nghị Lại, báo hiệu cho cuộc nổi dậy ắt hẳn sẽ đến của những người nông dân đã không còn chịu đựng.
Tác phẩm kêu gọi những người nông dân đoàn kết và học hỏi, biết cùng nhau đứng lên đấu tranh giải phóng cho chính bản thân mình. Đó là lý do vì sao, khi “Bước đường cùng” ra đời, thực dân Pháp đã e sợ. Quan điểm của nhà văn chưa rõ ràng, mạnh mẽ nhưng đã manh nha phát triển. Họp nhau mà gặt, họp nhau mà đánh, họp nhau mà lý luận… Nguyễn Công Hoan đã mở cho người nông dân những cánh cửa về việc ý thức được cái dốt để mà ra sức mở mang tri thức, về việc ý thức được sức mạnh của đoàn kết để mà biết hợp tác với nhau chống lại giai cấp cai trị bóc lột.
“Bước đường cùng” xứng đáng là một tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện thực phê phán thời kì trước 1945. Cái sâu cay, cái đau đớn được lột tả xuất sắc, đem lại những thước phim chân thực nhất.
Thảo Nguyên