Tôi hay gọi những lúc hoang mang, mệt mỏi và cảm thấy lạc lõng của bản thân là khoảnh khắc của những sự chơi vơi vì chẳng biết bản thân phải làm gì, chẳng biết mình muốn gì cho tương lai. Nhiều khi cũng cảm thấy khó hiểu sao lại có những khoảng thời gian như thế, hoàn toàn không thể kiểm soát được những thay đổi trong tâm lý của bản thân. Đọc “Anh là ai, tôi là ai” giúp tôi giải đáp được các thắc mắc này và cũng như là tự thấu hiểu bản thân nhiều hơn.
Bạn đang đọc: Review sách hay: Anh là ai, tôi là ai
“Anh là ai, tôi là ai” giống như là một lời giải đáp đầy nỗ lực trong việc giải quyết các mối quan hệ giữa cá nhân và thế giới xung quanh. Quyển sách thảo luận về các khía cạnh khác nhau của ý thức, các thái độ khác nhau mà tâm trí nhìn nhận về mọi việc trong cuộc sống và từ đó tạo thành một tâm lý của ý thức được xem xét từ góc độ hàn lâm. Khi thể hiện hệ thống các loại tính cách của con người, tác giả Jung không phụ thuộc quá nhiều vào dữ liệu khoa học hay các tính toán chi tiết từ những kinh nghiệm có được trong việc điều trị các bệnh thần kinh mà hoàn toàn là những suy luận và chia sẽ rút ra từ giao tiếp với mọi người ở mọi người ở cấp độ xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa bạn bè và kẻ thù. Và từ một phân tích bản chất tâm lý của chính mình, tác giả đã hoàn toàn thành công khi liên kết chủ đề này với các yếu tố khác như văn học, thẩm mỹ, tôn giáo và cả triết học. Các chương sách mở rộng đưa ra các mô tả chung về việc phân loại và các khái niệm tâm lý chủ chốt để độc giả có cái nhìn sâu sắc nhất về nền tảng bí mật của nhân cách.
Tìm hiểu thêm: Phố Nhà Thờ: Hành Trình Nhận Thức Bản Thân Và Lựa Chọn Sống Của Con Người
>>>>>Xem thêm: Sông Ngân Khi Tỏ Khi Mờ: Đem Cả Vũ Trụ Thu Vào Trang Giấy
Quyển sách đã thực sự truyền cảm hứng cho tôi để có thể thấu suốt bản thân và người khác nhiều hơn. Tôi tin rằng lịch sử thực sự của con người là lịch sử của sự tiến hóa về ý thức, đó không phải là ngày tháng và số liệu như chúng ta đã nghĩ. Và để hiểu các cấu trúc xã hội đòi hỏi một sự hiểu biết nhất định về sự phát triển tâm lý của con người. Phần lớn suy nghĩ siêu hình của con người qua các thời đại, là biểu hiện của một định hướng tâm lý chủ quan và đây cũng là lý do tại sao các học giả theo thuyết siêu hình qua các thời đại đã có những bất đồng lặp đi lặp lại và dường như không thể giải quyết được về các ý tưởng cơ bản. Jung đã có một so sánh rất hay giữa Schiller với nhà triết học tiền xã hội Heraclitus, trong đó các tác phẩm của cả hai người đều bày tỏ niềm tin vào nguyên tắc: mọi thứ đều trở nên mâu thuẫn với chính nó. Điều này phản ánh sự tương tác liên tục giữa các chức năng chi phối và triệt tiêu của tính cách. Ngoài ra, hướng nội và hướng ngoại đối với Jung không hoàn toàn có ý nghĩa giống như chúng hiểu theo cách hiểu phổ biến ngày nay. Không đơn giản là người hướng nội rất nhút nhát và người hướng ngoại thì thích hoạt động ngoài trời. Thay vào đó, người hướng nội nhận thức mọi thứ một cách chủ quan, trong đó họ đặt thế giới bên trong tính cách của họ và tránh xa thực tại bên ngoài, đồng thời, tiếp nhận thế giới bên ngoài theo cách riêng của bản thân trong khi người hướng ngoại gắn kết bản thân với những việc xung quanh và thế giới của những ý tưởng khách quan.
Trên thực tế, cuốn sách không chỉ là về tâm lý học mà còn giúp mọi người hiểu hơn về các quan niệm phát triển tâm lý của Jung hay đơn thuần chính là sức khỏe tâm lý mà chúng ta cần cải thiện qua từng ngày. “Anh là ai, tôi là ai” cũng là một cuộc khảo sát cho hành trình hình thành của các ý tưởng phân tích, về triết học ở phương Tây nhằm mang lại cái nhìn đa chiều của phân tâm học. Sự uyên bác của tác giả thể hiện qua từng trang sách, đặc biệt là trong việc đưa ra các lập luận của mình vô cùng thuyết phục và “thách thức” bạn đọc nhiều lần để nghiền ngẫm cả chiều rộng và chiều sâu của những lập luận mà Jung đã đưa ra
Theo BOOKISH SQUAD (Biệt Đội Mọt Sách)