Trung Quốc cùng với Ấn Độ là hai nền văn hóa lớn nhất phương đông. Đây là hai quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn tại khu vực châu Á, đặc biệt, cũng là nơi sản sinh ra các tôn giáo lớn, cũng như các tác giả lớn. Đặc biệt Trung Quốc, quê hương của những tác phẩm đồ sộ đã đặt những viên gạch đầu tiên cho sự phát triển của văn học Trung Quốc, và sau này, là vươn ra cả tầm châu lục. Trong đó, lịch sử văn học Trung Quốc trung đại ghi nhận những tác phẩm được cho là tuyệt tác, khắc họa được cả một nền văn hóa rộng lớn, và đặc biệt là độ phổ biến cực kì cao, được biết đến với cái tên Tứ đại danh tác.
Bạn đang đọc: “Tứ đại danh tác” – Bốn kiệt tác văn học cổ đại của Trung quốc
Tứ đại danh tác chỉ bốn tác phẩm văn học cổ điển được cho là danh tiếng nhất của Trung Quốc, xếp theo thứ tự thời gian xuất hiện: Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần
1. Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung
Truyện lấy bối cảnh vào thời suy vi của nhà Hán khi mà những hoàng đế cuối cùng của triều đại này quá tin dùng giới hoạn quan mà gạt bỏ những bề tôi trung trực. Triều chính ngày càng bê tha, hư nát, khiến kinh tế khủng hoảng và đời sống người dân trở nên cơ cực. Đến đời Hán Linh Đế, năm 184, loạn giặc Khăn Vàng nổ ra do Trương Giác, một người đã học được nhiều ma thuật và bùa phép chữa bệnh, cầm đầu. Sau đó là sự xuất hiện của ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi, cả ba người đều muốn dẹp loạn yên dân nên đã kết nghĩa với nhau ở vườn đào. Tác phẩm là cuộc nội chiến tranh giành quyền lực, chiến tranh loạn lạc giữa mười quân phiệt với hành vi tàn bạo, lộng quyền của Đổng Trác. Tiếp nối sau đó là thời kỳ tiền Xích Bích và hậu Xích Bích. Một trong những thành công lớn nhất của Tam quốc diễn nghĩa là tính chất quy mô, hoành tráng của cốt truyện và nhân vật.
Đây là một tác phẩm có những nhân vật lịch sử có thật, nhưng được tô vẽ bằng ngòi bút của văn học. Tuy nhiên, vì mức độ phổ biến quá rộng rãi, độc giả thậm chí coi bối cảnh của Tam quốc diễn nghĩa mới là lịch sử của Trung Quốc, có những nhân vật đã trở thành huyền thoại ngay cả khi chỉ hư cấu, ví dụ như Điêu Thuyền.
2. Thủy hử – Thi Nại Am
Tìm hiểu thêm: Những cuốn sách hay về triết học của Alain de Botton nên đọc
Thủy hử là tác phẩm nổi tiếng nhất của Thi Nại Am sáng tác dựa trên các câu chuyện truyền miệng trong dân gian đời Tống, Nguyên. Có giả thuyết cho rằng Thủy hử là do Thi Nại Am và La Quán Trung cùng sáng tác nhưng tính chính xác của giả thuyết ấy không cao. Sở dĩ có giả thuyết trên vì cuộc đời của Thi Nại Am và La Quán Trung có nhiều điểm giống nhau như đều sống trong khoảng thời gian cuối đời Nguyên, đầu đời Minh, đều từ quan về ở ẩn để chuyên tâm sáng tác văn học. Do nguyên bản Thủy Hử truyện đã không còn nên tác phẩm có rất nhiều phiên bản và dị bản, bản 70 hồi được coi là giống bản gốc nhất và nhiều bản trên 70 hồi. Thủy Hử cũng được dịch ra rất nhiều thứ tiếng thế giới trong đó có Việt Nam và nhiều lần được truyền hình Trung Quốc. Thi Nại Am miêu tả và khắc họa hình tượng các nhân vật anh hùng, hảo hán Lương Sơn bản tính cương trực, trung nghĩa, võ công cao cường, xả thân vì nghĩa như Võ Tòng đả hổ trên gò Cảnh Dương, Lỗ Trí Thâm với 3 đấm đánh chết tên vô lại ức hiếp dân lành, Lý Quỳ đau khổ khi mẹ gìa bị hổ ăn thịt trong lúc đi tìm nước uống, Lâm Sung giáo đầu của 80 vạn cấm quân,… Dưới ngòi bút của Thi Nại Am, những câu chuyện đầy éo le, cùng quẫn của từng nhân vật trong tác phẩm được ông xâu chuỗi lại, hết cầu thành một mạch thống nhất tạo sự lôi cuốn kéo người đọc từ hồi này sang hồi khác.
3. Tây Du ký – Ngô Thừa Ân
Đây hẳn là tác phẩm quen thuộc nhất với độc giả Việt Nam, gắn liền với tuổi thơ của mỗi người. Cho đến tận bây giờ, bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm này vẫn là một huyền thoại của điện ảnh. Tác phẩm kể về thầy trò Đường Tăng qua Tây trúc thỉnh kinh. heo ông là 3 đệ tử – một khỉ đá tên Tôn Ngộ Không, một yêu quái nửa người nửa lợn tên Trư Ngộ Năng và một thủy quái tên Sa Ngộ Tĩnh – họ đều đồng ý giúp ông thỉnh kinh để chuộc tội. Con ngựa Huyền Trang cưỡi cũng là một hoàng tử của Long Vương (Bạch Long Mã). Mang màu sắc tôn giáo, tuy nhiên, tác phẩm này lại để lại nhiều bài học đáng giá cho thế hệ sau. Bạch Long Mã: Ngựa tượng trưng cho xác thân. Sa Tăng: là tính cần cù, nhẫn nại. Sa Tăng phải nhọc nhằn gánh hành lý là lẽ ấy. Trư Bát Giới: là tính tham và dục, những tâm tính bản năng. Tôn Ngộ Không: tượng trưng cho trí, lý trí. Lý trí phải dẫn dắt, phải soi đường cho hành động. Đường Tăng: tượng trưng cho tình cảm con người: lòng từ bi, nhân hậu, bao dung, có quyết tâm tu hành vượt qua muôn vàn cám dỗ. Ngoài ra còn có tính phàm, u mê, nhu nhược, ba phải. Thực chất, đây đều là những tính cách tồn tại trong cùng một con người, cái nào nên giữ, cái nào nên bỏ do chúng ta tự quyết định, trong mỗi chúng ta đều có một cuộc chiến ngầm giữa thiện và ác, và bắt buộc ta phải tỉnh táo để không sa vào cám dỗ.
Tây du ký là tác phẩm mang nhiều biểu tượng, mỗi cuộc chiến với yêu ma đều tượng trưng cho cuộc chiến thật sự với một thói hư tật xấu nào đó. Mỗi hành động của Đường tăng đều mang một ý nghĩa riêng biệt, đây là một tác phẩm có nhiều điều cần bàn, về cả mặt văn hóa, tôn giáo, lẫn những giá trị nhân văn không thể phai mờ qua thời gian.
4. Hồng lâu mộng – Tào Tuyết Cần
Tác phẩm ra đời vào khoảng giữa thế kỉ XVIII, đời nhà Thanh, 80 hồi đầu do Tào Tuyết Cần viết, 40 hồi sau do Cao Ngạc viết thêm và soạn thành sách. Vì tác giả bản gốc mất trước khi tiểu thuyết hoàn thành, nên những nội dung kết thúc câu chuyện là bí ẩn, gây tò mò muốn khám phá của nhiều thế hệ độc giả, và nảy sinh Hồng học. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình duyên trắc trở giữa hai anh em con cô con cậu: Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc, từ đó mô tả cuộc sống nhiều mặt của một đại gia đình quý tộc đời Minh từ lúc cực thịnh cho đến lúc suy vi trong vòng tám năm. Tiểu thuyết mở đầu bằng một huyền thoại: Nữ Oa luyện đá ngũ sắc vá trời, luyện được năm vạn lẻ một viên. Viên linh thạch còn thừa được đưa về trời chăm sóc cây tiên Giáng Châu. Thần Anh và Giáng Châu duyên nợ, chịu ơn nhau nên phải đầu thai xuống hạ giới để “lấy hết nước mắt của đời ta để trả lại cho chàng”. Từ đó dẫn ra bao nhiêu oan gia phong lưu đều phải xuống trần để trả duyên nợ, sinh ra bao nhiêu chuyện sau này.
>>>>>Xem thêm: 12 cuốn sách ngắn hay và ý nghĩa về cuộc sống nên đọc
Hồng lâu mộng là sự thể hiện những tư tưởng của thời đại: tinh thần dân chủ, tinh thần phê phán đời sống xã hội phong kiến mục nát, phê phán những giáo điều cổ hủ đã ăn sâu bén rễ hàng ngàn năm, đòi tự do yêu đương và mưu cầu hạnh phúc, giải phóng cá tính, khao khát tự do bình đẳng, lý tưởng cho cuộc sống…
Tứ đại danh tác Trung Quốc xứng đáng là những tác phẩm cổ điển huyền thoại, có độ phổ biến cao, đặc biệt, với cốt truyện đồ sộ lại có giá trị nhân văn sâu sắc, các tác phẩm này trở thành niềm cảm hứng của các nhà văn sau này. Những tác phẩm này cho chúng ta cái nhìn khái quát về văn hóa Trung Quốc, cũng như bối cảnh lịch sử rộng lớn, tượng trưng cho cả một nền văn hóa Trung Hoa.
Xem thêm: