Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Con đường thơ của Chế Lan Viên “trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ”, thậm chí có một thời gian dài im lặng (1945-1458).

Bạn đang đọc: Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa “trường thơ loạn”: “kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm”. Những tháp Chàm “điêu tàn” là một nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên. Qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị trong thơ Chế Lan Viên, ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.

Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên

Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã “đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng”, và có những thay đổi rõ rệt. “Tiếng hát con tàu” là một trong những bài thơ thể hiện rõ nhất sự thay đổi trong phong cách của ông. Cái hay được thể hiện ngay ở nhan đề và lời đề từ. 

Ý nghĩa nhan đề

Chế Lan Viên, đã từ “thung lũng đau thương” đi tới “cánh đồng vui”, từ cái tôi tuyệt đối đến cái ta rộng lớn. Nhà thơ đi tìm lại với cuộc sống của nhân dân, hòa mình trong hai tiếng đất nước. “Tiếng hát con tàu” thể hiện rõ nhất sự trở về đầy ngoạn mục ấy. Sự chuyển biến trong phong cách của ông được thể hiện ngay trong nhan đề bài thơ. Con tàu ở đây tượng trưng cho một cuộc hành trình. Đây là một con tàu trong tưởng tượng của nhà văn, điểm đến của nó là Tây Bắc – cái nôi của cách mạng Việt Nam. Không chở hành khách mà chở niềm đau đáu khôn nguôi của nhà thơ, chứa đựng tình yêu của nhân dân cả nước dành cho mảnh đất Tây Bắc nơi chứng kiến những bước đi đầu tiên của cách mạng Việt Nam.

Hình tượng “tiếng hát” tượng trưng cho niềm hân hoan, phấn khởi, vui tươi, tin yêu và tự hào. Đó là tiếng hát của một con người đang phấn chấn, đang khát khao hòa mình vào cuộc đời chung, cuộc sống của nhân dân, thể hiện lòng biết ơn đối với Đảng và nhà nước. Gắn “tiếng hát” với “con tàu” tạo thành nhan đề “Tiếng hát con tàu” để nói lên cảm hứng lãng mạn, niềm khao khát đi tới Tây Bắc, đi tới mọi miền xa xôi “vời vợi nghìn trùng” của Tổ quốc mà hiến dâng và phục vụ.

Như vậy nhan đề “tiếng hát con tàu” thể hiện sự ca ngợi đối với cuộc hành trình trở về với Tây Bắc, Cuộc hành trình lên Tây Bắc, cũng là cuộc hành trình về với nhân dân, về với Tổ quốc và về với cội nguồn của cảm hứng thi ca. Cho nên, Tiếng hát con tàu là bài ca về cuộc hành trình với ý nghĩa biểu tượng nhiều nghĩa như trên. Nhà thơ đã không còn đắm mình trong những tháp chàm, những sọ người hay tiếng thét đầy đau đớn và ám ảnh. Bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên mang tiếng reo vui của thời đại, là một lời khẳng định chắc chắn về nguồn cội của thơ, cũng như kêu gọi mọi người lên đường xây dựng đất nước trong thời đại mới:

Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp 

Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?

Tìm hiểu thêm: Truyện tranh Xe lu và xe ca

Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên

>>>>>Xem thêm: Đôi bạn đũa lệch – Truyện tranh VMonkey

Ý nghĩa lời đề từ

Trong bài thơ “Tiếng hát con tàu“, khổ thơ đề từ khái quát ý nghĩa của toàn bài:

“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc

Khi lòng ta đã hóa những con tàu,

Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát

Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?”.

Mở đầu khổ thơ là câu hỏi tu từ, đồng thời cũng là một lời khẳng định Tây Bắc không phải là một địa danh riêng biệt mà đã hòa vào hồn chung của đất nước. Tây Bắc là cách nói ẩn dụ cho cả đất nước, con tàu tượng trưng cho nhân dân. Nhà thơ khẳng định hành trình lên Tây Bắc không còn xa xôi khi lòng người đã hòa nhập vào cuộc sống của nhân dân, Chế Lan Viên đã thống nhất nhiều sự việc trong một biểu tượng: Con tàu – Tâm hồn ta – Tây Bắc – Tổ quốc – Nhân dân – Cội nguồn sáng tạo… để lôi cuốn độc giả. Đó là cuộc hành trình đưa cái tôi hòa nhập vào cái ta rộng lớn, như chính nhà thơ đã từng viết:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

Câu thơ: “Khi Tổ quốc bốn lên tiếng hát” thể hiện tiếng gọi nhân dân của Tổ quốc khi đất nước đang lâm nguy. Khi đất nước cần, nhà thơ sẵn sàng ra đi để hoàn thành nghĩa vụ với đất nước. Cuộc đời rộng lớn đã chuyển hóa vào cuộc đời cá nhân. Nhà thơ đã khẳng định tâm hồn mình đã hòa vào trong tâm hồn của đất nước: “ Tâm hôn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”. Tác giả như được quay về với những kỉ niệm đẹp đẽ, thắm thiết, trở thành ngọn nguồn của thơ ca chân chính. Có thể thấy, một sự thống nhất “hồn ta đã hóa những con tàu”, “tâm hồn ta là Tây Bắc”, một sự khẳng định đầy sắc son với vùng đất ấy, con tàu như mở hết tốc lực trong hành trình đến với nhân dân, với đất nước:

Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi?

Tình em đang mong, tình mẹ đang chờ

Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội

Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga

Quả thật, lời đề từ và nhan đề của bài thơ chính là nhãn tự, thể hiện chân thực và sát nét nhất nội dung nhà thơ muốn truyền tài. Đó vừa là lời ca ngợi cuộc hành trình đi và cống hiến cho đất nước, lời hát kêu gọi mọi người lên đường xây dựng tổ quốc, vừa là hành trình trở về với nhân dân, với đất nước – ngọn ngành của sự sống và hồn thơ thật sự.

Thảo Nguyên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *