Bài Học Từ Truyện Ngụ Ngôn Dê Đen và Dê Trắng Qua Cầu

Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội. Một bộ phận truyện ngụ ngôn bắt nguôn từ truyện loài vật, từ những hình ảnh của con vật, những câu chuyện ngụ ngôn đưa đến những bài học, những triết lý nhân sinh đến với người đọc. Câu chuyện Dê đen và dê trắng qua cầu (hay truyện Hai con dê qua cầu) là một câu chuyện như thế.

Bạn đang đọc: Bài Học Từ Truyện Ngụ Ngôn Dê Đen và Dê Trắng Qua Cầu

Bài Học Từ Truyện Ngụ Ngôn Dê Đen và Dê Trắng Qua Cầu

Bài học và ý nghĩa từ câu chuyện ngụ ngôn dê đen và dê trắng qua cầu (Hai con dê qua cầu)

Vài nét về tác phẩm

Ngày xửa ngày xưa, có một con dê trắng đang ăn cỏ trên đoạn dốc đầy cỏ của ngọn đồi gần một con suối nọ. Sau đó dê trắng quyết định đi qua đồi bên kia để thưởng thức thử mùi vị cỏ ở đồi đó. Từ đồi bên này qua đồi bên kia là một lối đi hẹp dài được làm như một chiếc cầu bắc ngang qua con suối.

Trong khi đang đi vượt qua cây cầu thì dê trắng chợt nhìn thấy một con dê đen khác đang đi đến từ đầu cầu bên kia. Nhưng cái cầu quá nhỏ chỉ đủ cho một con đi qua mà thôi. Dê trắng nói với con dê đen rằng hãy để nó qua trước nhưng dê đen lại trả lời rằng hãy để dê đen qua trước. Rồi chúng bắt đầu dọa nhau và cuối cùng xảy ra một cuộc ẩu đả khủng khiếp.

Vì ẩu đả với nhau nên dê trắng và dê đen không giữ được thăng bằng trên cây cầu nữa mà cả hai cùng rơi xuống dòng suối. Những con dê khác gặm cỏ gần đó trên ngọn đồi chứng kiến cảnh tượng đó và đã rút ra cho bản thân một bài học. Thế là vài ngày hôm sau có hai con dê khác cũng gặp chuyện như vậy. Chúng cũng gặp nhau trên cây cầu đó và không thể đi qua cầu được. Quả thật hai con dê này đã rút ra được bài học từ hai con dê qua cầu hôm trước nên chúng biết nhường nhịn nhau hơn. Một con dê nói với một con dê khác rằng nó sẽ ngồi xuống và cho con dê kia bước qua người nó. Con dê kia cũng đáp lại bằng lời cảm ơn và nói rằng lần sau nó sẽ là người ngồi xuống cho dê bước qua. Do đó chúng đều vượt qua chiếc cầu an toàn mà không hề xảy ra cuộc ẩu đả nào.

Xem thêm: Giải Thích Câu Ca Dao Nhiễu Điều Phủ Lấy Giá Gương

Bài học rút ra từ tác phẩm

Bài học về giá trị của sự nhường nhịn

Không phải ngẫu nhiên mà có những câu thơ:

“Nhẫn một chút sóng yên gió lặng

Lùi một bước biển rộng trời cao.”

Trong cuộc sống, giá trị của chữ nhẫn là vô cùng to lớn, đó là sự khởi đầu cho một bậc vĩ nhân. Vì vậy có rất nhiều truyện ngụ ngôn ra đời nhằm ca ngợi đức tính tốt đẹp này. Qua câu truyện hai con dê qua cầu chúng ta có thể thấy được nhường nhịn là không giành phần tốt đẹp, quyền lợi về cho bản thân, sẵn sàng nhận phần thiệt thòi về cho mình. Khi chúng ta biết nhường nhịn đó là lúc chúng ta nhận được hạnh phúc. Một lần cho đi là một lần nhận lại, dẫu biết rằng ta có thể nhận phần thiệt về mình, song nhẫn nhịn và biết cho đi không bao giờ là sai trái, sớm hay muộn ta cũng sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng cho tấm lòng biết hi sinh của mình.

Tìm hiểu thêm: Thiếu xót hay thiếu sót? Từ nào mới thật sự đúng chính tả

Bài Học Từ Truyện Ngụ Ngôn Dê Đen và Dê Trắng Qua Cầu

Xem thêm: Ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Cây Tre Trăm Đốt

Nhường nhịn cũng chính là biểu hiện của lòng nhân ái, sự quan tâm của ta giành cho mọi người. Cũng như con dê đã ngồi xuống và để con dê kia leo qua người mình để cả 2 có thể cùng đi qua cái cầu trong chuyện hai con dê qua cầu. Sống mà chỉ quen giành phần tốt đẹp về cho mình chắc chắn sẽ dẫn đến lối sống hẹp hòi, ích kỉ còn có thể dẫn đến ẩu đả nhau một cách khủng khiếp như dê trắng và dê đen vậy.

Nhường nhịn là biểu hiện cao nhất của sự hi sinh. Một con người chỉ thực sự trưởng thành khi họ không tranh giành mọi thứ thuộc về mình. Và bởi vậy khi hai con dê biết nhường nhau lối đi, cả hai đều đã thuận lợi qua cầu mà không trải qua bất cứ khó khăn nào. Điều đó chứng tỏ rằng nhường nhịn không phải là miễn cưỡng cho đi, mà là xuất phát từ tấm lòng và nhất định chúng ta sẽ được đền đáp xứng đáng .

Phê phán những kẻ ích kỉ tham lam, tư lợi.

Có một câu chuyện kể lại rằng, có hai vùng biển, một biển Hồ, một biển Chết. Biển hồ sau khi nhận nước từ vùng nước từ các miền lại phân phát nó cho những vùng khác, nên biển bao giờ cũng tràn đầy sức sống. Biển Chết sau khi nhận nước thì lại chỉ giữ cho riêng, kết quả nước biển trở nêm mặn chát, không sinh vật nào có thể sống sót. Điều đó chứng tỏ trong cuộc sống, không nên lúc nào cũng dành phần tốt về mình mà cũng nên trao đi và nghĩ cho những người khác. Sống mà chỉ quen giành phần tốt đẹp về cho mình chắc chắn sẽ dẫn đến lối sống hẹp hòi, ích kỉ còn có thể dẫn đến ẩu đả nhau một cách khủng khiếp như dê trắng và dê đen vậy, thậm chí có thể trả giá bằng tính mạng.

Bài Học Từ Truyện Ngụ Ngôn Dê Đen và Dê Trắng Qua Cầu

>>>>>Xem thêm: Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế – Ăn khế trả vàng

Truyện ngụ ngôn Dê đen và Dê trắng qua cầu đả kích mạnh mẽ những kẻ ích kỉ tham lam. Chẳng biết nhường nhịn cho ai sẽ chẳng bao giờ chiếm được tình cảm yêu thương quý mến từ mọi người hay nói cách khác là sẽ bị ghét bỏ. Tranh giành nhau là nguyên nhân của sự bất hòa, của việc gây gỗ, đánh nhau. Nếu ai cũng vì lợi ích của mình mà tranh giành, hãm hại lẫn nhau thì cuộc sống sẽ bất an.

Thật đáng buồn cho những ai cả đời chỉ biết nghĩ cho bản thân, không bao giờ biết nhường nhịn, ích kỉ tham lam muốn dành tất cả những gì tốt đẹp, tâm hồn của họ sẽ chết dần như nước trong biển chết mà thôi. Hãy làm một con người có một trái tim ấm nóng biết cảm thông, biết nhường nhịn. Một xã hội lành mạnh và văn minh sẽ không tồn tại sự tranh giành mà ở đó chỉ có sự sẻ chia và nhường nhịn.

Trong thực tế ta đã từng chứng kiến rất nhiều tấm gương tốt biết nhường nhịn người khác như những người nhường ghế cho người già, người khuyết tật. Đó là những người chúng ta cần học hỏi và tuyên dương.

Thảo Nguyên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *