“Hãy đọc lời ai điếu cho một nền văn học minh họa” – Nguyễn Minh Châu
Bạn đang đọc: Những tác phẩm hay nhất thời kỳ hậu chiến
Nhận xét về văn học thời kì cách mạng, Nguyễn Minh Châu đã có những nhận xét như thế. Song hành với cuộc chiến anh hùng của dân tộc, văn học tựa như một người đưa thư, truyền tải xuất sắc thông điệp về tình yêu nước cũng như cổ vũ cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi. Tuy nhiên, chính vì sứ mạng quan trọng của văn học thời kì này, trở thành vũ khí để đấu tranh, phần nào khiến cho những nhà văn mất đi giọng nói riêng của mình, đồng thời trở thành những vị “cán bộ” tuyên truyền. Tác phẩm đôi lúc trở thành những bài báo hô hào, ca ngợi, tô hồng hiện thực. Đó là lý do vì sao, khi kết thúc sứ mạng đặc biệt của mình, văn học trở về với cái tôi của nhà nhà văn, với cuộc sống đời thường nhỏ nhoi những nhiều thử thách, nhiểu khoảng trống để nhà văn khai thác. Có rất nhiều tác phẩm thời kì hậu chiến xuất sắc, phân tích sâu nội tâm của nhân vật.
1. Nỗi buồn chiến tranh
Nỗi buồn chiến tranh về cơ bản được chia làm bảy phần dựa trên các cách chia trang thống nhất trong cả bốn bản in (1990, 1991 và hai bản năm 2003). Tác phẩm không có cốt truyện, tình tiết rành mạch mà chỉ là những mảng hồi ức của nhân vật Kiên, một người lính của tiểu đoàn 27 độc lập hoạt động trên địa bàn B3 còn sống sót, về cuộc chiến tranh đẫm máu vừa qua và về mối tình với cô bạn học trường Bưởi tên là Phương. Kiên xuất thân từ một gia đình trí thức tiểu tư sản miền Bắc. Cha là họa sĩ nhưng tranh của ông lại bị người ta phê phán là thể hiện những chân dung ma quỷ. Mẹ Kiên, một đảng viên, bỏ cha từ lúc Kiên còn nhỏ để lấy chồng khác. Kiên biết rất ít về người chồng sau của mẹ, một nhà thơ tiền chiến về già. Kiên là sự kết hợp hoàn hảo giữa mẹ và cha: xung phong đi bộ đội ở tuổi mười bảy, khăng khăng chiến đấu, bỏ lại người yêu, cứng rắn và can đảm. Kiên đã xả thân làm người hùng, lao vào cuộc chiến để phục vụ sự nghiệp cứu nước.
Thế nhưng, con người là anh hùng trong thời chiến lại là kẻ thất bại trong đời thường. Kiên đã chiến thắng được bom đạn, cái chết và kẻ thù sừng sỏ nhất thế giới, nhưng không thể đối diện được những đời thường trong cuộc sống. Tác phẩm cho ta một cái nhìn khác về chiến tranh, về sức ủy diệt của nó cũng như sự ám ảnh kinh khủng của nó.
2. Chiếc thuyền ngoài xa
Chiếc thuyền ngoài xa là một câu chuyện gửi gắm nỗi niềm trăn trở giữa nghệ thuật và cuộc sống đạo đức. Phùng – một nhiếp ảnh đã đến vùng biển miền Trung để săn được những bức ảnh đẹp của thiên nhiên. Sau nhiều ngày chờ đợi, anh cũng đã có được bức ảnh đắt giá. Nhưng đằng sau bức ảnh ấy là một hiện thực mà Phùng phải suy ngẫm, người đàn bà bị chồng hành hạ và đánh đập nhưng lại không bỏ chồng vì cuộc sống của họ còn có nhiều điều người ngoài không thể biết được. Phùng nhận ra rằng luật pháp và chánh án cũng không thể giúp đỡ cuộc sống của người đàn bà này. Anh nhận ra giá trị sâu sắc về cuộc sống, rằng mình phải nhìn nhận sự vật nhiều chiều chứ không phải chỉ qua một cái nhìn đầy cảm quan từ vẻ bề ngoài của nó.
Tác phẩm đặt ra cái nhìn đa chiều về cuộc sống, văn học phải đi sâu tìm tòi, “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Đồng thời lên tiếng phê phán thứ nghệ thuật hời hợt, nông cạn, chưa đi sâu vào đời sống nội tâm của con người.
3. Thời xa vắng
Tìm hiểu thêm: Truyện tranh Nàng tiên Mưa
Thời xa vắng là một tiểu thuyết tiêu biểu trong đời viết văn của nhà văn Lê Lựu. tác phẩm ôm chứa một dung lượng lớn chặng đường lịch sử 30 năm oai hùng của dân tộc, từ buổi lập nước đến lúc giải phóng toàn bộ đất nước [cần dẫn nguồn]. lịch sử được khái quát bằng tiểu thuyết thông qua số phận của anh nông dân Giang Minh Sài: học giỏi, là niềm hy vọng, tự hào của cả gia đình và dòng họ.Nhưng cũng chính niềm tự hào đó cũng đã đặt lên vai cậu bé Sài một thứ áp lực vô hình, lúc nào cũng phải học phải làm theo những điều mà mọi người xung quanh cho là “tốt nhất”. Lấy vợ cũng phải do cha mẹ chọn, ngủ với vợ cũng vì để tránh cái án kỷ luật làm ô nhục danh tiếng gia đình…. Là một người lính với vẻ ngoài thô mộc, khô khan nhưng thục chất ben trong con người Sài lại là một người đang vùng vẫy với niềm khao khát được yêu, được sống với cảm xúc thực sự của mình.Hơn nữa tác phẩm còn có nhiều tầng nhiều lớp với nhưng trăn trở rất đáng suy ngẫm của tác giả.
4. Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Mượn câu chuyện dân gian, nhưng được phát triển dưới góc nhìn khác. Sự tích này là nguồn cảm hứng để Lưu Quang Vũ dựng nên vở kịch nổi tiếng cùng tên. Tuy nhiên ông đã viết thêm cái kết cho vở kịch của mình, một bi kịch. Vở kịch của ông mang đến một thông điệp: “Mọi thứ nên tuân theo quy luật của tự nhiên, mọi sự kháng cự với quy luật đều trở nên kệch cỡm”. Từ đó, hàng loạt những quan điểm nhân sinh, triết lí được đưa ra trong tác phẩm, không thể nào bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được.
5. Mảnh đất lắm người nhiều ma
>>>>>Xem thêm: Phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ từ con mắt của người đọc
Tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” ra đời năm 1988 đã mang lại cho nhà văn một tiếng vang lớn trên văn đàn với lối viết độc đáo theo khuynh hướng nhận thức lại. Bên cạnh đó, tác giả đã kế thừa, làm phong phú và khai thác sâu hơn giá trị văn học truyền thống và tiếp thu các yếu tố kỳ ảo, trào lộng, bi kịch trong kho tàng văn học quá khứ của dân tộc. Không chỉ có thế, “Mảnh đất lắm người nhiều ma” cũng đã tiếp thu tinh hoa văn học thế giới như các khuynh hướng, trào lưu lãng mạn, tượng trưng, siêu thực, phi lý,… tạo nên tính đa thanh, đa giọng điệu cùng sự đa dạng, độc đáo trong nghệ thuật trần thuật và cấu trúc tác phẩm
Văn học thời kì hậu chiến chủ yếu chú trọng vào đời sống nội tâm, những khó khăn của đời sống thường ngày, mở ra những khía cạnh khác nhau của cuộc sống với cái nhìn đa diện và chân thực hơn. Từ đó, văn học thực hiện chức năng thật sự của mình, không còn đóng khung trong khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn thời kì văn học cách mạng.
Thảo Nguyên