Thiếu xót hay thiếu sót? Từ nào mới thật sự đúng chính tả

“Thiếu xót” hay “thiếu sót” là từ đúng chính tả, đây là thắc mắc của rất nhiều bạn. Nhiều người không phân biệt được đâu là từ đúng dẫn đến việc viết sai trong quá trình làm bài thi hay soạn thảo văn bản. Nếu bạn cũng đang phân vân giữa hai từ này, thì nhất định đừng bỏ qua bài viết sau. 

Bạn đang đọc: Thiếu xót hay thiếu sót? Từ nào mới thật sự đúng chính tả

Thiếu xót hay thiếu sót? Từ nào mới thật sự đúng chính tả

“Thiếu xót” hay “thiếu sót” là từ đúng chính tả tiếng Việt?

Thiếu sót có nghĩa là gì? 

Để hiểu rõ nghĩa từ “thiếu sót”, bạn phân tách chúng ra thành hai từ riêng biệt để dễ hiểu nghĩa hơn. 

  • “Thiếu”: nghĩa là bỏ quên, chưa hoàn thiện một điều gì đó, trống vắng, không được lấp đầy

  • “Sót”: nghĩa là bỏ sót, quên mất rằng cần phải tác động vào sự vật, hiện tượng để chúng trở nên đầy đủ hơn. 

  • Khi hai đơn vị ghép lại, ta được từ “thiếu sót” mang nghĩa bỏ quên, thất lạc sự vật, sự kiện nào đó dẫn tới trải nghiệm không trọn vẹn. 

    Thiếu xót có nghĩa là gì? 

    Trái với từ “thiếu sót”, từ “thiếu xót” lại có ý nghĩa khác; cũng giống phần phân tích nghĩa của từ “thiếu sót” bên trên, “thiếu” có nghĩa là bỏ quên, chưa hoàn thiện việc làm, sự việc nào đó. Còn “xót” là từ thường xuất hiện trong những từ như “thương xót, đau xót” – mang nghĩa tiếc nuối, đau lòng khi mất đi một điều gì đó, có thể là mất đi người thân hoặc một vật thân thiết nào đó. 

    Mặc dù hai từ “thiếu” và “xót” đều mang nghĩa riêng, nhưng khi ghép lại với nhau ta lại không tìm được điểm ý nghĩa chung. Trong từ điển tiếng Việt, từ “thiếu xót” không được ghi nhận là từ không có nghĩa. Cả trong văn nói và văn viết, chúng ta không được sử dụng từ này. 

    Thiếu sót là từ đúng chính tả, từ sai là từ thiếu xót

    Như phân tích trên, từ “thiếu sót” là một từ đúng chính tả tiếng Việt, được dùng trong cả văn nói và văn viết. 

    Thiếu xót hay thiếu sót? Từ nào mới thật sự đúng chính tả

    “Thiếu sót” là từ đúng chính tả mang nghĩa bỏ quên, thất lạc

    Ví dụ: 

    • Bài kiểm tra Toán của bạn An còn nhiều thiếu sót nên cô giáo không cho điểm tối đa. 
    • Những thiếu sót của cha mẹ trong nuôi dạy con cái sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của trẻ.
    • Trong khâu quản lý vẫn gặp phải một số thiếu sót, khiến công việc không đạt được mục tiêu đề ra.

    Phân biệt nghĩa của hai từ “sót” và “xót” 

    Hai từ “sót” và “xót” đều có nghĩa trong tiếng Việt. 

    • “Sót”: thể hiện sự thiếu sót, bỏ sót một vấn đề hoặc sự vật, sự việc nào đó khiến nó không thể hoàn thiện một cách tốt nhất. 
    • “Xót”: mang ý nghĩa đau thương, nỗi buồn và thường đi kèm với các từ như đau xót, xót xa, thương xót,… 
    • Hiểu được nghĩa của hai từ rồi, bạn nên chú ý để dùng cho đúng nhé! 

      Vì sao có sự sai sót giữa hai từ “thiếu sót” và “thiếu xót”? 

      Sự nhầm lẫn giữa “thiếu sót” hay “thiếu xót” là do sự phát âm của nhiều người ở các địa phương không có sự phân biệt giữa hai phụ âm đầu “s” và “x”, dẫn đến việc viết sai. Nhiều người khi phát âm “thiếu xót” vẫn được hiểu nghĩa như từ “thiếu sót” dẫn đến việc sai từ này. 

      Tìm hiểu thêm: Dolce là gì? Vì sao giới trẻ lại phát sốt rần rần khi nhắc đến Dolce?

      Thiếu xót hay thiếu sót? Từ nào mới thật sự đúng chính tả

      Sự nhầm lẫn giữa hai từ là do cách phát âm không phân biệt “s” hay “x”

      Một số cụm từ dễ gây nhầm lẫn giữa “sót” và “xót” 

      Trong từ ngữ tiếng Việt, có nhiều cặp từ đi kèm với “sót” hay “xót”, bạn tham khảo một số ví dụ dễ gây nhầm lẫn giữa hai từ này như sau: 

      • Sai sót hay sai xót => Đáp án: sai sót
      • Sót xa hay xót xa => Đáp án: xót xa
      • Bỏ sót hay bỏ xót => Đáp án: bỏ sót
      • Đau sót hay đau xót => Đáp án: đau xót. 
      • Trong các cặp từ sai giữa “sót” hay “xót”, chúng ta thường thấy đa phần mọi người rất dễ nhầm lẫn giữa “sai sót” và “sai xót”. Có người cho rằng “sai sót” là đúng chính tả nhưng có những ý kiến lại ngược lại “sai xót” mới là đúng. 

        Chúng ta cùng phân tích sâu vào hai từ “sai sót” và “sai xót”. 

        • “Sai sót” là những chuyện đi ngược với chuẩn mực nào đó gần như thiếu sót, sai lầm, mắc lỗi… Sai sót là từ đồng nghĩa với thiếu sót, bỏ sót. “Sai” là những hành động, lời nói, suy nghĩ không đúng, hay những lỗi, khuyết điểm xảy ra trong quá trình thực hiện. Còn “sót” là điều còn lại, những thứ bị bỏ qua giống với nghĩa của sót trong thiếu sót ở trên. Tóm lại “Sai sót” chính là những điều mà chúng ta làm không đúng với quy định, không hợp với chuẩn mực được đặt ra trước đó, dẫn đến những sai lầm trong công việc, trong học tập hay trong một việc gì đó. Trong tiếng Anh “sai sót” là “bug”.

        Thiếu xót hay thiếu sót? Từ nào mới thật sự đúng chính tả

        >>>>>Xem thêm: Tổng Hợp Những Nhận Định Văn Học Hay Nhất

        “Sai sót” là từ đúng còn “sai xót” là từ sai

        • “Sai xót” là một từ viết sai chính tả và không được sử dụng trong văn viết cũng như không có trong từ điển tiếng Việt. Nhưng trong văn nói người khác vẫn có thể hiểu được. Vì vậy, khi phát âm hai từ “sai sót” và “sai xót” gần như giống nhau.

        • Sau khi đọc bài viết trên, chắc chắn bạn đã phân biệt “thiếu xót” hay “thiếu sót” đâu là từ đúng chính tả rồi đúng không nào. Có thể tại mỗi địa phương, bạn phát âm sai nhưng người khác vẫn hiểu, tuy nhiên trong văn viết cần đến sự chính xác, chỉn chu và chuyên nghiệp thì chúng ta hãy cẩn thận trong cách dùng từ để tránh mất điểm trong công việc hay học tập.

          Xem thêm:

          n

          ?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *