Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Văn Thạc

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

Bạn đang đọc: Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Văn Thạc

(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

Cỏ sắc mà ấm quá, phải không em…

                                        Thanh Thảo

Đất nước chúng ta là một đất nước có nhiều bí ẩn, bí ẩn nhất là lịch sử kháng chiến trường kỳ của dân tộc, hiếm ai có thể tim ra đúng nguyên nhân vì sao chúng ta lại có thể chiến thắng mọi cường quốc hùng mạnh, sức mạnh của dân tộc vẫn mãi là một câu hỏi lớn. Bởi ta có thể tìm thấy nó ngay cả ở những con người bình dị, tầm thường nhất. Khi chiến tranh đến, những người lính, để lại tuổi 20 mươi phía sau, với tất cả những mơ mộng, lãng mạn để phục vụ và cống hiến sức trẻ cho tổ quốc. Trong những người con ưu tú của đất nước, đã mãi mãi nằm lại nơi đất mẹ, có tác giả, liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, người đã viết lại tuổi 20 cho cả một thế hệ anh hùng.

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Văn Thạc

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Nguyễn Văn Thạc

Nguyễn Văn Thạc sinh ngày 14 tháng 10 năm 1952 tại làng Bưởi, Hà Nội, là con thứ 10 trong 14 anh em của một gia đình thợ thủ công. Cha mẹ có xưởng dệt nhỏ, thuê người dệt áo len và áo sợi. Khi Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, cha mẹ ông phải bán rẻ hết nhà cửa, xưởng máy, để sơ tán về quê tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm. Hợp tác xã không có việc làm, nhà lại đông con nên tài sản gia đình nhanh chóng khánh kiệt. Bà mẹ Thạc phải đi cắt cỏ bán lấy tiền ăn. 

Khi gia đình đã sơ tán về quê ở Cổ Nhuế, Thạc học tại trường cấp III Yên Hoà B. Hằng ngày, anh phải đi bộ 4 cây số đến trường học; ngày nghỉ, thì đi bộ hàng chục cây số đến tận Thư viện Hà Nội để đọc sách. Tuy vất vả nhưng Thạc học giỏi đều tất cả các môn, đặc biệt là môn văn. Trong những năm học phổ thông, anh đã có nhiều tác phẩm văn, thơ được đăng trên các báo, được tuyển chọn in thành sách cùng với các tác phẩm của các tác giả thanh thiếu nhi khác như Trần Đăng Khoa, Hoàng Nhuận Cầm…

Trong khi chờ gọi nhập ngũ, Thạc đã xin thi và đỗ vào khoa Toán – Cơ của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Vừa học năm thứ nhất, ông vừa tự học thêm để hoàn thành chương trình năm thứ 2 và được nhà trường đồng ý cho lên học thẳng năm thứ 3.

Nhưng đó cũng là thời gian cuộc chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn mới. Chiến trường miền Nam ngày càng gay go và ác liệt. Hàng ngàn sinh viên các trường đại học phải tạm ngừng việc học tập để bổ sung lực lượng chiến đấu cho quân đội. Nguyễn Văn Thạc đã nhập ngũ ngày 6 tháng 9 năm 1971.

Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc là tấm gương tiêu biểu cho câu nói mỗi nghệ sĩ đều là một chiến sĩ, gác lại bút nghiên mà lên đường chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc. Ngày 6 tháng 9 năm 1971, cùng với 21 sinh viên của K15 Toán – Cơ (Đại học Tổng hợp) và nhiều sinh viên khác, anh gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam, sau đó, hi sinh tại chiến trường Quảng Trị. Nguyễn Văn Thạc ra đi khi ước mơ còn dang dở, chưa chứng kiến đất nước hoàn toàn giải phóng, bao hoài bão đành bỏ ngang, ông là minh chứng rõ ràng nhất cho tội ác của chiến tranh.

Tác phẩm “Mãi mãi tuổi hai mươi”

Cuốn nhật ký được bắt đầu viết ngày 2 tháng 10 năm 1971 và dừng lại với những dòng cuối cùng viết ở Ngã ba Đồng Lộc ngày 3 tháng 6 năm 1972 khi Nguyễn Văn Thạc quyết định gửi cuốn nhật ký về cho anh trai mình để tiếp tục hành quân vào chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị. Tác phẩm là những tư liệu vô giá về cuộc sống của người lính nơi chiến tranh, miêu tả những góc khuất trong tâm hồn con người, khắc họa vẻ đẹp vừa lãng mạn, tài hoa, lại vừa mạnh mẽ bất khuất. tác phẩm bao gồm  hàng trăm lá thư, cùng cuốn nhật ký dày 240 trang chép tay, của tác giả Nguyễn Văn Thạc mang tên “Chuyện đời”, về sau khi xuất bản được đổi thành tên “mãi mãi tuổi 20”. 

Tìm hiểu thêm: Những câu Thành ngữ – Tục ngữ hay về giáo dục

Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Văn Thạc

>>>>>Xem thêm: Nghệ thuật trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia

Cuốn sách chủ yếu là những câu chuyện xung quanh hành trình hành quân của đơn vị, và những ký ức về Hà Nội đẹp cổ kính. Cuốn nhật ký này không chỉ được viết bởi sự kiện, mà còn đan xen vào đó những ý nghĩ, suy nghĩ và đánh giá nhìn nhận bằng con mắt của người lính. Đọc “Mãi mãi tuổi hai mươi”, bạn sẽ thấy được một tình yêu đầy thơ mộng, trong sáng và mãnh liệt dù muôn trùng cách xa. Ở người con trai tên Thạc đó đã dành một tình yêu đầy mãnh liệt, trong sáng cho người con gái tên Như Anh. Những tình cảm đẹp đẽ nhưng đành phải bỏ sang một bên vì tình yêu đất nước vĩ đại.

Tác phẩm thể hiện tài năng của người viết, vào lúc nó xuất bản đã tạo nên tiếng vang lớn, bởi cái chân thành mà nó truyền tải, nhắc nhở chúng ta nhớ mãi về một thể hệ đã hi sinh tuổi hai mươi của mình để đổi lại tuổi trẻ cho cả một đất nước. Cuốn nhật ký ghi lại tương đối rõ nét cuộc sống, con người trong một giai đoạn chiến tranh lịch sử, giúp hiểu thêm về cuộc chiến đấu từ góc nhìn của những thanh niên sinh viên thời ấy.

Nguyễn Văn Thạc vừa là một nhà văn, vừa là một chiến sĩ, những gì ông cống hiến cho đất nước không chỉ đơn thuần là tác phẩm, mà còn là tuổi trẻ và tính mạng. Chỉ duy nhất một tác phẩm cũng đủ tạo tiếng vang trên văn đàn Việt Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *