“Bao giờ cho đến tháng Mười” là một trong những bộ phim kinh điển nhất của nền điện ảnh Việt Nam, thuộc danh sách 18 bộ phim xuất sắc nhất mọi thời đại trong nền điện ảnh châu Á. Nhận về không ít danh hiệu, được vinh danh không biết bao nhiêu lần trong làng điện ảnh Việt Nam cũng như thế giới, bộ phim vẫn thật đơn giản và bình dị. Chính điều đó tạo nên những ký ức khó quên cho hàng triệu khán giả.
Bạn đang đọc: Bao giờ cho đến tháng mười – Đơn giản nhưng khó quên
Cốt truyện đơn giản mà gần gũi
Câu chuyện trong “Bao giờ cho đến tháng Mười” được chính đạo diễn Đặng Nhật Minh viết nên từ những trải nghiệm thực tế của gia đình. Đó là sự mất mát, là nỗi đau bị chiến tranh tàn khốc tước đi những người thân yêu nhất. Bằng lối dẫn chuyện tự nhiên, gần gũi câu chuyện đã chiếm được cảm tình của nhiều độc giả Việt.
Đến ngày nay, “Bao giờ cho đến tháng Mười” vẫn là 1 trong những bộ phim điện ảnh kinh điển của Việt Nam
Cảm giác khắc khoải trong phim là cảm giác của hàng triệu người Việt Nam, những người con chờ cha, người vợ chờ chồng như vọng phu bao đời. Chính gia đình vị đạo diễn là 1 trong số đó. Còn gì đau xót hơn khi cha đạo diễn, giáo sư – bác sĩ Đặng Văn Ngữ cũng đã vĩnh viễn ra đi do bom đạn chiến trường?
Bộ phim lấy bối cảnh nơi miền quê nghèo Bắc Bộ quá đỗi quen thuộc. Ở nơi có con sông phù sa hiền hòa, những cánh đồng lúa bát ngát, sân đình, chiếu chèo … như bao ngôi làng lâu đời.
Dáng điệu nhân vật chính Duyên mở đầu cảnh phim đầu tiên khi chị đang “tay xách nách mang” đi bộ trên cánh đồng làng. Tuy nhiên, gương mặt hiền hậu lại đang gờn gợn nỗi buồn u uẩn, một tính toán xa xăm bí ẩn. Chị đang trở về nhà sau chuyến thăm chồng. Duyên mang trong lòng nỗi đau chẳng thể nói: Chồng chị đã vĩnh viễn ra đi trên chiến trường mặt trận biên giới Tây Nam.
Thẫn thờ cầm trên tay tờ giấy báo tử, chị ngất đi và rơi xuống sông nhưng may mắn được thầy giáo Khang kịp thời cứu vớt. Duyên quyết định giấu gia đình sự việc đau lòng, trong đó có người bố chồng đang lâm trọng bệnh cùng đứa con trai ngày ngày mong tin từ cha.
Nỗi đau của chị chỉ có thể chôn giấu thật kỹ trong lòng, mong manh với đó là niềm hy vọng tất cả chỉ là nhầm lẫn. Duyên nhờ thầy giáo Khang viết hộ những lá thư gửi đi. Gần như tất cả mọi người đều tin rằng đó là thư từ chiến trường của chồng chị.
Nhân vật Duyên trong phim
Thương chị phải một mình gánh chịu và che giấu nỗi đau quá lớn, thầy giáo Khang gửi đến chị Duyên 1 lá thư khuyên chị hãy nói ra sự thật. Thế nhưng, thật trớ trêu, những dòng viết ấy lại vô tình đến tay người chị dâu. Chính điều này khiến cả gia đình nghi ngờ lòng chung thuỷ của Duyên.
Quả thật, chất liệu bi kịch của “Bao giờ cho đến tháng Mười” dễ khiến những đạo diễn tầm thường sa đà vào nội dung tuyên truyền, thuyết giảng đạo đức. Thế nhưng, tất cả đã được đạo diễn Đặng Nhật Minh tiết chế. Chúng ta đồng cảm với nội tâm và xúc động trước phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.
Cốt truyện đơn giản, nhẹ nhàng nhưng đầy xúc cảm, “Bao giờ cho đến tháng Mười” là nỗi lòng của Duyên trước số phận trớ trêu. Cùng với đó là khung cảnh truyền thống đậm chất thơ đan xen cùng văn hoá tâm linh thật gần gũi của miền quê phía Bắc.
Xem thêm: Những Trang Web Review Sách Hay Hàng Đầu Hiện Nay
Phân cảnh khó quên đọng lại cảm xúc cho người xem
Tâm trạng đau đớn và tình thế ngang trái của Duyên đã được đạo diễn truyền tải qua hàng loạt thủ pháp điện ảnh. Trước mặt người cha chồng ốm yếu và đứa con thơ ngây chị phải hết sức kìm nén hoàn thành tốt vai diễn một người vợ vừa vào chiến trường thăm chồng trở về. Nhưng khi ở một mình chị lại quay quắt, xé lòng với nỗi đau không biết tỏ cùng ai.
Tìm hiểu thêm: 7 Mẹo Học Từ Vựng Tiếng Anh Hiệu Quả Nhất Ai Cũng Làm Được
Cảnh phim ghi dấu trong người xem nhiều
Trong cách thức thể hiện nội tâm nhân vật, ở những phân cảnh này Đặng Nhật Minh khéo léo đưa khán giả trở về miền ký ức tươi đẹp với mối tình lãng mạn, trong trẻo của Duyên và người chồng đã hy sinh nơi chiến trường (do Đặng Lưu Việt Bảo đóng).
Người xem như trở thành một phần của câu chuyện và tận mắt chứng kiến chuyện tình của chàng thanh niên đam mê thả diều với cô thôn nữ với nụ cười trong veo, hồn nhiên ở bến sông. Để rồi ngay sau đó là sự thật phũ phàng trong hình ảnh người góa phụ với giọt nước mắt trên mi. Việc sử dụng hai hình ảnh tương phản dù là một thủ pháp điện ảnh không mới nhưng vẫn tạo hiệu quả tuyệt vời về mặt cảm xúc.
>>>>>Xem thêm: Phân biệt “Bánh giầy” hay “bánh dầy” mới là từ đúng?
Cảnh phim đậm chất Bắc Bộ
Bên cạnh đó một cảnh khác cũng khiến khán giả phải không kiềm được nước mắt chính là lúc Duyên đứng nép sau cánh cửa nghe đứa cháu chồng đọc to bức thư giả của người chồng (do thầy giáo Khang viết) gửi về cho cả gia đình nghe trong ngày giỗ.
Đối lập với niềm hân hoan của cả gia đình khi nhận được lá thư vào đúng thời điểm là nỗi đau phải nuốt nghẹn vào trong mà Duyên phải chịu đựng. Lê Vân đã có màn thể hiện xuất sắc ở phân đoạn cần bộc lộ nội tâm sâu sắc này…. Đây là phân đoạn làm nên bao nước mắt, sự gợi nhớ cho các khán giả mãi về sau.
Sự thành công của bộ phim chính là nỗi niềm đau đầy chân thực, là lối diễn vô cùng tự nhiên. Bộ phim lột tả tâm trạng của bao gia đình Việt những nỗi đau thấu lòng do chiến tranh gây lên. Để từ đó những thế hệ đi sau biết trân trọng những mất mát, tự mình cố gắng và xây dựng đất nước phát triển hơn.
Với cái tên khắc khoải và đầy ý nghĩa, “Bao giờ cho đến tháng Mười” đã và sẽ luôn là 1 trong những kiệt tác điện ảnh mà bất cứ ai, trong thời đại nào cũng nên theo dõi ít nhất 1 lần. Có thể, giờ đây, không phải ai cũng thấu hiểu nỗi đau chiến tranh thuở đó, tuy nhiên, trên tất cả, nét bình dị, vẻ đẹp, tình yêu, sự hy sinh của người phụ nữ đối với gia đình sẽ còn mãi. Bộ phim đã thực sự thành công khi để lại những cảm xúc lắng đọng trong con người Việt!