Truyện cổ tích thế tục Việt Nam hay và ý nghĩa nhất

Truyện cổ tích thế tục là một trong những thể loại của truyện cổ tích, xoay quanh những sự kiện đời sống thường ngày, hoạt động, sinh hoạt của người dân. Yếu tố thần kì vẫn có nhưng không đóng vai trò giải quyết xung đột, mâu thuẫn chính trong tác phẩm. Đây là thể loại gần gũi và dễ tiếp thu.

Bạn đang đọc: Truyện cổ tích thế tục Việt Nam hay và ý nghĩa nhất

1. Sự tích trầu cau

Ngày xưa có Tân và Lang là hai anh em ruột, dáng người và mặt mày giống nhau như đúc, chính người nhà cũng nhiều phen nhầm lẫn. Cha họ là một người cao to nhất trong vùng từng được vua Hùng triệu về Phong Châu ban thưởng và đặt tên là Cao. Từ đó gia đình lấy họ “Cao”.

Hai anh em lớn lên thì cha mẹ qua đời. Cả hai quyến luyến nhau không rời nửa bước. Người cha trước khi mất có gửi gắm Tân cho một đạo sĩ họ Lưu, Lang không chịu ở nhà một mình cũng cố xin cùng được học với anh. Đạo sĩ họ Lưu có cô con gái cùng lứa tuổi với họ.

Để biết ai là anh, ai là em, một hôm cô gái họ Lưu bày ra một mẹo nhỏ. Giữa lúc họ đang đói, nàng chỉ dọn cho họ một bát cháo với một đôi đũa. Đứng sau khe vách, nàng thấy người này nhường cháo cho người kia ăn nên cô biết đó là người anh.Tân và cô gái gặp gỡ và yêu nhau. Đạo sĩ họ Lưu vui lòng gả con cho Tân. Sau khi cưới, hai vợ chồng đến ở một ngôi nhà mới, có Lang ở chung.

Từ ngày lấy vợ, Tân không âu yếm em như trước nữa. Lang nghĩ anh “mê vợ quên ta” trong lòng chán nản buồn bực.

Một hôm Lang và Tân cùng lên nương đến tối mịt mới về. Lang về trước làm vợ Tân nhầm liền ôm chầm lấy, lúc đó Tân bước vào nhà và ghen em, hững hờ với Lang. Lang vừa giận vừa thẹn. Chàng bỏ nhà ra đi lúc trời mới mờ sáng, trong lòng bực bội. Mấy ngày đường, Lang tới bờ một con sông lớn nước chảy xiết. Lang quyết không chịu trở lại, cúi gục trên bờ, ôm mặt khóc. Chàng khóc mãi, khóc mãi, đến nỗi những con chim đi kiếm ăn khuya vẫn còn nghe tiếng nức nở. Sáng hôm sau, Lang hóa đá.

Truyện cổ tích thế tục Việt Nam hay và ý nghĩa nhất

Mãi sau vẫn không thấy em về, Tân bổ đi tìm không thấy tăm dạng. Biết là em bỏ đi vì giận mình, chàng hối hận. Hôm sau nữa, cũng không thấy về, Tân hoảng hốt để vợ lại nhà, cất bước đi tìm. Chàng đến bờ con sông thấy em đã hóa thành đá. Tân đứng bên cạnh hòn đá khóc mãi cho đến lúc chết và hóa thành một cây thân mọc thẳng lên trời, bên cạnh hòn đá.

Vợ Tân chờ mãi không thấy chồng về, cũng bỏ nhà đi tìm. Nàng cũng tới con sông khóc cạn cả nước mắt và chết hóa thành một cây dây quấn quanh lấy cây kia.

Đợi mãi không thấy ba người về, vợ chồng đạo sĩ nhờ mọi người chia nhau tìm kiếm. Trước hòn đá và hai cây lạ, họ dựng miếu thờ cả ba người trẻ tuổi ở ven sông. Nhân dân quanh vùng gọi là miếu “anh em hòa thuận, vợ chồng tiết nghĩa”.

Một năm nọ trời hạn hán rất dữ chỉ có hai cây mọc bên cạnh hòn đá trước miếu là vẫn xanh mượt. Mọi người cho là linh dị. Vua Hùng một hôm ngự giá qua xứ đó. Khi đi qua trước miếu, vua ngạc nhiên hỏi: -“Miếu này thờ vị thần nào? Mấy loại cây này ta chưa từng thấy bao giờ?”. Lạc tướng cho gọi mấy cụ già ở quanh vùng đến hỏi. Hùng Vương càng nghe, không ngăn được sự cảm động. Vua vạch lá trèo lên nhìn khắp mọi chỗ và sai một người trèo cây hái quả xuống nếm thử. Vị chát không có gì lạ. Nhưng khi nhai với lá cây dây thì một vị là lạ đến ở đầu lưỡi: nó vừa ngon ngọt, vừa thơm cay.

Tự nhiên có một viên quan hầu kêu lên: – “Trời ơi! Máu!”. Thì ra những bãi nhai quả và lá của hai thứ cây đó một khi nhổ xuống đá bỗng đỏ ối ra như máu. Vua sai lấy cả ba thứ nhai lẫn với nhau thì bỗng người thấy nóng bừng như có hơi men, môi đỏ tươi sắc mặt hồng hào tươi đẹp. Vua bảo:

– Thật là linh dị! Đúng là họ rồi! Tình yêu thương của họ thật là nồng nàn thắm đỏ.

Từ đó vua Hùng ra lệnh cho mọi nơi phải gây giống cho nhiều hai loại cây ấy, bắt buộc trai gái khi kết hôn thế nào cũng phải tìm cho được ba món: trầu, cau và vôi cho mọi người nhai nhai nhổ nhổ một tý để ghi nhớ tình yêu không bao giờ phai lạt. Từ đó dân Việt mới có tục ăn trầu.

Cho đến ngày nay, trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu việc giao hiếu, kết thân và cưới hỏi của người Việt. Thể hiện rõ tình cảm thắm thiết giữa những người thân trong gia đình.

Xem thêm: Sự tích Táo Quân

2. Sự tích hoa đào

Ngày xưa, ở phía Đông núi Sóc Sơn, có một cây hoa đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào sum suê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây hoa đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. 

Truyện cổ tích thế tục Việt Nam hay và ý nghĩa nhất

Vào thời điểm đó, quỷ dữ hay ma quái nào bén mảng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phạt của 2 vị thần linh này. Vì vậy, ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sợ luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành hoa đào là bỏ chạy xa bay.

Đến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái. Để ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành hoa đào về cắm trong lọ, ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quỷ. Sự tích về hoa đào cũng bắt nguồn từ đó.

Hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành hoa đào về cắm trong nhà để trừ ma quỷ. Tuy nhiên về sau, người ta quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này vì không còn tin vào ma quỷ, thần linh như tổ tiên ngày xưa.

Tìm hiểu thêm: Sự tích ve sầu rỗng ruột

Truyện cổ tích thế tục Việt Nam hay và ý nghĩa nhất

Ngày nay, cành đào tươi thắm vẫn xuất hiện trong mỗi ngôi nhà vào dịp Tết đến xuân về nhưng ý nghĩa của nó đã khác xa với tục lệ ngày xưa. Vẻ đẹp của nó đã mang lại sự ấm cúng cho mỗi nhà, gieo vào lòng mỗi người niềm vui, niềm tin yêu, hy vọng vào năm mới tốt đẹp.

Hoa đào là tượng trưng cho hi vọng của năm mới, mang đến mong muốn về một năm mới an lành, gặp nhiều may mắn. Vì vậy đào gắn liền với tết.

Xem thêm: Sự tích cây đào

3. Sự tích cây chổi

Ngày xưa ở trên cung điện nhà trời có một người đàn bà nấu ăn rất khéo tay. Bà chế những món bánh trái tuyệt phẩm, làm những thức ăn ngon đến nỗi chỉ nếm qua một miếng là không thể nào quên được. Cho nên Ngọc Hoàng thượng đế cho bà chuyên trông nom công việc nấu ăn cho mình ở thiên trù. Nhưng bà lại hay ăn vụng và tham lam.

Lệ nhà trời những người hầu hạ đều có thức ăn riêng, nhất thiết không được đụng chạm đến ngự thiện, dù là Ngọc Hoàng ăn thừa cũng vậy. Nhưng luật lệ đó không ngăn được những người đang sẵn thèm khát. Người đàn bà vẫn tìm đủ mọi cách để làm cho kho thức ăn của nhà Trời hao hụt.

Truyện cổ tích thế tục Việt Nam hay và ý nghĩa nhất

Tuy đã quá tuổi xuân, bà ta lại yêu một lão vốn chăn ngựa cho thiên đình. Đời sống của những người chăn ngựa thì ở cõi trời cũng như cõi đất đều cực khổ không kém gì nhau. Ông ta thích rượu và từ khi gặp người đàn bà này lại thèm ăn ngon. Bà ta say mê ông tưởng trên đời không còn có gì hơn được. Mỗi lúc thấy người đàn ông đó thèm thức ăn, đồ uống của nhà Trời, bà ta không ngần ngại gì cả. Đã nhiều phen bà lấy cắp rượu thịt trong thiên trù giấu đưa ra cho ông. Và cũng nhiều phen bà dắt ông lẻn vào kho rượu, mặc sức cho ông bí tỉ.

Một hôm, Ngọc Hoàng thượng đế mở tiệc đãi quần thần. Bà và các bạn nấu bếp khác làm việc tíu tít. Chỉ vào chập tối, các món ăn đã phải làm đầy đủ. Rồi khi ánh nguyệt của đêm rằm sáng lòa là mọi người bắt đầu vào tiệc. Nhưng giữa lúc cỗ đang bày lên mâm thì từ đàng xa, bà đã nghe tiếng lão chăn ngựa hát. Bà biết ông tìm mình. Bà lật đật ra đón và đưa giấu ông ta vào phía góc chạn. Bà đưa cho ông mấy chén rượu, thứ rượu ngon nhất của thiên tào rồi trở ra làm nốt mẻ bánh hạnh nhân.

Người đàn ông đó mới đi tắm ngựa ở bến sông về. Bưng lấy bát cơm hẩm, ông sực nhớ đến rượu thịt bây giờ chắc đang ê hề ở thiên trù, nên vội lẻn đến đây. Trong bóng tối, ông nuốt ực mấy chén rượu lấy làm khoái. Chén rượu quả ngon tuyệt, hơi men bốc lên làm ông choáng váng. Ông bỗng thèm một thức gì để đưa cay. Trong bóng tối, trên giá mâm đặt ở gần đó có biết bao là mỹ vị mùi thơm phưng phức. Đang đói sẵn, ông giở lồng bàn sờ soạng bốc lấy bốc để…

Khi những người lính hầu vô tình bưng mâm ngự thiện ra thì bát nào bát ấy đều như đã có người nào nếm trước. Ngọc Hoàng thượng đế vừa trông thấy không ngăn được cơn thịnh nộ. Tiếng quát tháo của Ngọc Hoàng dữ dội làm cho mọi người sợ hãi. Bữa tiệc vì thế mất vui.

Người đàn bà nấu bếp cúi đầu nhận tội. Và sau đó thì cả hai người cùng bị đày xuống trần, làm chổi để phải làm việc luôn tay không nghỉ và tìm thức ăn trong những rác rưởi dơ bẩn của trần gian. Đó là tội nặng nhất ở thiên đình.

Lâu về sau, thấy phạm nhân bày tỏ nông nỗi là phải làm khổ sai ngày này qua tháng khác không lúc nào ngơi tay, Ngọc Hoàng thương tình ra lệnh cho họ được nghỉ ba ngày trong một năm. Ba ngày đó là ba ngày Tết nguyên đán.

Bởi vậy đời sau trong dịp Tết nguyên đán, người ta có tục lệ kiêng không quét nhà. Người Việt Nam chúng ta có câu đố về cái chổi “Trong nhà có một bà hay la liếm” mô tả thần tình động tác quét nhà nhưng trong đó chắc còn có ngụ ý nhắc lại sự tích của cái chổi.

Câu chuyện phê phán thói tham ăn, khuyên chúng ta cần phải giữ phép lịch sự trong ăn uống. Mở rộng ra là phê phán thói hư tật xấu của con người, khi mà ham ăn được cho là một trong những tật xấu nhất của con người, cần phải loại bỏ. 

4. Sự tích hoa Ngọc Lan

Ngày xửa ngày xưa, tất cả các loài cây trên Trái Đất thuở ban đầu mới chỉ có lá mà chưa có hoa như bây giờ. Trời sai Thần Sắc Đẹp dùng bút vẽ muôn ngàn bông hoa khác nhau cho cây cối. Vâng mệnh trời, Thần Sắc Đẹp bay xuống trần gian, đi khắp nơi để vẽ hoa cho cây cối.

Truyện cổ tích thế tục Việt Nam hay và ý nghĩa nhất

>>>>>Xem thêm: Những Truyện Cổ Tích Về Tình Bạn Hay Và Ý Nghĩa Nhất

Vẽ xong, Thần ngắm lại vẫn chưa hài lòng. Thần muốn tặng các hương thơm lên các loài hoa Thần vừa vẽ. Ngặt một nỗi Thần không đủ hương để chia đều cho tất cả các loài hoa. Thần quyết định sẽ tặng làn hương quý báu này cho loài hoa nào có tấm lòng tốt nhất, thơm thảo nhất. Thần hỏi Hoa Hồng:

– Nếu có hương thơm thì nhà ngươi sẽ làm gì?

– Cháu sẽ nhờ chị gió mang tặng cho tất cả. – Hoa Hồng trả lời.

Thần Sắc Đẹp hài lòng, tặng ngay cho Hoa Hồng làn hương quý báu. Thần hỏi Hoa Sữa:

– Nếu có hương thơm thì nhà ngươi sẽ làm gì?

– Cháu sẽ tỏa ngát trong đêm để dù đêm tối đến đâu ai cũng nhận ra cháu. – Hoa Sữa trả lời.

Câu trả lời này không làm Thần Sắc Đẹp hài lòng lắm. Nhưng rồi Thần cũng ban tặng làn hương thơm cho Hoa Sữa. Gặp hàng Râm Bụt đỏ chót, Thần lại hỏi:

– Nếu có hương thơm thì nhà ngươi sẽ làm gì?

Hoa Râm Bụt loe cái miệng trả lời:

– Nếu có hương thơm thì ai cũng nể phục tôi. Cái đám hoa Dong Riềng kia không dám khoe sắc, đọ tài với tôi nữa.

Thần Sắc Đẹp lắc đầu, buồn rầu bỏ đi. Đi mãi, ban tặng gần hết bình hương thì Thần gặp hoa Ngọc Lan:

– Hỡi hoa Ngọc Lan bé nhỏ. Nếu ta ban cho nhà ngươi làn hương thơm còn lại kỳ diệu này thì nhà ngươi sẽ làm gì?

Hoa Ngọc Lan suy nghĩ một hồi. Thần Sắc Đẹp nhắc lại câu hỏi đến lần thứ ba hoa Ngọc Lan mới ngập ngừng trả lời:

– Cháu xin cảm ơn Thần Sắc Đẹp. Cháu thích lắm. Nhưng cháu không muốn nhận đâu.

Thần Sắc Đẹp ngạc nhiên hỏi:

– Loài hoa nào cũng muốn ta ban tặng. Tại sao nhà ngươi lại từ chối?

– Cháu muốn Thần đem phần hương này đến ban tặng cho loài Hoa Cỏ. Cháu còn được ở trên cao. Hoa Cỏ đã xấu xí lại còn bị giày xéo hàng ngày. Hoa Cỏ khổ lắm…

Nói đến đấy hoa Ngọc Lan òa khóc. Thần Sắc Đẹp vô cùng cảm động liền ban tặng cho hoa Ngọc Lan phần hương nhiều hơn các loài hoa khác.

Chính vì có tấm lòng thơm thảo mà từ đó hoa Ngọc Lan lúc nào cũng thơm ngát hương hơn hẳn các loài hoa khác.

Những truyện cổ tích thế tục rất gần gũi với đời sống thường ngày, chủ yếu nói về các sự tích ra đời, ít cao trào và mâu thuẫn cũng như dễ cảm thụ hơn. Thế giới cổ tích luôn phong phú và chứa đựng nhiều điều mới lạ mà không phải ai cũng biết.

Thảo Nguyên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *