Truyện ngắn là thể loại văn học không còn xa lạ đối với những người yêu văn học, đây là thể loại phổ biến nhất trong các thể loại văn xuôi, song cũng yêu cầu tay nghề cao nhất. Có thể ví truyện ngắn giống như “là một lát cắt trên thân cây mà qua đó thấy được trăm năm đời thảo mộc”, truyện ngắn cô đọng, súc tích, nhưng lại chứa đựng một sức gợi vô cùng lớn. Bởi vậy, truyện ngắn được các chuyên gia đặc biệt quan tâm nghiên cứu.
Bạn đang đọc: Bàn về thể loại truyện ngắn – Những lát cắt mà qua đó ta có thể nhìn thấu cả một đời
Khái niệm
Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu chuyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó. Vì thế, tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn.
Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định. Bị giới hạn về cả không gian lẫn thời gian, nhân vật ít và diễn biến rất nhanh. Đôi khi truyện ngắn chỉ là một khoảng khắc của cuộc sống. Tuy nhiên, hình thức bị giới hạn lại là một cơ hội để người viết thể hiện tài năng của mình, không phải ngẫu nhiên mà thông qua truyện ngắn, ta có thể thấy hơi thở, âm hưởng của cả một thời đại.
Đặc trưng về nội dung và hình thức
Truyện ngắn thiên về lối kể kết hợp giữa sự thật đời sống với khả năng hư cấu, tưởng tượng. Khác với tiểu thuyết về dung lượng, truyện ngắn “tập trung mô tả một mảnh đất của cuộc sống, một biến cố hay một vài biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, biểu hiện nào đó của tính cách nhân vật, thể hiện một khía cạnh nào đó của xã hội” (Nguyễn Xuân Nam, Từ điển Văn học, tập 2, NXB KHXH, Hà Nội, 1984, tr.457). Về hình thức, Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ. Khuôn khổ ngắn nhiều khi làm cho truyện ngắn có vẻ gần gũi với các hình thức truyện kể dân gian như truyện cổ tích, giai thoại, truyện cười, hoặc gần với những bài kí ngắn. Nhưng thực ra không phải. Nó gần với tiểu thuyết hơn cả bởi là hình thức tự sự tái hiện cuộc sống đương thời. Truyện ngắn bị giới hạn về mặt dung lượng, đặc biệt, nó chứa tình huống truyện – đặc trưng nghệ thuật lớn nhất của thể loại truyện ngắn. Tình huống truyện là nhãn tự trong tác phẩm, có tác dụng đẩy mạch truyện lên cao trào, buộc nhân vật phải xử lý nó. Nhân vật trong truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới, hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người.
Tìm hiểu thêm: Những Bài Thơ Hay Nhất Của Nhà Thơ Nguyễn Khuyến
>>>>>Xem thêm: Truyện tranh Niềm vui từ bát canh cải
Cốt truyện trong truyện ngắn cũng rất đặc biệt, rất giàu sức gợi và đặc sắc, ngắn gọn nhưng hấp dẫn, thu hút. Cái quan trọng nhất về đặc trưng nghệ thuật của truyện ngắn chính là khả năng khơi gợi trí óc của bạn đọc, Một thiên truyện ngắn có thể trở thành một “tòa lầu đài” chứa đựng cả tinh thần thời đại nếu như thực sự nằm dưới ngòi bút có tài. Nhà văn chỉ cần “Vẽ một con báo qua mảng lông mà vẫn biết là con báo, qua một con mắt mà truyền được cả tinh thần” (Lỗ Tấn). Như vậy, tình huống truyện, nhân vật, và cốt truyện chính là những phương tiện để nhà văn truyền tải thông điệp của mình.
Về nội dung, truyện ngắn có thể lấy ở nhiều mặt của cuộc sống, nhiều vấn đề có tính chất thời sự xã hội. Phần lớn là vấn đề đời tư cá nhân, có khi chỉ là khoảnh khắc trong đời tư đó. Việc lựa chọn đề tài, phản ánh nội dung trong tác phẩm chịu sự chi phối bởi “nhãn quan” nhà văn, trong đó xác lập “điểm nhìn” riêng cho mình là quan trọng hơn cả. ruyện ngắn thường ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp, chồng chéo. Nó có thể kể về cả một cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện hay một “chốc lát” trong cuộc sống nhân vật, nhưng cái chính của truyện ngắn không phải là ở hệ thống sự kiện, ở độ lớn của số trang, mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời. Truyện ngắn không bao giờ chỉ đơn thuần là trần thuật mà bao giờ cũng gửi gắm một vấn đề nhân sinh nào đó. Đây thực chất cũng là đặc trưng của văn học nói chung. Lấy đề tài từ cuộc sống, thông qua con mắt nghệ thuật của văn chương, con mắt nhân sinh của tác giả, thì mới tạo nên được tác phẩm xuất sắc.
Lấy ví dụ tác phẩm Làng của Kim Lân, đây là tác phẩm ta có thể thấy rõ nhất những đặc trưng của truyện ngắn. Lấy bối cảnh chiến tranh để làm bật lên tình yêu nước của nhân dân Việt Nam, đặc biệt với khả năng xây dựng tình huống xuất sắc của mình – tình huống ông hai nghe tin làng theo giặc, đã làm nổi bật được những giằng xé về mặt tâm lý của ông Hai, đẩy mạch truyện lên tới đỉnh điểm. Tình huống này hay đến mức nó có thể làm tốt cùng một lúc hai nhiệm vụ, thứ nhất đặt nhân vật vào hoàn cảnh khó khăn, buộc phải chọn một trong hai cách ứng xử, hoặc là tiếp tục yêu làng kể cả biết làng theo giặc, hoặc là bỏ làng để kiên trung với đất nước. Thông qua tình huống này, tính cách nhân vật được bộc lộ rõ rệt. Đồng thời nó cũng khẳng định được tình yêu nước của nhân vật.
Như vậy, có thể nói, đặc trưng lớn nhất của truyện ngắn chính là đặc trưng về tình huống truyện, không có tình huống truyện, không có truyện ngắn.
Có rất nhiều kiệt tác truyện ngắn trong văn học, một minh chứng rõ ràng cho việc dung lượng không ảnh hưởng đến nội dung tác phẩm truyền tải. Là một thể loại lớn của văn học, chiếm phần nhiều, ta cần nghiên cứu thêm mới có thể hiểu được hết những giá trị của nó.