Thuyền Và Biển – Lời Tự Sự Của Một Tình Yêu

Xuân Quỳnh, nữ thi sĩ của tình yêu lãng mạn trữ tình đã không ít lần làm lay động trái tim người đọc bằng những xúc cảm giản đơn nhất của người con gái khi yêu. Tình yêu trong Xuân Quỳnh vừa lãng mạn, vừa có đủ mãnh liệt cần có để khắc họa chi tiết tình yêu của những người con gái. “Thuyền và biển” là một trong những bài thơ tình hay của nhà thơ Xuân Quỳnh, đã nói hộ tấm lòng của tình yêu. Làm mọi trái tim dù cứng rắn nhất cũng phải gục ngã.

Bạn đang đọc: Thuyền Và Biển – Lời Tự Sự Của Một Tình Yêu

Thuyền Và Biển - Lời Tự Sự Của Một Tình Yêu

Lời thì thầm của tình yêu

Em sẽ kể anh nghe
Chuyện con thuyền và biển:

“Từ ngày nào chẳng biết
Thuyền nghe lời biển khơi
Cánh hải âu, sóng biếc
Đưa thuyền đi muôn nơi

Những câu thơ đầu tiên tựa như những lời thủ thỉ ngọt ngào của người con gái đang tâm sự với chàng trai, gợi mở về một câu chuyện lãng mạn. Bài thơ bắt đầu bằng hình tượng của thuyền và biển. Thuyền và biển là hai hình tượng sóng đôi với nhau, không thể tách rời, mang trong mình một vẻ đẹp trữ tình giản dị, đồng thời gắn kết chặt chẽ. Ca dao có câu:

Thuyền ơi có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền!

Xuân Diệu cũng đã từng có những câu thơ:

Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
Bờ cát dài phẳng lặng
Soi ánh nắng pha lê...

Điều đó chứng tỏ, biển và thuyền là những hình ảnh quen thuộc trong những bài thơ viết về tình yêu đôi lứa. Để rồi theo dòng thuyền biển, những câu chuyện của nhà thơ dần được hé lộ. Đó là câu chuyện của một tình yêu chung thủy “Từ ngày nào chẳng biết. Thuyền nghe lời biển khơi”. Câu thơ như một lời thú nhận bẽn lẽn, e ấp, rằng từ lâu em đã phải lòng anh, nguyện cùng anh xây dựng hạnh phúc lứa đôi. Không biết em đã yêu anh từ thời điểm nào, nhưng tình yêu đó là chân thật, là vĩnh cửu. Câu chuyện tình yêu tràn ngập hạnh phúc:

Cánh hải âu, sóng biếc
Đưa thuyền đi muôn nơi

Ta có thể thấy câu thơ ngập tràn tiếng sóng lòng, vỗ về trái tim nhỏ bé của người còn gái, ta nghe âm vang của biển cả rộng lớn, đang bảo vệ tình yêu của mình. Câu thơ hiện lên thật yên bình, êm ả như những cảm xúc ban đầu của tình yêu.

Như vậy, cứ một câu thơ nói về thuyền thì tương ứng là một lời thơ viết về biển. Sự song đôi này ngầm thể hiện sự gắn bó mật thiết không thể tách rời của hai hình tượng thuyền – biển. Đúng là chỉ có thuyền mới “xô sóng dậy” và sóng mới “đẩy thuyền lên”. Tình yêu tìm đến một không gian, thời gian lãng mạn:

Lòng thuyền nhiều khát vọng
Và tình biển bao la
Thuyền đi hoài không mỏi
Biển vẫn xa… còn xa

Câu thơ là lời khẳng định tình yêu vững bền giữa thuyền và biển, hình ảnh sóng đôi càng làm nổi bật hơn điều đó.

Những xúc cảm trong tình yêu

Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ

Thông thường, biển tượng trưng cho người con trai bởi sự mạnh mẽ của nó, song Xuân Quỳnh lại có sự đảo ngược, nhà thơ dùng hình ảnh biển để ẩn dụ cho người con gái, bởi biển cũng có sự dịu dàng, chân thật, đặc biệt có sự rộng lớn như chính tình yêu của nhà thơ. Bản thân Xuân Quỳnh cũng là một nhà thơ rất cá tính, điều này được thể hiện qua những bài thơ của bà:

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ (Sóng)

Biển bao la là thế mà nay ví như “cô gái nhỏ” bé bỏng, đáng yêu. Cô đang thầm thì gửi gắm tâm tư, ấp ôm “mạn thuyền sóng vỗ”. Lại bất chợt “vô cớ”: “Ào ạt xô thuyền”:

Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
(Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên?)

Đây là những cảm xúc rất thật khi yêu, mãnh mẽ và ồ át không thể dự đoán được phương hướng. Khi yêu con người ta chỉ tuân theo cảm xúc, để mặc mình cho tình yêu đưa lối. Cảm xúc đôi lứa vận động không ngừng nghỉ, không bao giờ có thể gói gọn trong một vài câu từ mà nó là cả một thế giới đầy sống động và đẹp đẽ. Tình yêu không phải ai cũng có thể miêu tả được nó, vậy mà Xuân Quỳnh đã làm rất tốt công việc đó.

Sự thấu hiểu và gắn bó của những người khi yêu

Đối với Xuân Quỳnh, tình yêu được định nghĩa bằng sự cảm thông, thấu hiểu và hi sinh:

Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu

Tình yêu tất yếu gắn liền với sự khao khát kiếm tìm, mong hiểu lòng nhau. Trong thơ, Xuân Quỳnh khéo léo tách từ “hiểu biết”, đồng thời Nhà thơ sử dụng hai lần điệp từ “chỉ có”, khẳng định đúng là chuyện này chỉ riêng của “thuyền và biển”, cũng là riêng “anh và em” chứ không một người thứ ba thấu hiểu. Đấy là cảm giác hãnh diện, tự tin trong tình yêu hai ta. Đó vừa là xúc cảm, vừa là khát vọng của mỗi người khi yêu. Hình ảnh thuyền và biển vẫn gắn liền với nhau tượng trưng cho tình yêu không thể tách rời. Trái tim Xuân Quỳnh ngày “Thuyền và biển” ra đời còn trẻ và mơ mộng lắm. Như một khao khát, một định mệnh Xuân Quỳnh trở thành thi sĩ của tình yêu, sống vì tình yêu. Có lẽ đó là cách cuộc đời bù đắp cho Xuân Quỳnh cũng có thể là cơ hội để Quỳnh có thể là chính mình. Yêu và khát khao, cuộc đời Xuân Quỳnh trở thành một cuộc hành trình đi tìm hạnh phúc. Với trái tim sôi nổi lúc bấy giờ Xuân Quỳnh khao khát một tình yêu lý tưởng, thuỷ chung, duy nhất và thấu hiểu đến trọn vẹn

Tìm hiểu thêm: Bến không chồng – Những mảnh đời đầy nước mắt thời kỳ hậu chiến

Thuyền Và Biển - Lời Tự Sự Của Một Tình Yêu

>>>>>Xem thêm: Ebook Bí Mật Tư Duy Triệu Phú – Tải PDF sách hay miễn phí

Những câu thơ cuối cùng là những lời chân thật của nhà thơ:

Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau – rạn vỡ

Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió”

Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố

Một lời khẳng định anh tựa như hơi thở, thiếu anh không khác già hoa thiếu nắng, cây thiếu nước cũng như vậy, trái tim em làm sao có thể đập nếu như bắt buộc phải sống thiếu anh? Một tình yêu trọn vẹn thủy chung, chân thành và không kém phần cao thượng. Chính vì thế, thuyền và biển đã làm say lòng những người yêu thơ trước và cho đến nay nó vẫn đủ sức làm xao xuyến những trái tim đang được hưởng cái thần tiên ban sơ của mối tình đầu, vẫn xúc động mọi tình nhân đang ấp ủ những khát mong luyến ái. Cũng như trong “sóng” từng viết:

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.

Bài thơ thực sự là một lời tự sự của tình yêu, đầy da diết và mãnh liệt, đã làm nổi bật được tình yêu rộng lớn và cao thượng của nhà thơ

Thảo Nguyên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *