Sơn Tùng, tên thật là Bùi Sơn Tùng (sinh năm 1928 tại Nghệ An, mất ngày 22 tháng 7 năm 2021 tại Hà Nội), là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa Việt Nam, trong đó nổi tiếng nhất là tiểu thuyết Búp sen xanh viết về cuộc đời Hồ Chí Minh. Sơn Tùng và là chiến sĩ, vừa là nhà văn, Sơn Tùng trực tiếp vào cuộc chiến anh hùng của nhân dân ta, dùng ngòi bút làm vũ khí để chiến đấu. Đặc biệt, nhà văn dành cả cuộc đời viết về Bác Hồ, với tất cả niềm yêu thương và trân trọng của một người con, một nhà văn, một người lính ưu tú. Sau đây là những tác phẩm xuất sắc nhất khi viết về Bác Hồ của nhà văn Sơn Tùng.
Bạn đang đọc: Những tác phẩm đặc sắc của nhà văn Sơn Tùng viết về Bác Hồ
1. Búp sen xanh
Búp sen xanh là tác phẩm nổi tiếng nhất của Sơn Tùng, cũng là tác phẩm xuất sắc nhất, viết về Bác thời niên thiếu theo cách rất riêng, vừa chân thật, lại có chút thêm thắt tài tình của nhà văn. Búp Sen Xanh là nơi tiểu thuyết và lịch sử đã gặp nhau và hoạ nên một giai đoạn trong cuộc đời người Cha già của dân tộc Việt Nam. Nơi ấy, có quê nhà xứ Nghệ, có làng Sen, có khung dệt của mẹ, có lời dạy của cha, có những người bạn và những kỷ niệm ấu thơ. Nơi ấy có xứ Huế mà trong cuộc sống nghèo khổ có trăn trở tuổi trẻ, về con người, về vận mệnh dân tộc, có mất mát và đau thương.
Tác phẩm thể hiện những phẩm chất sáng ngời của Bác Hồ ngay từ khi còn rất nhỏ tuổi, đã có tình yêu nước sâu sắc, thương dân, tài năng thiên phú cũng như được dự đoán là người có thể thay đổi vận mệnh nước nhà. Búp sen xanh hé mở những đoạn đời không ai biết của Bác Hồ,những góc nhìn khác về một người tuy tài năng nhưng cũng có một tuổi thơ bình thường như bao đứa trẻ khác.
2. Bông sen vàng
Bông sen vàng cũng là tác phẩm viết về thời niên thiếu của Bác Hồ, Nơi đây không có hình ảnh của những tòa nhà kính sang trọng lộng lẫy, lớp học khang trang, không một từ hoa mĩ nào miêu tả vẻ đẹp của những con người trong đó, cũng không kể về những vấn đề tình cảm tuổi mới lớn của một ai . Đó là một câu chuyện viết về quãng thời gian trưởng thành của một nhân cách cao đẹp : Hồ Chí Minh ! Cuốn sách kể về những cái đẹp dung dị của tình người, cuốn sách tái hiện một lát cắt lớn chân thực trong hành trình hình thành nên một nhân cách cao đẹp, sáng mãi trong lòng dân tộc Việt Nam.
Cuốn sách này có phần đau thương hơn, chủ yếu tập trung vào những quan điểm chính trị tác tộng đến tư tưởng của Hồ Chí Minh ngay khi còn nhỏ. Đọc ” Bông sen vàng ” ta hiểu thêm về tuổi thơ lắm thăng trầm của Bác : một gia đình lúc bình yên, êm ấm bên mâm cơm đạm bạc và sống trong sự quý mến của xóm giềng, lúc lại phải trải đầy biến cố, đau thương. Tác phẩm còn có sự xuất hiện của rất nhiều nhân vật lịch sử tác động đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước sau này của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành. Đẹp đẽ mà bi thương là những gì chúng ta thấy được ở thời niên thiếu của Bác Hồ.
3. Trái tim quả đất
Cuốn tiểu thuyết với nhân vật trung tâm là Bác Hồ được khắc họa chân thực hình tượng bậc danh nhân văn hoá kiệt xuất với một tâm hồn toả khắp quả đất của thế kỷ XX này. Hình tượng ấy được tái hiện trong một chiến dịch quân sự mà nhân vật trợ thủ của vĩ nhân là Đại tướng Võ Nguyên Giáp với lớp lớp “ Anh bộ đội Cụ Hồ” “Từ nhân dân mà ra” đã tiến bước trên con đường muôn dặm vì Độc lập Tự do.
Tìm hiểu thêm: Những cuốn sách Digital Marketing cho người mới bắt đầu
Song song với không khí tráng ca cuồn cuộn sục sôi, cuốn tiểu thuyết còn thổi vào tâm hồn người đọc làn hơi thở tình ca dịu dàng với mối tình chẳng hẹn mà nên của anh hàng binh người Angiêri với cô gái xinh đẹp ngươi dân tộc đầu nguồn Cao Bằng, mà lễ cưới của họ đã vinh dự được Bác Hồ đến dự… Tác phẩm nghiêng nhiều về yếu tố lịch sử, thông qua những khó khăn của cách mạng càng làm sàng ngời vẻ đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xem thêm: Review sách Trái tim quả đất – Những thước phim chân thật về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc
4. Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh
>>>>>Xem thêm: Bí Quyết Gây Dựng Cơ Nghiệp Bạc Tỷ – Adam Khoo Ebook
Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh tái hiện lại quãng thời gian Bác Hồ (khi đó tên là Nguyễn Tất Thành) đi từ Huế vô Nam, hành trình gian nan vượt đèo Cù Mông, Rù Rì, Đèo Cả và dừng chân dạy học ở trường Dục Thanh (tỉnh Phan Thiết) – trường học do những người yêu nước lập nên. Qua cuốn sách, độc giả sẽ cảm nhận rõ tâm tư, tình cảm của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành khi đất nước đang trong vòng nô lệ, trước nỗi đau đáu của cha “Nước mất! Nhà tan! Đi đi con. Tất Thành! Tất Thành…” Với vai trò khác là một thầy giáo, tuy nhiên, ngôi trường cùng sự yêu mến của học sinh nơi đây vẫn không giữ chân được con người hiền tài ra đi tìm đường cứu nước. Tác phẩm khắc họa hình ảnh của một người thầy được yêu mến hết mực.
Bác Hồ vốn là cảm hứng muôn đời của văn chương, dẫu có trải qua bao nhiêu năm tháng, các tác phẩm viết về Bác vẫn giữ vững được sự yêu mến của độc giả muôn đời.
Xem thêm:
Thảo Nguyên