Các tác giả tác phẩm nổi bật trong phong trào thơ mới

Hoài Thanh, Hoài Chân  khi tổng kết phong trào thơ mới đã cho rằng: “Không thể hiểu theo cách định nghĩa của ông Phan Khôi. Thơ tự do chỉ là một phần nhỏ trong Thơ mới. Phong trào Thơ mới trước hết là một cuộc thí nghiệm táo bạo để định lại giá trị những khuôn phép xưa”

Bạn đang đọc: Các tác giả tác phẩm nổi bật trong phong trào thơ mới

Phong trào thơ mới là giai đoạn thăng hoa nhất trong lịch sử văn học Việt Nam với sự xuất hiện của hàng loạt những tên tuổi lớn. Đây là thời kì làm trỗi dậy sức sống thật sự của văn học với sự nhận thức cá nhân sâu sắc. Hàng loạt những cách tân táo bạo đã đưa văn học Việt Nam chạm đến đỉnh cao của nghệ thuật ngôn từ. Có thể nói phong trào thơ mới không đi ngược hay chối bỏ những cống hiến của thơ cũ, mà làm tăng hơn nữa những giá trị truyền thống tích cực. Đây cũng là thời kì chứng kiến sự nở rộ của các tác phẩm xuất sắc và các nhà thơ xuất chúng của nền văn học Việt Nam.

1. Xuân Diệu

Trong vườn hoa ngát hương của phong trào thơ mới, Xuân Diệu luôn là bông hoa rực rỡ nhất. Ở ông có cái hồn của một kẻ buồn rầu trước thời đại đảo điên, lại có cả cái rực rỡ của một trái tim luôn sôi nổi và nồng nhiệt. Xuân Diệu được nhận xét là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới bởi những cách tân vô cùng táo bạo về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Trước cách mạng tháng Tám, thơ Xuân Diệu thể hiện hai tâm trạng dường như trái ngược nhau: yêu đời, tha thiết với cuộc sông, đồng thời cũng rất chán nản, hoài nghi, cô đơn. Hai tâm trạng này có mối liên quan nhân quả với nhau. Hai tập thơ đầu tay là thơ thơ và gửi hương cho gió đã đem lại cho nền văn học nước nhà một đóng góp vô giá cho cuộc cách mạng thơ ca giai đoạn 1930-1945, thể hiện nhiều sự cách tân táo bạo. Tiếp thu phần tích cực của thơ tượng trưng Pháp với lí tưởng thẩm mĩ tiến bộ: Lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp,

Các tác giả tác phẩm nổi bật trong phong trào thơ mới

Xuân Diệu là một nhà thơ ám ảnh bởi thời gian, đồng thời có cảm thức về cá nhân sâu sắc. Ông tôn thờ những giá trị của con người, khát sống đến mạnh mẽ và luôn luôn thể hiện một năng lực tích cực dồi dào. Ông cũng là một nhà thơ tình xuất sắc với những bài thơ đã đi vào huyền thoại. Tác phẩm nổi bật nhất của ông chính là “Vội vàng”, một bài thơ thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của nhà thơ:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

 

Của ong bướm này đây tuần trăng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si.

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;

Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,

Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt…

Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

 

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Xem thêm: Những Bài Thơ Tình Hay Nhất Của Nhà Thơ Xuân Diệu

2. Hàn Mặc Tử

Hàn Mặc Tử là nhà thơ có một phong cách vô cùng đặc biệt, ông ám ảnh bởi các hình tượng máu – hồn – trăng. Một hồn thơ kì dị đến mức người ta nhận xét ông là nhà thơ điên. Đọc thơ Hàn thi sĩ ta bắt gặp một tâm hồn thiết tha yêu cuộc sống, yêu thiên cảnh, yêu con người đến khát khao, cháy bỏng; một khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn tột cùng. Một số bài thơ cuối đời của thi sĩ họ Hàn còn đan xen những hình ảnh ma quái – dấu ấn của sự đau đớn, giày vò về thể xác lẫn tâm hồn. Đó là sự khủng hoảng tinh thần, bế tắc và tuyệt vọng trước cuộc đời.

Các tác giả tác phẩm nổi bật trong phong trào thơ mới

Khát vọng sống và nỗi hận đời đan xen lẫn nhau, các tác phẩm của nhà thơ bao giờ cũng phảng phất nỗi buồn nhân thế. Cuộc đời Hàn Mặc Tử là một bi kịch, với Hàn Mặc Tử, nghệ thuật đi liền với bi kịch. Các tác phẩm của ông đều được chắt lọc từ chính máu và nước mắt của ông. Ngay cả những bài thơ vui nhất cũng phảng phất nỗi buồn. Đây là một hồn thơ kì lạ bậc nhất trong phong trào thơ mới, khó lý giải và dường như không thể tiếp cận. Tác phẩm nổi bật nhất của ông có thể kể đến bài “ Mùa xuân chín”:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

 

Gió theo lối gió, mây đường mây,

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,

Có chở trăng về kịp tối nay?

 

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra…

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

Xem thêm: Những bài thơ hay nhất của nhà thơ Hàn Mặc Tử

3. Chế Lan Viên

Chế Lan Viên có sự tương đồng về phong cách với Hàn Mặc Tử. Cả hai nhà thơ đều điên cuồng trong thế giới đầy ma quái mà mình tạo ra. Chế Lan Viên bị ám ảnh với những tháp Chàm, những “bóng ma sờ soạng dắt nhau đi”, khiến người đọc khi thưởng thức cũng phải rùng mình. Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa “trường thơ loạn”: “kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm”. Những tháp Chàm “điêu tàn” là một nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên. Qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị trong thơ Chế Lan Viên, ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.

Tìm hiểu thêm: Lời khuyên của bác Cú Mèo

Các tác giả tác phẩm nổi bật trong phong trào thơ mới

Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã “đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng”, và có những thay đổi rõ rệt. Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự. Tác phẩm nổi bật nhất của ông trong phong trào thơ mới có thể kể đến tác phẩm “ Xuân”:

Tôi có chờ đâu, có đợi đâu

Ðem chi xuân lại gợi thêm sầu?

– Với tôi, tất cả như vô nghĩa

Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!

 

Ai đâu trở lại mùa thu trước

Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?

Với của hoa tươi, muôn cánh rã

Về đây, đem chắn nẻo xuân sang!

 

Ai biết hồn tôi say mộng ảo

Ý thu góp lại cản tình xuân?

 

Có một người nghèo không biết Tết

Mang lì chiếc áo độ thu tàn!

 

Có đứa trẻ thơ không biết khóc

Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran!

 

Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ!

Một cánh chim thu lạc cuối ngàn

Xem thêm: Những bài thơ hay nhất của nhà thơ Chế Lan Viên

4. Huy Cận

Huy Cận là nhà thơ của nỗi sầu vạn kỉ, ông mang trong mình một nỗi buồn nhân thế sâu sắc. Tác phẩm của ông bài nào cũng chìm trong bể sầu, nỗi buôn lay lắt, héo mòn đi sức sống của con người. Nhìn đâu ông thấy nỗi buồn trong vạn vật, nỗi cô đơn đến cùng cực. Nhà thơ không bao giờ quên đi sự trống trải trong lòng mình, ám ảnh sự thoát ly hiện thực đến mãnh liệt. Mỗi bài thơ của Huy Cận đều mang một phong cách đặc biệt và có một điểm chung là hàm súc, triết lý. Ông là một đại biểu xuất sắc cho phong trào thơ mới với hồn thơ ảo não.

Các tác giả tác phẩm nổi bật trong phong trào thơ mới

Thơ ông là sự kết hợp giữa hài hòa giữa cổ điển và hiện đại, thơ cũ và thơ mới. Sử dụng những đặc trưng nghệ thuật của thơ cũ từ đó cách tân mang đậm phong cách của mình. Huy Cận xứng đáng là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Thơ ông  dằng dặc một nỗi buồn nhân thế, một nỗi đau đời. Nhà thơ đã gọi dậy cái hồn buồn của Ðông Á,…đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này (Hoài Thanh). Nỗi buồn như kết quả của quá trình lắng nghe tinh tế nhịp tuần hoàn vũ trụ và nỗi ngậm ngùi nhân gian. Ðó là tấm lòng …tủi nắng sầu mưa. Cùng đất nước mà nặng buồn sông núi. Tác phẩm hay nhất của ông chính là “Tràng giang”:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

 

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

 

Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

 

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Xem thêm: Những Bài Thơ Hay Và Nổi Tiếng Nhất Của Nhà Thơ Huy Cận

5. Nguyễn Bính

Khi các nhà thơ mới mải mê với những cách tân táo bạo, với đoạn tình mãnh liệt và cuộc sống ngổn ngang, Nguyễn Bính nhất quyết tìm cho mình một thế giới riêng biẹt, tìm về với những giá trị truyền thống còn phảng phất trong ca dao dân ca. Ông viết nhiều về tình yêu, tình yêu giản dị nơi thôn làng, nhẹ nhàng và chân chất. Nhưng ông viết nhiều hơn về nỗi buồn, đó là tâm trạng của một kẻ xưa cũ nhìn về quá khứ, chứng kiến những giá trị văn hóa truyền thống nay chỉ còn vang bóng. Đối với ông văn hóa truyền thống có thể là quá khứ, nhưng không là dĩ vãng.

Các tác giả tác phẩm nổi bật trong phong trào thơ mới

>>>>>Xem thêm: Truyện tranh Chú chim vô duyên

Thơ Nguyễn Bính thể hiện khát khao được phục dựng những giá trị đó một cách mãnh liệt, đồng thời thể hiện sự cảm thương tiếc nuối cho một nền văn hóa đang lụi tàn, có gào thét, cố níu giữ cũng không thể nào giữ nổi bước chảy vô tình của thời gian. Nguyễn Bính có đường đi khác hoàn toàn với những nhà thơ mới, không mai mê tìm cái lạ, chỉ một mực làm kẻ chân quê. Tác phẩm nổi bất của ông có thể kể đến “ Chân quê”, một tác phẩm thể hiện rõ bước nhảy của thời đại:

Hôm qua em đi tỉnh về

Đợi em ở mãi con đê đầu làng

Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi?

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

 

Nói ra sợ mất lòng em

Van em em hãy giữ nguyên quê mùa

Như hôm em đi lễ chùa

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh

Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê

Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

Phong trào thơ mới hoàn toàn là đỉnh cao của nghệ thuật, một thời gian ngắn nhưng nó đã phá tan những khuôn khép bó hẹp của nền văn học cũ, đánh dấu sự phát triển mới của văn học Việt Nam, thời kì của cái tôi cá nhân và nhận thức của bản thể.

Thảo Nguyên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *