Tiếng gà trưa – Âm vang từ miền kí ức

Võ Văn Trực đã từng nói: “Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả tình yêu. Chị không quanh co không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tư của chị. Thành thật, đây là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh”

Bạn đang đọc: Tiếng gà trưa – Âm vang từ miền kí ức

Tìm hiểu thêm: Câu tục ngữ Con giun xéo lắm cũng quằn có ý nghĩa là gì?

Tiếng gà trưa - Âm vang từ miền kí ức

>>>>>Xem thêm: Lời khuyên của bác Cú Mèo

Xuân Quỳnh là một nhà thơ có một tâm hồn nồng nhiệt ấm áp, nhà thơ luôn có cách biến những tác phẩm của mình trở nên gần gũi và ngập tràn cảm xúc suy tư. Xuân Quỳnh liên tục đi lại giữa hiện thực và quá khứ, giữa trắc trở và bình yên, giữa mộng ảo và thực tế. Vì vậy mà Xuân Quỳnh có một phong cách nghệ thuật rất đa dạng và phong phú. Người đọc không chỉ biết đến mảng thơ về tình yêu của nhà thơ, mà còn cả những tác phẩm viết về những kỉ niệm đẹp, triết lí sống cao đẹp. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đầy ắp kỉ niệm và cảm xúc của Xuân Quỳnh viết về tình bà cháu.

Âm thanh tiếng gà trưa trên đường hành quân

Mở đầu bài thơ là âm thanh quen thuộc của tiếng gà cục tác:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Không gian của đoạn thơ là trên đường hành quân, thời gian là buổi trưa, nhân vật trữ tình là chàng chiến sĩ. Với không gian và thời gian như vậy, con người ta dễ dàng xúc động trước những chuyển biến nhỏ nhất của cảnh vật, cũng dễ rung động trước kí ức. Tiếng gà được miêu tả một cách thật nhất không cầu kì nhằm diễn tả sự chân thành trong hồn người. Dừng chân ve đường, người chiến sĩ có cơ hội lắng nghe âm thanh của tuổi thơ. Bằng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cùng điệp từ nghe lặp lại nhiều lần, ba câu thơ dường như đã làm bật lên niềm xúc động, bồi hồi của nhân vật trữ tình lúc nghe thấy những âm thanh của tiếng gà trưa. Âm thanh của tiếng gà trưa đã làm vơi đi cái nắng, cái mệt nhọc, vất vả trên bước đường hành quân để rồi thay vào đấy là những kỉ niệm của tuổi thơ cứ thế gọi nhau ùa về.

Sự lan tỏa của âm thanh tăng dần, không phải chỉ không gian mà có tác động mạnh mẽ vào chiều sâu của tâm hồn. Tiếng gà lúc đầu chỉ xao động không gian, phá tan cái tĩnh lặng của trưa hè, nhưng càng về sau nó lại càng đi sâu vào kí ức của nhân vật trữ tình, và dường như hiện tại đã biến mất để nhường chỗ cho một đoạn kí ức tươi đẹp tưởng đã vắng bóng bấy lâu. Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại…. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ. Lưu Trọng Lư cũng từng có những câu thơ nói về tiếng gà thân thương:

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

Xao xác, gà trưa gáy não nùng,

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,

Chập chờn sống lại những ngày không.

Dường như tiếng gà trở thành một biểu tượng của tuổi thơ niên thiếu.

Tiếng gà – âm thanh của tuổi thơ

Những câu thơ tiếp theo, nhân vật gieo lòng mình vào buổi trưa vắng, khép lòng mình với hiện tại và quay ngược quá khứ để trở về với tuổi thơ, nơi tiếng gà trưa luôn vang vọng:

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng

Tuổi thơ mà Xuân Quỳnh miêu tả tràn ngập màu sắc, rực rỡ của nắng vàng trên bộ lông của những chú gà, ấm áp màu hồng của trứng. Trong bức tranh gà mà Xuân Quỳnh miêu tả rất đặc biệt, ê rơm vàng óng lăn lóc những quá trứng hồng, con gà mái mơ có bộ lông đan sen các màu trắng, đen, hồng… trứng nó giống hình hoa văn mà người nghệ sĩ tạo hình chấm phá. Ánh vàng rực rỡ của con gà mái vàng, lông óng lên như màu nắng, bà cùng cháu vừa tung những hạt cơm, hạt gạo cho lũ gà ăn, quan sát những chú gà xinh đẹp đang nhặt thóc quanh sân. Cháu cùng bà đếm từng chú gà trong vườn nhà.

Một vài nét kể về những chú gà thôi đã làm sống dậy cả một miền kí ức, kỉ niệm đẹp khôn nguôi, giản dị và đầm ấm. Những câu thơ mở ra ý thơ về tình bà cháu đẹp đẽ, bình yên nơi làng quê nghèo khổ nhưng chưa bao giờ thiếu thốn tình cảm:

Tiếng gà trưa

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp

 

Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới

Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh chúc bâu

Đi qua nghe sột soạt

Tiếng gà trưa được lặp đi lặp lại rất nhiều lần, vừa tạo được âm vang cho tác phẩm, vừa khẳng định hình ảnh biểu tượng của tiếng gà. Những hành động rất thường ngày lại được Xuân Quỳnh miêu tả vô cùng nghệ thuật và đậm chất trữ tình. Hình ảnh bà soi trứng trở về trong kí ức của người chiến sĩ, sống động và mạnh mẽ. Đàn gà không chỉ gắn liền với tinh thần mà còn mang giá trị kinh tế, cả một tương lai của cháu dựa vào những quả trứng bé nhỏ đấy. Đoạn thơ nghe giản dị mà thật gần gũi nhường nào, những chi tiết tác giả miêu tả gắn bó thân thuộc với quê hương làng xóm, hơn thế nó là những kỷ niệm không bao giờ phai nhạt trong tâm trí trẻ thơ. Nỗi lo của bà thật cảm động xiết bao, đàn gà kia sẽ bị chết nếu như sương muối giá lạnh và cháu bà lại chẳng được may áo mới.

Hình ảnh của những chú gà gắn liền với hình ảnh bà tảo tần sớm hôm, Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà thầm mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới. Hạnh phúc giản dị nhưng vô cùng thiêng liêng:

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiều hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Đó là cả một khoảng trời bình yên, đẹp đẽ, mà thân thuộc. Tình bà cháu luôn giản dị và bình yên như vậy. Trong “bếp lửa”, Bằng Việt cũng từng viết:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!

Tình bà cháu luôn là niềm cảm hứng muôn thuở cho các nhà thơ được truyền tải cảm xúc của mình. Dù là tiếng gà hay bếp lửa, đó cũng là những hình ảnh biểu tượng của tuổi thơ, làng quê Việt Nam.

Tiếng gà trưa gợi lên những suy tư

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

Tạm bước ra khỏi tuổi thơ bình yên, nhân vật trở về với hiện tại, với những suy tư trăn trở khi đất nước đang bốn bề giặc ngoại. Trong bài thơ có ba câu thơ rất hay ổ rơm hồng những trứng; giấc ngủ hồng sắc trứng; ổ trứng hồng tuổi thơ cả ba câu thơ đều nói về hạnh phúc tuổi thơ, hạnh phúc gia đình làng xóm. Màu hồng gợi nên đoạn kí ức đẹp nhất của đời người, chính đoạn kí ức đó trở thành động lực lớn nhất của người chiến sĩ. Khổ thơ cuối cùng khẳng định mục tiêu sống của nhân vật. Từ “vì” được điệp lại 3 lần để khẳng định lý tưởng chiến đấu của nhân vật, với phạm vi dần được thu hẹp lại Tổ quốc – xóm làng – bà – ổ trứng. Nhưng có thể nói tuổi thơ chính là khoảng không gian thời gian rộng lớn nhất của đời người, cũng là thứ tác động mạnh mẽ lên tâm hồn mỗi người. 

Sự thu hẹp phạm vi nhằm cụ thể hóa tình yêu nước, bài thơ bắt đầu bằng tiếng gà và kết thúc cũng bằng âm thanh ấy để mở rộng không gian trong bài. Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!

Tiếng gà trưa” là một bài thơ giản dị và ấm áp. Nó là lời tự sự của chính nhà thơ dành cho những tình cảm tốt đẹp của con người, những giá trị không bao giờ mất cũng không bao giờ phai tàn trong cuộc sống của mỗi người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *