Nếu là con chim, chiếc lá,
Bạn đang đọc: Tản văn: Sống là cho đi…
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?
Cho đi là triết lí sống đẹp, cuộc đời có mấy ai có thể sống mà không phải bỏ ra bất cứ điều gì. Cuộc sống khó khăn, thật giả lẫn lộn, muốn làm việc tốt cũng rất khó, nhưng có một chân lý dù đã trải qua bao nhiêu thời gian, bao nhiều thời đại cũng không bao giờ thay đổi, đó là sống là cho đi chứ không phải để nhận lại. Chỉ có trao đi yêu thương, mới có thể nhận được yêu thương chân thành. Một trái tim rộng mở thì bao giờ cũng là một trái tim hạnh phúc.
Tìm hiểu thêm: Trích Sách ”Tuổi Trẻ Hoang Dại”: Đại Học Có Phải Là Con Đường Duy Nhất?
>>>>>Xem thêm: Những lời dạy của Lão Tử – huyền thoại sống của Trung Quốc
Trao đi yêu thương, để nhận lại yêu thương…
Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em có biết không
Để gió cuốn đi
Giữa cuộc sống bộn bề lo toan, chúng ta rất cần những yêu thương và sẻ chia. Trao đi yêu thương dể nhận lại yêu thương là một quy luật trong cuộc sống. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi vì ”Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”. Bất cứ ai chúng ta gặp trong cuộc sống này đều là những người chúng ta nên gặp, bất cứ khó khăn thử thách nào cũng là những điều chúng ta nên trải qua, cớ sao cứ giữ mãi cho mình một khoảng trời hẹp, khi ngoài kia là cả một vũ trụ rộng lớn. Cho đi mà không đòi hỏi được nhận lại, cho đi mà không nuối tiếc, chúng ta mới nhận lại được yêu thương thật sự. Như con chim cho đi tiếng hót, đời trả lại nó là khoảng trời an yên, như bông hoa cho đi hương sắc, để nhận lại tấm lòng của những kẻ yêu cái đẹp. Con người cũng vậy, sống trên đời phải cho đi một thứ gì đó, chứ không thể cứ ích kỉ mà giữ riêng cho mình.
Cho và nhận phải luôn song hành với nhau trong cuộc sống, ta cho đi và ta cũng có quyền nhận lại. Cuộc sống luôn công bằng với tất cả chúng ta, ta cho đi tiền bạc ta nhận lại lòng kính trọng và biết ơn, ta cho đi nụ cười ta nhận lại nụ cười, ta cho đi lòng yêu thương ta nhận lại ấm áp. Cho đi không phải là khó nhưng cho đi phải thật lòng khi đó người nhận mới cảm thấy vui và thoải mái. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ từ giã sự sống, từ giã cuộc đời mà trở về với thế giới khác, thế giới không ai trong chúng ta có thể tưởng tượng được, ta không thể mang theo bất cứ thứ gì, ngoài trừ tình yêu thương của mọi người. Nhưng ta lại có thể để lại rất nhiều, trong đó, giá trị nhất là những gì chúng ta đã cho đi. Ai nói rằng cho đi là mất mát, đó là sự hi sinh cao cả, tấm lòng luôn muốn đem hạnh phúc cho những người khác, cho đi, ta mới có quyền đòi hỏi được nhận lại. Cuộc đời, đâu có chỗ cho những kẻ chỉ muốn nhận?
Cho đi – bí quyết để được hạnh phúc
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
Có một câu chuyện như thế này, trăm sông đều hướng về một biển, trăm suối đều hướng về một sông, tất cả nguồn nước trên thế giới này đều chảy về phía biển cả, nhưng không phải biển cả nào cũng rộng lớn. Biển chết cũng nhận nước từ sông suối đổ về, nhưng nó lại giữ cho riêng mình nó lượng nước đó mà không đưa ra đại dương rộng lớn, lâu ngày, lượng muối tích tụ càng lớn, không sinh vật nào có thể sống sót, cảnh vật tiêu điều. Vậy là Biển chết, ngoài sự chết chóc, chẳng còn gì. Trong khi đó, cũng là biển, Biển Hồ cũng nhận nước từ trăm sông, nhưng lại đem lượng nước đó hòa vào những vùng biển khác, dòng nước được lưu thông, sinh vật trăm miền đổ về, đây trở thành một vùng biển cả trù phú, đẹp đẽ, cuộc sống dần được hình thành và tràn đầy sự sống. Vì vậy, muốn tồn tại trường tồn, chỉ có thể là cho đi, muốn hạnh phúc thì cần đến sự hi sinh. Nếu bạn chưa hạnh phúc, nghĩa là bạn chưa cho đi, hoặc cho đi mà mưu cầu quá nhiều, hoặc cho đi có tính toán. Lòng người chỉ thanh thản khi trái tim đã thực sự rộng mở, cứ giữ mãi cho mình thì sự sống của mỗi người cũng chỉ như nước trong biển chết mà thôi.
Cũng cần nói rằng, trong dòng chảy cuộc sống, làm gì để nhân rộng những điều tốt đẹp trong mỗi con người và toàn xã hội là những trăn trở của bao người. “Nhân chi sơ tính bản thiện” – Cái thiện là cái nguyên thủy ngay từ đầu, là cái luôn tồn tại trong mỗi con người, vấn đề là bản thân mỗi cá nhân trong xã hội phải làm cho cái thiện ấy phát huy, nhân rộng hơn nữa. “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, để rồi “để gió cuốn đi” như trong bài hát “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Cho đi là cội nguồn của sức mạnh, là sự bắt đầu của hi sinh, và đọng lại bởi niềm hạnh phúc. Không nhiều người hiểu được cội nguồn thật sự của hạnh phúc chính là cho đi. Cuộc sống luôn tồn tại sự phân hóa giàu nghèo, cho đi chính là cách để cân bằng lại cuộc sống, trong thời đại còn có nhiều chuyển biến phức tạo, ảnh hưởng từ đại dịch càng cần hơn nữa những tấm lòng vàng, để có thể giúp đỡ nhiều hơn những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống này.
Thảo Nguyên